Hành trình thăng trầm của Didi - ứng dụng gọi xe lớn nhất Trung Quốc

Thứ sáu, 24/09/2021 | 11:22 Theo dõi CFĐT trên
Hành trình thăng trầm của ứng dụng gọi xe lớn nhất Trung Quốc Didi (Ảnh: CNN)
Hành trình thăng trầm của ứng dụng gọi xe lớn nhất Trung Quốc Didi (Ảnh: CNN)

Cheng Wei đã xây dựng ứng dụng gọi xe Didi và đã đánh bại Uber tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc chơi mạo hiểm của Didi để mở rộng thị trường với đỉnh điểm là kế hoạch IPO vào mùa hè năm nay đã thất bại và khiến công ty gặp rắc rối với Chính phủ. 

Giờ đây, người sáng lập và CEO của công ty phải đối mặt với một bài toán cân bằng khó khăn: Làm thế nào để xoa dịu các cơ quan quản lý trong và ngoài nước, đồng thời chống lại sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.

Ở độ tuổi 38 tuổi, Cheng Wei được coi là nhà lãnh đạo trẻ nhất của một công ty công nghệ lớn tại Trung Quốc. Sau 9 năm vật lộn trên thương trường, Cheng đã giúp Didi có 160 triệu người dùng mỗi tháng trong quý 1/2021, gần gấp đôi lượng người dùng Uber trên thế giới.

Tuy nhiên, gã khổng lồ trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ gọi xe này hiện đang ở trong tình trạng bấp bênh. Cổ phiếu của công ty đã giảm hơn 40% kể từ khi các cơ quan quản lý bắt đầu có hành động nhằm vào doanh nghiệp, giá trị thị trường của Didi bốc hơi khoảng 34 tỷ USD.

Đầu mùa hè 2021, Trung Quốc đã cấm Didi khỏi các cửa hàng ứng dụng như một phần của cuộc điều tra về các hoạt động thu thập và bảo mật dữ liệu. Trừ khi công ty có thể “xoa dịu” tình hình hiện nay, nếu không thì sẽ rất khó để phá bỏ thế khó như hiện tại.

Didi phát triển nhanh và bùng nổ

Didi đã học cách điều hướng vùng xám quy định đối với các dịch vụ gọi xe ở Trung Quốc (Ảnh: CNN)
Didi đã học cách điều hướng vùng xám quy định đối với các dịch vụ gọi xe ở Trung Quốc (Ảnh: CNN)

Trước khi thành lập Didi vào năm 2012, Cheng là giám đốc bán hàng tại Alibaba. Khởi đầu với tư cách là một nhân viên bán hàng mới vào nghề, ông kiếm được khoảng 200 USD (hơn 4,4 triệu đồng) một tháng. Tuy nhiên, nhà sáng lập đã thăng tiến nhanh chóng và chỉ trong 7 năm đã trở thành giám đốc khu vực trẻ nhất của Alibaba.

Cheng cho biết anh tạo ra Didi vì chán nản với việc không thể đi taxi trong một chuyến công tác, theo một chia sẻ hồi tháng 6/2021 trên tờ Business Times. “Sự cố” khiến ông phải suy nghĩ tìm cách khắc phục.

"Tôi đã nghĩ, làm thế nào để tạo ra một ứng dụng gọi xe mà qua đó số người kém may mắn phải dầm mưa vì không gọi được xe sẽ giảm đi đáng kể?”, Cheng nói.

Cheng thành lập Didi chỉ với 100.000 nhân dân tệ (khoảng 15.000 USD) tiền riêng của mình và 700.000 nhân dân tệ (khoảng 110.000 USD) tiền vốn khác từ Wang Gang, một nhà đầu tư thiên thần đã giám sát Cheng trong nhiệm kỳ của ông tại Alibaba. Khoản đầu tư ban đầu của Wang đã đạt tới giá trị 1 tỷ USD khi Didi lên sàn chứng khoán.

Giống như các đối thủ công nghệ như Baidu, Alibaba và Tencent, sự nổi lên của Didi diễn ra rất nhanh chóng. Khi Cheng thành lập Didi, dịch vụ gọi xe vẫn còn là một lĩnh vực khá mới tại Trung Quốc, nơi mà taxi truyền thống kiểm soát thị trường. Tình trạng thiếu xe diễn ra phổ biến, khi các nhà khai thác taxi được chính phủ phê duyệt vận động hành lang để hạn chế việc cung cấp giấy phép. Điều đó đã thúc đẩy sự bùng nổ của các ứng dụng gọi xe như Didi.

Không giống như taxi truyền thống, các công ty dịch vụ cho thuê xe không yêu cầu giấy phép lái xe hoặc ô tô đắt tiền và khó xin. Trước khi ngành này được quản lý cách đây 5 năm, nhiều thành phố đã cáo buộc các ứng dụng gọi xe như Didi điều hành các doanh nghiệp taxi bất hợp pháp. Didi lập luận rằng họ chỉ cung cấp một nền tảng để kết nối hành khách với những chiếc xe thuộc sở hữu của các công ty cho thuê hoặc các bên thứ ba khác.

Didi đã học cách điều hướng vùng xám này. Công ty thậm chí còn hoàn lại tiền cho các tài xế khi họ bị xử lý vì vi phạm quy định tại các địa phương. Điều này đã giúp công ty giữ chân tài xế và khách hàng.

Chính quyền trung ương Trung Quốc vào thời điểm đó đã khuyến khích sự đổi mới nhanh chóng và dịch vụ gọi xe chưa bao giờ bị cấm một cách rõ ràng. Vào ngày 28/7/2016, dịch vụ gọi xe cuối cùng đã được hợp pháp hóa ở Trung Quốc. Vài ngày sau, Didi mua lại Uber Trung Quốc.

Sau năm 2016, Didi tiếp tục củng cố vị thế của mình đối với dịch vụ gọi xe Trung Quốc và đến năm 2018 đã kiểm soát 90% thị trường trong nước. Cùng năm đó, công ty đã mở rộng sang thị trường Úc, Brazil và Mexico.

Sự cố với cơ quan quản lý

Các giám đốc điều hành khác của Cheng và DIdi đã giữ một hồ sơ thấp trong đợt IPO tại Mỹ của công ty, bỏ qua hoàn toàn sự phô trương gây tiếng vang (Ảnh: CNN)
Các giám đốc điều hành khác của Cheng và DIdi đã giữ một hồ sơ thấp trong đợt IPO tại Mỹ của công ty, bỏ qua hoàn toàn sự phô trương gây tiếng vang (Ảnh: CNN)

Đến mùa hè năm nay, Bắc Kinh đã quay lưng lại với nhiều công ty công nghệ vì lo ngại doanh nghiệp tư nhân phát triển quá lớn mạnh. Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành kiềm chế các doanh nghiệp tư nhân chưa được kiểm soát và gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng các công ty phải hợp tác chặt chẽ với chính phủ. Khi doanh nghiệp phát triển quá lớn trong thời gian quá nhanh thì sẽ phải trải qua kiểm tra để đảm bảo phù hợp với các ưu tiên của Bắc Kinh.

Didi đã gặp rắc rối khi đẩy mạnh đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trị giá 4,4 tỷ USD ở New York, bất chấp cảnh báo của chính phủ Trung Quốc. Các nhà quản lý vào thời điểm đó đã bày tỏ lo ngại về bảo mật dữ liệu và đề nghị Didi trì hoãn việc niêm yết của mình.

Chỉ vài ngày sau, Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc đã cấm Didi khỏi các cửa hàng ứng dụng, ngăn công ty chấp nhận đăng ký bất kỳ người dùng mới nào. Cơ quan giám sát internet cáo buộc công ty thu thập bất hợp pháp và xử lý sai dữ liệu người dùng như một loạt các địa điểm và tuyến đường chứa thông tin nhạy cảm về giao thông, đường xá và công dân Trung Quốc.

"Từ quan điểm của chính phủ, Didi đã trở nên quá lớn để kiểm soát. Rõ ràng là họ muốn hạn chế sự phát triển của Didi tại Trung Quốc", ông Tu Le, người sáng lập và giám đốc điều hành của công ty tư vấn Sino Auto Insights có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết. Didi cũng phải đối mặt với sự giận dữ và hoài nghi từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Các nhà lập pháp và nhà đầu tư Mỹ đã kêu gọi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ điều tra thất bại trong đợt IPO của Didi. Đối với nhiều nhà phân tích, quyết định tiếp tục IPO của Cheng có vẻ khó hiểu hoặc liều lĩnh sau khi đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.

Vẫn tăng trưởng khá tốt sau lệnh cấm

Hàng trăm đối thủ đang cố gắng giành lấy thị phần từ việc Didi cung cấp các chương trình giảm giá lớn và chi nhiều tiền cho quảng cáo (Ảnh: CNN)
Hàng trăm đối thủ đang cố gắng giành lấy thị phần từ việc Didi cung cấp các chương trình giảm giá lớn và chi nhiều tiền cho quảng cáo (Ảnh: CNN)

Didi vẫn hoạt động ở Trung Quốc, vì những người dùng đã tải xuống ứng dụng trước lệnh cấm hồi tháng 7 vẫn có quyền truy cập và công ty khẳng định rằng họ duy trì "hoạt động bình thường trên toàn cầu". Tuy nhiên, hàng trăm ứng dụng tương tự khác đang chạy đua để vươn lên khi Didi rơi vào thế khó với mong muốn giành lấy vị trí dẫn đầu thị trường. Các giải pháp gồm có quảng cáo và giảm giá mạnh.

Ví dụ, đối thủ cũ của Didi là Meituan đã hồi sinh ứng dụng gọi xe độc lập của mình sau khi Didi bị xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng, cung cấp phiếu giảm giá cho người dùng mới và miễn phí hoa hồng cho tài xế mới trong một tuần. Các dịch vụ khác do Alibaba và Geely Auto hậu thuẫn cũng quảng cáo các ưu đãi hoặc phiếu giảm giá tiền mặt.

Ông Le của Sino Auto Insights cho biết: “Đây là một thị trường khốc liệt. Mọi người đều muốn tham gia vào ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD này, kể cả các nhà sản xuất xe hơi truyền thống”. Tuy nhiên, ông cho rằng, các đối thủ khó có thể đe dọa đến sự thống trị của Didi.

Dữ liệu ban đầu của chính phủ cho thấy hoạt động kinh doanh hiện tại của Didi không bị ảnh hưởng sau lệnh cấm, ngay cả khi không thể đăng ký người dùng mới. Công ty đã xử lý nhiều hơn 13% đơn đặt hàng trong tháng 7 so với tháng 6, theo Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc.

Theo CNN
Theo VnMedia.vn Copy
Chỉ vài ngày sau phiên IPO đình đám ở Mỹ, ứng dụng gọi xe hàng đầu Didi bất ngờ bị Trung Quốc ‘cấm cửa’

Chỉ vài ngày sau phiên IPO đình đám ở Mỹ, ứng dụng gọi xe hàng đầu Didi bất ngờ bị Trung Quốc ‘cấm cửa’

Cơ quan Quản lý Không gian mạng của Trung Quốc ngày 4/7 yêu cầu các cửa hàng ứng dụng di động gỡ bỏ ứng dụng gọi xe Didi Chuxing do vi phạm nghiêm trọng trong việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng.
Startup gọi xe hàng đầu Trung Quốc Didi Chuxing muốn huy động 4 tỷ USD tại Mỹ, dự kiến có IPO ‘khủng’ sau Alibaba

Startup gọi xe hàng đầu Trung Quốc Didi Chuxing muốn huy động 4 tỷ USD tại Mỹ, dự kiến có IPO ‘khủng’ sau Alibaba

Startup gọi xe hàng đầu Trung Quốc Didi Chuxing đã đăng ký huy động 4 tỷ USD qua phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ. Đây dự kiến sẽ là IPO của một công ty Trung Quốc lớn nhất tại Mỹ sau Alibaba năm 2014, diễn ra trong bối cảnh Didi Chuxing đang đối mặt cuộc điều tra chống độc quyền tại quê nhà. 
AirAsia ‘bẻ lái’ sang dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn với tham vọng trở thành siêu ứng dụng tại Đông Nam Á

AirAsia ‘bẻ lái’ sang dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn với tham vọng trở thành siêu ứng dụng tại Đông Nam Á

Từng thống thị thị trường hàng không giá rẻ, AirAsia của tỷ phú Tony Fernandes mới đây đã ra mắt dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn ở Malaysia với tham vọng trở thành một trong những siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á.
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2021

Hà Nội điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2021

Tại kỳ họp thứ hai, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP đã thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2021; dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2021.
Bitcoin nổi sóng, loạt altcoin bốc đầu tăng giá

Bitcoin nổi sóng, loạt altcoin bốc đầu tăng giá

Giá Bitcoin tăng vọt lên ngưỡng 44.000 USD, khiến giá loạt tiền điện tử tăng vọt lên mạnh mẽ. Bất chấp cuộc “tắm máu” gần đây, nhà đầu tư vẫn lạc quan về Bitcoin.
Mua sắm trực tuyến bùng nổ ở Đông Nam Á, kỳ vọng dòng vốn lớn đổ vào fintech

Mua sắm trực tuyến bùng nổ ở Đông Nam Á, kỳ vọng dòng vốn lớn đổ vào fintech

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, đã có thêm 70 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á.
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp