Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì? Bản chất và vai trò
Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì? Bản chất và vai trò
Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (Centrally planned economy) là một hệ thống kinh tế bao gồm đất đai, nhà xưởng và những nguồn lực kinh tế khác của quốc gia đều thuộc sở hữu Nhà nước.
Chính phủ thực hiện gần như tất cả các quyết định liên quan tới hệ thống kinh tế bao gồm: Sản xuất như thế nào, sản xuất ra cái gì, sản xuất cho ai, giá cả của sản phẩm như thế nào, của bộ phận lao động và bỏ vốn như thế nào?
Trong một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Chính phủ được coi là người ra quyết định cao nhất và tốt hơn bất kì một nhà kinh doanh, nhà quản lý hay người tiêu dùng nào trong việc phân bổ các nguồn lực của đất nước.
Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (Hệ thống kinh tế chỉ huy) là mô hình kinh tế đặc trưng đã từng tồn tại ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ trước năm 1990. Tuy nhiên, mô hình kinh tế này cũng xuất hiện ở một số nước phi Chính phủ khác như nước Đức dưới thời Hitler. Các nguồn lực cho sản xuất được phân bổ một cách tập trung, thống nhất thông qua kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội mà các cơ quan kế hoạch của nhà nước đã soạn thảo, ban hành.
Vì nguyên nhân lịch sử và ảnh hưởng đến kinh tế, mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung tỏ ra lỗi thời và được đa số các nước từ bỏ. Hiện nay trên thế giới chỉ có hai nước vẫn hoạt động theo mô hình này là Cuba và Bắc Triều Tiên.
=> Xem thêm: Lạm phát là gì? Phân loại các mức độ lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới kinh tế Việt Nam
- Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đóng góp quan trọng vào việc cải tạo quan hệ sản xuất, tập trung tư liệu sản xuất vào trong tay nhà nước. Do đó, có điều kiện tập trung sức sản xuất để nâng cao năng suất lao động.
- Việc tập trung các tư liệu sản xuất và sản xuất có kế hoạch tạo điều kiện tập trung sức lao động và vốn đầu tư vào những ngành trọng điểm, những công trình quan trọng nhằm đưa đến sự thay đổi cơ bản nền kinh tế quốc dân.
- Tập trung hóa, kế hoạch hóa cao độ dưới sự lãnh đạo của Nhà nước có tác dụng dễ dàng tập trung được nguồn lực quốc gia cho các mục tiêu trọng điểm, những ưu tiên của đất nước. Ví dụ, quá trình Công nghiệp hóa những năm 1930 ở Xô Viết đã thành công bất kể các căng thẳng của nền kinh tế cũng như các dự án chạy đua vũ trang và các dự án lớn khác của Liên Xô sau này.
- Kinh tế có kế hoạch và tách xa thị trường nên nền kinh tế tránh được lạm phát, tránh được các khủng hoảng và các rủi ro của thị trường như trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá cả có khi được duy trì cố định trong vài chục năm.
- Giá cả cố định trong một thời gian khá dài cộng với thu nhập tăng đều theo kế hoạch điều này là có lợi cho tầng lớp dân cư lớp dưới kém năng động thích được sống bao cấp, sức mua của người dân tăng cao.
Điểm khác nhau giữa nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động, gồm nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế kinh doanh cạnh tranh bình đẳng và ổn định.
Giá của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất quan trọng (vốn, đất đai, thành quả lao động, tài nguyên thiên nhiên…) đều được quyết định dựa trên sự khan hiếm hàng hoá, cạnh tranh công bằng và dựa trên quan hệ cung - cầu của thị trường.
=> Xem thêm: Hàng hóa là gì? Đặc trưng, phân loại và thuộc tính cơ bản của hàng hóa
Ở Việt Nam, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (hay còn gọi là bao cấp) bị bãi bỏ từ năm 1986 và thay vào đó là một nền kinh tế thị trường. Từ việc phát triển kinh tế theo cơ chế cũ là cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây với hai thành phần kinh tế là kinh tế cơ bản là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể (kinh tế tư nhân, tư bản không được thừa nhận).
Đến nay, trong nền kinh tế Việt nam đã có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển song song với những hình thức sở hữu khác nhau, trong đó, nổi bật là sự hiện diện của thành phần đầu tư từ nước ngoài đang đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Nhà nước Việt Nam khuyến khích và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật, chính sách để các thành phần kinh tế nước ngoài cũng có cơ hội phát triển trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhất.
=> Xem thêm: Luật chống độc quyền là gì? Vai trò của Luật chống độc quyền trong môi trường kinh doanh Việt Nam