Khi các chính phủ khuyến khích người dân ở nhà để làm chậm sự lây lan của Covid-19, khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến sự áp dụng nhanh chóng của các dịch vụ số như thương mại điện tử, giao đồ ăn và các phương thức thanh toán trực tuyến.
Và xu hướng đó có khả năng tiếp tục. Báo cáo khảo sát hơn 16.000 người ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam dự đoán, số lượng người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ số ở Đông Nam Á sẽ đạt 350 triệu người vào cuối năm nay.
Vào cuối năm 2021, Facebook và Bain dự kiến sẽ có hơn 70% người từ 15 tuổi trở lên ở các quốc gia được khảo sát sẽ tham gia mua sắm trực tuyến. Báo cáo cũng dự đoán số lượng người mua sắm trực tuyến ở Đông Nam Á sẽ đạt 380 triệu người vào năm 2026.
Trong số các quốc gia được khảo sát, báo cáo cho biết Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Dân số người tiêu dùng các dịch vụ số của quốc gia này được dự đoán sẽ tăng khoảng 15%, từ 144 triệu người vào năm 2020 lên 165 triệu người vào năm 2021.
=> Xem thêm: Hàng hóa là gì? Đặc trưng, phân loại và thuộc tính cơ bản của hàng hóa
Sự bùng nổ của thương mại điện tử
Nhiều nơi ở Đông Nam Á đang phải vật lộn với diễn biến phức tạp do biến thể của Covid-19 có khả năng lây truyền cao. Tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp ở một số nền kinh tế mới nổi. Các biện pháp giãn cách liên tục và hạn chế di chuyển khiến người tiêu dùng khó tiếp cận các cửa hàng truyền thống khiến nhiều thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.
Tỷ lệ những người tham gia khảo sát cho biết họ đã chủ yếu mua sắm qua trực tuyến khi tần xuất đã tăng từ 33% vào năm 2020 lên 45% trong năm nay, với mức tăng lớn nhất đến từ Singapore, Malaysia và Philippines.
Chi tiêu trung bình cho dịch vụ trực tuyến được dự đoán cũng sẽ tăng 60% trong năm nay từ 238 USD mỗi người vào năm 2020 lên 381 USD. Thị phần bán lẻ trực tuyến so với tổng thể hoạt động bán lẻ ở Đông Nam Á đã tăng từ 5% vào năm 2020 lên 9%, với tốc độ tăng nhanh hơn cả tại các thị trường Brazil, Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
“Trong 5 năm tới, doanh số thương mại điện tử của Đông Nam Á cũng được dự đoán sẽ bắt kịp với các quốc gia này, tăng trưởng ở mức 14% mỗi năm", báo cáo cho biết.
=> Xem thêm: Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì? Bản chất và vai trò
Dòng vốn lớn chảy vào fintech
Với việc nhiều giao dịch mua hàng được thực hiện trực tuyến, các dịch vụ fintech như “mua trước trả sau”, hay ví điện tử và tiền điện tử cũng trở nên phổ biến hơn.
Trong ba tháng đầu năm, 88% vốn đầu tư tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm trong khu vực chảy vào lĩnh vực công nghệ và Internet. Trong đó, 56% số vốn này đã đổ vào công nghệ tài chính, theo báo cáo.
“Chúng tôi đang xem xét một đợt bùng nổ lớn gấp ba lần trong lĩnh vực fintech", Dmitry Levit của Cento Ventures cho biết, khi các nhà lập pháp dỡ bỏ các rào cản về vốn.
Ví điện tử là lựa chọn thanh toán ưa thích của 37% người tham gia khảo sát, so với 28% ưa thích tiền mặt, 19% đối với thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ và 15% ủng hộ chuyển khoản ngân hàng. Philippines, Malaysia và Việt Nam chứng kiến mức tăng lớn nhất trong việc áp dụng ví điện tử, với mức tăng trưởng lần lượt ở 3 thị trường này là 133%, 87% và 82%.
Việc số hóa nhanh chóng của Đông Nam Á trong thời kỳ đại dịch chứng tỏ cơ hội to lớn trong nền kinh tế số của khu vực.
"Khu vực Đông Nam Á sẽ là một thị trường tăng trưởng trong ít nhất 10 năm tới khi các ngành công nghiệp và sản phẩm mới xuất hiện", ông Justin Hall, đối tác của Golden Gate Ventures nhìn nhận.