Nhìn chung, thị trường đang tiếp diễn nhịp hồi kỹ thuật (Bull-trap). Do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc thực hiện kế hoạch lướt sóng với tỷ trọng nhỏ trên các vị thế sẵn có nhằm hạ giá vốn, và chờ đợi nhịp Bull-trap kết thúc để đưa tỷ trọng về mức an toàn.
Thị trường có nhiều cơ hội để kiểm định lại đỉnh cũ
CTCK MB - MBS
Trong phiên ngày 29/4, nhịp hồi phục của thị trường đã xảy ra ở kịch bản thuận lợi, giảm trước tăng sau là diễn biến phù hợp để kiểm tra lượng hàng bắt đáy về tài khoản.
Thanh khoản thậm chí còn tăng so với 2 phiên tăng trước đó cho thấy nhà đầu tư đang có kỳ vọng nhịp phục hồi còn có thể kéo dài.
Dù thanh khoản vẫn ở thấp, nhưng dòng tiền lan tỏa tích cực hơn so với phiên trước đó với hơn 300 mã tăng điểm, các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, dầu khí… là động lực chính giúp thị trường duy trì đà tăng.
Chúng tôi cho rằng, thị trường thị trường sẽ tiếp tục duy trì đà tăng và dòng tiền có sự phân hóa trong các phiên sắp tới, đà tăng chậm lại và thanh khoản sẽ được cải thiện, thị trường có nhiều cơ hội để kiểm định lại đỉnh cũ.
Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên tăng điểm trở lại. Khối lượng giao dịch tuy có tăng so với phiên trước đó nhưng vẫn dưới mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý dòng tiền ở trạng thái thận trọng. Không những vậy, xu hướng chính vẫn là giảm, khi chỉ số duy trì đóng cửa dưới MA20, cùng với chùm MA 20, 50, 100 hướng xuống tiêu cực, cho thấy phiên tăng có thể chỉ nằm trong nhịp hồi kỹ thuật (Bull-trap).
Tuy nhiên, chỉ số giữ được đóng cửa trên MA5, cùng với RSI đi lên thoát khỏi vùng quá bán và MACD lấy lại được đà tăng, cho thấy nhịp hồi kỹ thuật đang tiếp diễn. Do đó, chỉ số có thể tiến lên thử thách ngưỡng tâm lý 1.400 điểm trong nhịp Bull-trap này.
Đối với sàn Hà Nội, HNX Index có diễn biến tương tự. Chỉ số tiếp tục tăng điểm và duy trì đóng cửa trên MA5, cho thấy đợt hồi phục đang mạnh lên và chỉ số có thể hướng lên thử thách ngưỡng tâm lý 400 điểm.
Nhìn chung, thị trường đang tiếp diễn nhịp hồi kỹ thuật (Bull-trap). Do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc thực hiện kế hoạch lướt sóng với tỷ trọng nhỏ trên các vị thế sẵn có nhằm hạ giá vốn, và chờ đợi nhịp Bull-trap kết thúc để đưa tỷ trọng về mức an toàn.
Duy trì các vị thế đã mở trong những phiên trước
CTCK KB Việt Nam - KBSV
Sau nhịp hồi phục khá tích cực từ đáy ngắn hạn, chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm gặp phải áp lực rung lắc từ vùng kháng cự gần quanh 1.36x điểm và xa hơn là 1.400 điểm.
Mặc dù vậy, vùng hỗ trợ đáng lưu ý quanh 1.320 (+/-10) điểm được kỳ vọng sẽ đóng vai trò điểm đỡ gần cho VN-Index và cơ hội mở rộng thêm đà hồi phục sau đó vẫn được đánh giá cao.
Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì các vị thế đã mở trong những phiên trước, tránh mua đuổi và có thể nâng thêm một phần tỷ trọng nếu chỉ số về lại vùng hỗ trợ đã đề cập.
Thị trường giảm tuần thứ tư liên tiếp với mức giảm nhẹ 0,9%, lực cầu gia tăng sau phiên giảm mạnh hôm thứ 2 (25/4) đã giúp chỉ số VN-Index hồi phục trong 3/4 phiên còn lại để kết tuần với mức giảm nhẹ. Tuy nhiên, thanh khoản lại có sự suy giảm nhưng trong bối cảnh trước kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày thì điều này là khá bình thường và đã xảy ra trước đó.
Sau bốn tuần giảm liên tiếp thì định giá của thị trường đã về mức tương đối hấp dẫn với P/E VN-Index khoảng 15 lần xấp xỉ mức trung bình 5 năm và P/E của VN30 là khoảng hơn 14 lần thậm chí còn thấp hơn mức trung bình 5 năm. Do đó, đây có thể coi là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn theo trường phái đầu tư giá trị.
Góc nhìn về phân tích kỹ thuật cũng đang ủng hộ cho việc thị trường hồi phục với việc VN-Index vẫn kết tuần được trên ngưỡng 1.350 điểm nên vẫn có khả năng chỉ số có thể đi tiếp sóng tăng 5 để hướng đến mục tiêu theo lý thuyết trong khoảng 1.530-1.550 điểm.
Rủi ro hiện tại có lẽ chỉ đến từ tâm lý nhà đầu tư với câu nói nổi tiếng được truyền tai trên thị trường "sell in may and go away". Tuy nhiên, với việc trong tháng 4, VN-Index đã giảm 8,4% thì SHS cho rằng, khả năng giảm tiếp trong tháng 5 là khó có thể xảy ra.
Do đó, trong tuần giao dịch tiếp theo 4/5-6/5, VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại để thu hẹp dần khoảng cách với mục tiêu tiếp theo của chỉ số là ngưỡng tâm lý 1.400 điểm.
Loại bỏ các cổ phiếu yếu trong phiên tăng
CTCK Tân Việt - TVSI
Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội này để tái cơ cấu lại danh mục theo hướng loại bỏ các cổ phiếu yếu trong phiên tăng và cơ cấu sang các cổ phiếu mạnh (có yếu tố cơ bản và xu hướng kỹ thuật tích cực) trong các phiên điều chỉnh.
Nếu nhìn nhận vấn đề từ triển vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp ngày càng ảm đạm và các chỉ số như lượng đặt hàng hoặc hàng tồn kho, có lẽ Fed sẽ không tăng lãi suất khiến thị trường phải lo ngại nhiều đến thế.
Giá tiêu dùng ở Hàn Quốc trong tháng Tư tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tỷ lệ tăng cao nhất kể từ tháng 10/2008, khi Hàn Quốc bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.