Cú sốc mới trên thị trường tài chính toàn cầu

Thứ ba, 03/05/2022 | 16:41 Theo dõi CFĐT trên

Bloomberg Economics ước tính rằng, các nhà hoạch định chính sách thuộc nhóm G7 sẽ thu hẹp bảng cân đối kế toán của họ khoảng 410 tỷ USD trong thời gian còn lại của năm 2022. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đây là một sự thay đổi đáng kể so với năm ngoái khi các Ngân hàng Trung ương bơm thêm 2,8 nghìn tỷ USD, nâng tổng mức tăng lên hơn 8 nghìn tỷ USD kể từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19. Làn sóng hỗ trợ tiền tệ này đã giúp nền kinh tế cũng như giá các loại tài sản vượt qua được giai đoạn ảm đạm của đại dịch Covid-19. 

Không giống như các chu kỳ thắt chặt trước đây khi Fed đơn độc trong việc thu hẹp bảng cân đối kế toán, lần này nhiều Ngân hàng Trung ương khác dự kiến ​​cũng sẽ có động thái tương tự.

Thế nhưng, theo quan điểm một số nhà phê bình, hành động trên là khá muộn khi lạm phát đã tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Tác động kép của việc thu hẹp bảng cân đối kế toán và lãi suất cao hơn làm tăng thêm thách thức chưa từng có đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine và dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc.

Chính sách thắt chặt định lượng, đối lập với nới lỏng định lượng mà các Ngân hàng Trung ương đã áp dụng trong thời kỳ đại dịch và đại suy thoái có thể sẽ khiến chi phí đi vay cao hơn và thanh khoản cạn kiệt.

Hiện tại, lợi suất trái phiếu tăng, giá cổ phiếu giảm và đồng USD mạnh hơn đang thắt chặt các điều kiện tài chính - trước khi Fed thúc đẩy tăng lãi suất bắt đầu có hiệu lực.

Xem thêm: ECB mong muốn tăng lãi suất và chấm dứt kế hoạch mua trái phiếu

Alicia Garcia Herrero - Nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Natixis SA và cũng từng làm việc cho Ngân hàng Trung ương Châu  u và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết: “Đây là một cú sốc tài chính lớn đối với thế giới, tính thanh khoản của đồng USD và sự tăng giá của đồng USD”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Fed dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách trong ngày 3 - 4/5 và các cuộc họp tới. Bên cạnh đó, các nhà phân tích dự báo khoảng 250 điểm cơ bản sẽ được thắt chặt từ nay đến cuối năm. Các quan chức cũng dự kiến ​​sẽ bắt đầu cắt giảm bảng cân đối kế toán với tốc độ tối đa là 95 tỷ USD/tháng, tốc độ thay đổi nhanh hơn so với dự kiến hồi đầu năm.

Vào năm 2013, các kế hoạch trong bảng cân đối kế toán của Fed đã khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên và gây ra một giai đoạn hỗn loạn tài chính và được gọi là hiện tượng taper tantrum.

Tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán của Fed dự kiến ​​sẽ nhanh hơn gần gấp đôi so với năm 2017 - thời điểm cơ quan này cắt giảm lượng tài sản nắm giữ lần cuối.

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đưa ra tín hiệu rằng họ sẽ kết thúc chương trình nới lỏng định lượng vào quý III/2022. 

Đối với Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), cơ quan này đã bắt đầu hẹp bảng cân đối kế toán của mình bằng cách kết thúc các khoản tái đầu tư trái phiếu Chính phủ vào tháng 2 vừa qua.

Xem thêm: Trung Quốc sẽ ra sao nếu lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng?

Trong khi đó, giới đầu tư đang lo sợ khi thanh khoản bị rút khỏi thị trường trái phiếu vốn đã dồi dào lượng tiền của Ngân hàng Trung ương trong khoảng thời gian kéo dài từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Các thị trường như nhà ở và tiền điện tử tăng vọt trong những năm gần đây với khoản tiền dễ dãi sẽ phải đối mặt với thử thách khi tính thanh khoản thắt chặt.

Chris Iggo - Giám đốc đầu tư của Axa Investment Managers cho biết, đây là thời điểm thích hợp để mua trái phiếu như một biện pháp bảo vệ an toàn trong trường hợp cổ phiếu phản ứng xấu với chương trình thắt chặt định lượng và lãi suất cao hơn.

“Cổ phiếu có xu hướng tồi tệ hơn khi nền kinh tế xấu đi và lợi nhuận bị cắt giảm. Trên dòng thời gian đó, chúng ta chưa có mặt. Nhưng việc tăng thu nhập cố định một cách từ từ khi lợi suất tăng cao hơn cuối cùng sẽ tạo ra một hàng rào hiệu quả hơn trong danh mục đầu tư nhiều tài sản khi và nếu lợi nhuận từ cổ phiếu chuyển sang tiêu cực hơn”.

Gene Tannuzzo, người đứng đầu toàn cầu về thu nhập cố định tại Columbia Threadneedle Investments cho biết, sự kết hợp giữa thắt chặt định lượng, lãi suất ngắn hạn tăng, đồng đô la mạnh, giá hàng hóa cao hơn và sự thu hẹp tài khóa của Mỹ khiến Mỹ và thế giới gặp phải một thách thức lớn.

Xem thêm: Ukraine đề nghị G7 và IMF hỗ trợ tài chính 50 tỷ USD

Hoàng Tuấn (Theo Japan Times)
Theo VnMedia.vn Copy
Giá vàng SJC giảm sâu theo thế giới

Giá vàng SJC giảm sâu theo thế giới

Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đà đi xuống của thế giới, giá vàng trong nước sáng nay (3/5) được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm khoảng 250 nghìn đồng/lượng. Hiện giá SJC bán ra vẫn duy trì ở mức trên 70 triệu đồng/lượng.
Nhà đầu tư F0 bị “đạp ngã dúi dụi”, chứng khoán lao dốc: Bộ Tài chính nói gì?

Nhà đầu tư F0 bị “đạp ngã dúi dụi”, chứng khoán lao dốc: Bộ Tài chính nói gì?

Nhiều nhà đầu tư cho rằng, không hiểu điều gì đang xảy ra trên thị trường chứng khoán khi các nhà đầu tư F0 khi bị “đạp ngã dúi dụi” trong những phiên lao dốc của thị trường chứng khoán (TTCK) thời gian qua.
Báo cáo chiến lược “Thị trường tháng 5: Đã tới thời điểm giải ngân?” của CTCK VnDirect có nhiều điểm cần quan tâm

Báo cáo chiến lược “Thị trường tháng 5: Đã tới thời điểm giải ngân?” của CTCK VnDirect có nhiều điểm cần quan tâm

Thị trường bị bán tháo gần đây đến từ một số nguyên nhân như tâm lý thị trường tiêu cực sau khi một số lãnh đạo tập đoàn lớn vướng vòng lao lý; lạm phát gia tăng và đứt gãy chuỗi cung ứng; áp lực giải chấp “margin” lớn.
Ngày mai (4/5), giá xăng có thể tăng

Ngày mai (4/5), giá xăng có thể tăng

Theo dự báo, trong kỳ điều hành xăng dầu ngày mai (4/5), giá xăng dự báo sẽ tăng khoảng 400 - 600 đồng/lít và và giá dầu cũng điều chỉnh cộng khoảng gần 200 - 300 đồng/lít.
Đức tuyên bố sẵn sàng cấm dầu Nga

Đức tuyên bố sẵn sàng cấm dầu Nga

Hai bộ trưởng Đức cho biết nước này sẵn sàng ủng hộ EU áp lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga ngay lập tức.
Doanh nghiệp gặp khó khi lập hóa đơn riêng để được giảm thuế: Bộ Tài chính lên tiếng

Doanh nghiệp gặp khó khi lập hóa đơn riêng để được giảm thuế: Bộ Tài chính lên tiếng

Hiện nay Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP được gộp vào Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP theo thủ tục rút gọn.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp