Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, ngân hàng này muốn kết thúc kế hoạch mua trái phiếu của họ sớm nhất có thể và tăng lãi suất ngay trong tháng 7.
Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, ngân hàng này muốn kết thúc kế hoạch mua trái phiếu của họ sớm nhất có thể và tăng lãi suất ngay trong tháng 7.
ECB đã loại bỏ các gói kích thích kinh tế với tốc độ chậm nhất có thể trong năm nay. Thế nhưng, tình trạng lạm phát tiếp tục tăng cao hiện đang gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách của Eurozone buộc họ phải kết thúc quá trình thử nghiệm kéo dài gần 1 thập kỷ với các chính sách hỗ trợ khác thường.
Trở ngại lớn tính đến thời điểm hiện tại là các dự báo dài hạn vẫn cho thấy lạm phát giảm xuống dưới chỉ tiêu của ECB là 2%, trong khi nhiều ước tính mới cho thấy lạm phát năm 2024 thậm chí sẽ vượt con số 2%.
Theo một nguồn tin ẩn danh: “Lạm phát chỉ là hơn 2% nên theo cách hiểu của tôi, tất cả các tiêu chí để tăng lãi suất hiện đã được đáp ứng”.
Bên cạnh đó, các thành viên Hội đồng thống đốc từ lâu đã chỉ trích ECB vì đã đánh giá thấp tình trạng lạm phát, vốn đã đạt 7,5% vào tháng trước và họ coi dự báo mới là một bước thừa nhận thực tế.
Hiện vẫn chưa có đề xuất chính sách nào được đưa ra và từ nay đến cuộc họp tiếp theo của Ngân hàng Trung ương châu Âu vào ngày 9/6 vẫn còn hơn một tháng nữa.
Xem thêm: ECB giữ nguyên lãi suất bất chấp lạm phát cao kỷ lục
Hôm 22/4 vừa qua, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết hoạt động mua trái phiếu nên kết thúc sớm vào quý III và khả năng cơ quan này sẽ tăng lãi suất trong năm nay.
Ngoài ra, theo các nguồn tin giấu tên, họ cho rằng ECB sẽ tiến hành ít nhất 2 đợt tăng lãi suất trong năm 2022. Ngược lại, một số người khác chia sẻ quan điểm rằng, việc nâng lãi suất sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng mà thị trường có thể "tiêu hóa" các động thái đó.
Lãi suất ước tăng khoảng 85 điểm cơ bản trong năm nay và với hơn 3 đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, lãi suất huy động sẽ tăng từ mức -0,5% và lần đầu tiên trở lại mức dương kể từ năm 2014.
Với việc tung ra các gói kích thích kinh tế kéo dài, Ngân hàng Trung ương châu Âu lâu nay lập luận rằng đó chỉ đơn thuần là bình thường hóa chính sách, là một khái niệm không xác định và không có các tham số thiết lập.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách nói rằng, bình thường hóa có nghĩa là quay trở lại mức lãi suất trung lập, không kích thích hoặc kìm hãm tăng trưởng.
Hơn nữa, họ sẽ đẩy lãi suất lên ngưỡng từ 1% đến 1,25%, cao hơn 150 đến 175 điểm cơ bản so với mức lãi suất hiện tại.
Một nguồn tin khác nhận định: “Mức tăng trên sẽ được coi là hợp lý nếu được Ngân hàng Trung ương châu Âu tiến hành vào cuối năm 2023”.
Tuy nhiên, lãi suất chỉ có thể tăng khi Ngân hàng Trung ương châu Âu chấm dứt việc mua trái phiếu, điều này có nghĩa là ECB sẽ nâng lãi suất vào cuộc họp diễn ra ngày 21/7.
Lần gần nhất mà ECB tăng lãi suất là vào năm 2011 - thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, một động thái được nhiều người cho rằng là sai lầm chính sách lớn nhất của cơ quan này cho đến nay.
Trong khi đó, tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dự kiến sẽ mạnh tay siết chặt chính sách tiền tệ hơn nữa. Mỹ dự kiến tăng lãi suất thêm 250 điểm cơ bản trong năm nay với vài đợt tăng 50 điểm cơ bản trong một số cuộc họp chính sách.
Thế nhưng, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu cho rằng lộ trình tăng lãi suất của Mỹ có thể đã thay đổi hoàn toàn sau khi Nga tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine kể từ cuối tháng 2.
Xem thêm: ECB: Căng thẳng tại Ukraine có thể ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Eurozone