Khuyến khích phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử

Thứ hai, 09/08/2021 | 09:06 Theo dõi CFĐT trên

Vừa qua, Hội nghị trực tuyến Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thuỷ sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021 đã diễn ra tại điểm cầu chính ở Hà Nội, kết nối với các điểm cầu trong nước và quốc tế. Các Sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Sendo, Voso, Tiki, Postmart, Shopee, Lazada và các đối tác cùng tham dự Hội nghị. 

Việc lưu thông hàng hoá giữa các địa phương gặp nhiều khó khăn

Theo số liệu thống kê của Tổ công tác tiền phương của Bộ Công Thương từ báo cáo của các Sở Công Thương, lượng hàng nông – thủy sản vào vụ thu hoạch của các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên rất lớn, cụ thể một số địa phương như Đồng Nai có khả năng cung ứng lượng lớn thịt lợn (63.000 tấn), thịt gà (1.300 tấn), tuy nhiên cần bổ sung gạo tẻ, rau củ quả và dầu ăn; Long An: lượng dữ trữ hàng hoá lớn, có thể cung cấp cho thị trường các sản phẩm như: Gạo (2.200 tấn), rau củ và dầu ăn; Đắk Lắk có nhu cầu cung ứng và xuất khẩu số lượng lớn các sản phẩm như: cà phê (450.000 tấn), hồ tiêu (77.000 tấn), sầu riêng (50.000 tấn)…

Phát biểu tại Hội nghị, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: “Việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của cả nước đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố đang giãn cách theo Chỉ thị số 16 càng trở nên khó khăn bởi sự đứt gãy của chuỗi cung ứng lao động trong các khâu thu hoạch, vận chuyển, chế biến và lưu thông nông sản . . . ; nhiều nhà máy chế biến, cơ sở bảo quản phải ngừng hoạt động; việc lưu thông hàng hoá giữa các địa phương, vùng miền gặp nhiều khó khăn; việc thu mua, giao thương trực tiếp không thể thực hiện được; nhiều cơ sở sản xuất, người dân không kịp và không đáp ứng được ngay quy cách tiêu chuẩn hàng hóa đối với người tiêu dùng, nhất là hàng xuất khẩu.”

Hội nghị trực tuyến Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thuỷ sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên
Hội nghị trực tuyến Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thuỷ sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên

Đánh giá về tiềm năng của mặt hàng nông sản của khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên, ông Trần Tuấn Anh – Giám đốc sàn Thương mại điện tử Shopee chia sẻ, Nam Bộ, Tây Nguyên được đánh giá là những khu vực có thế mạnh đặc biệt về sản phẩm cây công nghiệp và nông nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Điều, hồ tiêu, cà phê, thanh long, chôm chôm, sầu riêng, xoài, mít, bơ, … Các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao nhưng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa, tiềm năng xuất khẩu của các mặt hàng nông sản Nam Bộ, Tây Nguyên vẫn còn lớn khi Việt Nam đang tiếp cận nhiều cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do đã ký như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) … 

Đưa các mặt hàng nông sản lên “Gian hàng Việt trực tuyến”

Mặc dù nông sản có nhiều tiềm năng, nhưng theo thông tin tại hội nghị, rào cản khó nhất là kiến thức, kỹ năng của nông dân về kinh doanh trực tuyến còn hạn chế, nếu bán bằng phương pháp này, họ sẽ mất thời gian nghiên cứu, cập nhật kiến thức sao cho hấp dẫn người mua. Do vậy, ngoài sự hỗ trợ từ phía các cơ quan Trung ương, các Sàn thương mại điện tử, chính quyền các địa phương cần trực tiếp, sát sao hơn nữa, đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản.

Một trong những giải pháp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đó là tổ chức đưa các mặt hàng nông sản của Nam Bộ và Tây Nguyên lên “Gian hàng Việt trực tuyến” và lên các sàn thương mại điện tử mà Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đang triển khai đồng thời thông qua các đơn vị chuyển phát có năng lực và độ phủ rộng như Viettel Post, VnPost là đối tác của chương trình sẽ tăng thêm cơ hội tiếp cận thị trường người tiêu dung rộng khắp 63 tỉnh, thành phố.

Đối với các sản phẩm nông sản của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên khi được đưa vào tiêu thụ tại “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử, các hợp tác xã, hộ kinh doanh và nhà cung cấp đều sẽ được đội ngũ chuyên gia của các sàn hướng dẫn kịp thời. Theo ông Trần Trung Kiên – Giám đốc sàn thương mại điện tử Vỏ Sò chia sẻ “Nông sản là sản phẩm rất đặc thù, mặt dù còn nhiều khó khăn nhưng Voso cũng đã kịp thời triển khai các biện pháp hỗ trợ có thể đưa được các sản phẩm nông sản của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên lên sàn thương mại điện tử. 

Có thể thấy rằng, hiện nay phân phối hàng hóa trên sàn TMĐT là xu hướng phát triển chung trên toàn cầu, đặc biệt càng trở nên hữu ích trong tình hình dịch Covid vẫn đang diễn biến căng thẳng. Người tiêu dùng cũng đã quan tâm tới các kênh bán hàng online uy tín, có thói quen sử dụng khi mua sắm tại nhà, người bán cũng như người mua dễ tiếp cận và thay đổi phương thức bán hàng hiện đại. Do đó, đây sẽ là một kênh mới thiết thực và hiệu quả để tìm thêm “đầu ra” cho các sản phẩm nông sản chủ lực tại khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.

Kết luận tại Hội Nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giao, Vụ thị trường trong nước, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với nhau và với hai ngành ở địa phương (ngành Công Thương và ngành Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) để đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước trên cả hai kênh truyền thống và hiện đại”; và kêu gọi các nhà phân phối, các tập đoàn kinh doanh thương mại, các tập đoàn bán lẻ trong và ngoài nước, các sàn giao dịch điện tử, các kênh thương mại trên nền tảng số, các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các thương nhân hãy vào cuộc thật sự quyết liệt và sáng tạo để vừa giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm trong hoàn cảnh đặc biệt với tinh thần “một miếng khi đói bằng gói khi no” …

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Tàu Thống nhất điều chỉnh hành trình đón và trả khách những ga nào?

Tàu Thống nhất điều chỉnh hành trình đón và trả khách những ga nào?

Tàu Thống nhất vừa điều chỉnh hành trình đón và trả khách do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19.
Bộ Công Thương: Nhu cầu hàng hóa xuất khẩu vẫn đang khá cao

Bộ Công Thương: Nhu cầu hàng hóa xuất khẩu vẫn đang khá cao

Theo Bộ Công Thương, dự báo nhu cầu hàng hóa xuất khẩu vẫn đang khá cao, việc các nước đang triển khai mạnh mẽ tiêm vắc xin và mở cửa trở lại đã làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử của Việt Nam.
Lập Tổ công tác đặc biệt đảm bảo nguồn cung hàng hóa tại miền Bắc và miền Trung

Lập Tổ công tác đặc biệt đảm bảo nguồn cung hàng hóa tại miền Bắc và miền Trung

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Công Thương quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương miền Bắc và miền Trung.
Thủ đoạn lừa đảo tuyển người bán 'hàng hiệu' trên mạng của nhóm 9x

Thủ đoạn lừa đảo tuyển người bán 'hàng hiệu' trên mạng của nhóm 9x

Nhóm đối tượng có tuổi đời còn rất trẻ sử dụng thủ đoạn tuyển cộng tác viên bán túi xách hàng hiệu qua mạng xã hội được chiết khấu cao rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người...
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhận trách nhiệm về ùn tắc giao thông

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhận trách nhiệm về ùn tắc giao thông

“Thay mặt ngành giao thông và các địa phương, chúng tôi xin nhận trách nhiệm với các doanh nghiệp về tình trạng ùn tắc giao thông ở một số nơi thời gian qua”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Hội nghị trực tuyến ngày 9/8
Bộ Công Thương kiến nghị tháo gỡ sản xuất '3 tại chỗ'

Bộ Công Thương kiến nghị tháo gỡ sản xuất '3 tại chỗ'

Mới đây, Bộ Công Thương đã tổng hợp lại ý kiến của các doanh nghiệp gửi đến Bộ Y tế, đề xuất giải pháp hỗ trợ thực hiện "3 tại chỗ" để có thể duy trì hoạt động sản xuất trong điều kiện có dịch.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp