Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Lạm phát là gì? Nguyên nhân, đặc điểm, các mức độ lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam và thế giới.
Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Lạm phát là gì? Nguyên nhân, đặc điểm, các mức độ lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam và thế giới.
Lạm phát là sự gia tăng giá cả hàng hóa hay dịch vụ của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, lạm phát được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của một đồng tiền được định giá nhất định.
- Thứ nhất là do sự tăng giá một cách nhanh chóng về số lượng tiền thực tế trong lưu thông hàng hóa (nghiêng về cung).
- Thứ hai, lạm phát xảy ra do thiếu hụt nguồn cung của một số hàng hóa cụ thể nào do nhu cầu cao, không đáp ứng kịp thời. Điều này có thể làm tăng giá của mặt hóa đó, ảnh hưởng chung đến nền kinh tế. Kéo theo sự tăng giá chung của các hàng hóa và dịch vụ khác.
=> Xem thêm: Ủy ban Chứng khoán xử phạt nhiều cá nhân vì vi phạm trong giao dịch chứng khoán
Sự tăng giá theo tính chất liên tục, không phải ngẫu nhiên. Khi giá cả của một mặt hàng bất ngờ tăng nhưng không nhất thiết gọi là lạm phát. Những thay đổi nhỏ đó được gọi là "biến động giá tương đối" và thường xuất hiện khi vấn đề cung và cầu không giống nhau. Mặt khác, trong quá trình lạm phát, giá cả của hàng hóa sẽ tăng liên tục, không dừng lại ở mức cố định. Có thể gần như tất cả các mặt hàng trong nền kinh tế đều tăng. Lạm phát là một hiện tượng dẫn đến sự tăng giá chung diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài.
Lạm phát đi từ đơn giản đến phức tạp sẽ bao gồm 3 mức độ chính, được phân loại dựa theo tỷ lệ phần trăm của lạm phát. Cụ thể:
Lạm phát tự nhiên: tương ứng với tỷ lệ lạm phát từ 0 – <10%. Nền kinh tế lúc này hoạt động bình thường xảy ra ít rủi ro và đời sống ổn định.
Lạm phát phi mã: Là mức độ lạm phát xảy ra với tình trạng giá cả tăng nhanh, tỷ lệ từ 10 – < 1.000%. Loại này rất dễ gây biến động nền kinh tế.
Siêu lạm phát: là tình trạng lạm phát tăng nhanh, khó kiểm soát với tốc độ chóng mặt, tỷ lệ trên 1.000%. Siêu lạm phát để lại hậu quả to lớn, khó lòng có thể khắc phục. Tuy nhiên, trường hợp siêu lạm phát rất hiếm khi xảy ra.
Các tổ chức nhà nước tiến hành thu thập dữ liệu rồi theo dõi sự biến động lên xuống của giá cả của hàng hóa, dịch vụ để thông qua đó đo lường mức độ lạm phát. Tỉ lệ lạm phát sẽ được tính theo % của chỉ số đo mức giá cả trung bình thuộc tập hợp các sản phẩm và dịch vụ tổ gom lại với nhau.
Để tính chỉ số lạm phát thì không tồn tại một phép đo chính xác nào cả. Chỉ số giá tiêu dùng CPI (consumer price index) đang là thước đo lạm phát phổ biến nhất. Hầu hết các loại hàng hóa dịch vụ đều dùng CPI để đo chỉ số giá cả.
=> Xem thêm: Thị trường cổ phiếu giao dịch ổn định, cổ phiếu của ngành Tài chính tăng
- Ảnh hưởng tích cực
Lạm phát khi ở mức độ thấp với tỷ lệ 2 – < 10% sẽ không tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Bên cạnh đó, chúng mang lại lợi ích nhất định như: lạm phát mức độ nhẹ có khả năng kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư dễ dàng hơn, giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội nhờ giá cả hàng hóa tăng đều và ổn định.
- Ảnh hưởng tiêu cực
Tình trạng lạm phát tạo ra sự gia tăng giá cả của hàng hóa trên thị trường khiến đồng tiền mất giá, giá trị tiền tệ lưu thông trong nước bị suy giảm và khi mang tiền tệ ra so sánh với quốc gia khác sẽ có những hạn chế đáng kể. Nền kinh tế, đời sống, an sinh và xã hội cũng từ đó cần một khoản tiền nhiều hơn để phát triển, khi không đủ kinh phí thì việc kinh tế gặp khó khăn là điều tất yếu.
Khi lạm phát tăng quá nhanh và không kiểm soát được thì việc vay tiền, đầu tư có thể gây nên nhiều hậu quả. Thậm chí là sinh ra các khoản nợ của quốc gia. Điển hình nhất là lãi suất tăng quá cao dẫn đến nền kinh tế của các quốc gia chịu sự suy thoái và tình trạng thất nghiệp dần gia tăng.
=> Xem thêm: Trái phiếu là gì? Đặc điểm, phân loại và những rủi ro khi đầu tư trái phiếu