Giám đốc IMF: Chia rẽ thương mại có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 1,4 nghìn tỷ USD

Thứ ba, 22/11/2022 | 07:15 Theo dõi CFĐT trên

Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, việc tăng cường các rào cản thương mại đối với Trung Quốc và các nước khác trong năm qua có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 1,4 nghìn tỷ USD, bên cạnh những thiệt hại nghiêm trọng gây ra từ cuộc chiến ở Ukraine.

Giám đốc IMF Kristalina Georgieva
Giám đốc IMF Kristalina Georgieva

Giám đốc IMF Kristalina Georgieva đã nói với Stephen Engle của Bloomberg Television trong một cuộc phỏng vấn ở Bangkok hồi cuối tuần vừa rồi rằng: “Điều tôi hy vọng được chứng kiến là sẽ có một số đảo ngược trong chính sách ngăn chặn nhằm vào Trung Quốc và trên toàn cầu. “Thế giới sẽ mất 1,5% tổng sản phẩm quốc nội chỉ vì sự chia rẽ - một cuộc chia rẽ có thể chia chúng ta thành hai khối thương mại. Con số thiệt hại sẽ là 1,4 nghìn tỷ đô la.”

Đối với châu Á, tổn thất tiềm ẩn có thể tồi tệ gấp đôi, tương đương hơn 3% GDP, do khu vực này hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, bà Georgieva đã cho biết như vậy bên lề cuộc họp của các nhà lãnh đạo kinh tế của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) trong tuần vừa rồi. Giám đốc IMF Georgieva cho biết, mặc dù điều đó sẽ gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu, nhưng yếu tố lớn nhất làm tổn hại đến tăng trưởng toàn cầu vẫn là cuộc chiến ở Ukraine. Bà nói: “Yếu tố gây tổn hại lớn nhất cho nền kinh tế thế giới là chiến tranh. “Chiến tranh kết thúc càng sớm càng tốt.”

IMF cũng cảnh báo rằng lạm phát đang ảnh hưởng nặng nề nhất đến các nước đang phát triển, kêu gọi các ngân hàng trung ương tiếp tục đấu tranh để giảm tốc độ tăng giá và đưa ra một số hoạt động cứu trợ, đặc biệt là về chi phí lương thực. Đồng đô la tăng giá ở mức hai con số từ đầu năm đến nay đang tiếp tục gây đau đầu cho các thị trường mới nổi khi các nhà đầu tư đổ xô tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy phần lớn nền kinh tế toàn cầu có thể đang tiến tới suy thoái.

Bà Georgieva cho rằng các nước châu Á phải cùng nhau vượt qua tình trạng chia rẽ để duy trì tăng trưởng, đặc biệt là trước vô số cú sốc kinh tế khác do Covid-19, chiến tranh ở Ukraine và chi phí sinh hoạt gia tăng.

“Đổ thêm dầu vào lửa”

“Nếu chúng ta thêm vào những yếu tố trên là sự chia rẽ trong nền kinh tế thế giới thì điều đó chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Không ai được hưởng lợi từ đó”, nữ Giám đốc IMF nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bà Georgieva cho biết các quốc gia ở châu Á được trang bị tốt hơn nhiều để đối mặt với những cú sốc kinh tế nhờ vào nguồn dự trữ đáng kể và sự hợp tác trong khu vực.

Về nguy cơ gia tăng nợ công ở các nước đang phát triển, bà Georgieva cho biết IMF “chưa hoảng hốt nhưng đã cảnh giác”. Khoảng 25% các thị trường mới nổi đang trong tình trạng túng quẫn, trong khi 60% các quốc gia có thu nhập thấp đang hoặc gần kiệt quệ vì nợ nần. Bà khuyến khích các quốc gia đang gặp khó khăn do chi phí trả nợ bằng đồng đô la ngày càng tăng và môi trường kinh tế toàn cầu hãy hành động trước và tìm kiếm sự giúp đỡ sớm từ quỹ.

Bangladesh là nền kinh tế mới nhất đạt được thỏa thuận với IMF trong bối cảnh dự trữ ngoại hối đang giảm dần. Thỏa thuận này đảm bảo khoản vay 4,5 tỷ USD cho Bangladesh. Khoản vay này phải được sự chấp thuận của ban quản lý và hội đồng quản trị IMF ​​trong những tuần tới.

Bộ phận nghiên cứu của IMF vào đầu tuần trước đã đưa ra dự báo về triển vọng kinh tế toàn cầu, nói rằng những khó khăn là “rất lớn”. Tháng trước, quỹ này đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm tới xuống 2,7%, thấp hơn nhiều so với mức 3,8% mà quỹ dự đoán hồi tháng Giêng.

Tính toán của IMF cho thấy khoảng 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ có ít nhất hai quý liên tiếp bị thu hẹp trong năm nay và năm tới, và sản lượng bị mất cho đến năm 2026 sẽ là 4 nghìn tỷ USD.

Georgieva chỉ ra những khó khăn đặc biệt mà Liên minh châu Âu phải đối mặt vì cuộc chiến ở Ukraine. Bà nói: “Ở châu Âu, tình hình khó khăn hơn vì tác động của cuộc chiến ở Ukraine là rất lớn. “Một nửa EU ít nhất có thể bị suy thoái vào năm tới.”

Kiệt Linh
Theo VnMedia.vn Copy
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/11: Cần vượt qua vùng 970-980 điểm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/11: Cần vượt qua vùng 970-980 điểm

Đã ba phiên giằng co liên tiếp nhưng chỉ số chưa thể vượt qua vùng 970-980 điểm. Chỉ số cần vượt qua vùng này để chinh phục vùng kháng cự tiếp theo là vùng 980-1.000 điểm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 22/11: ACB, DXG, FRT

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 22/11: ACB, DXG, FRT

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 22/11, bao gồm: ACB, DXG, FRT.
“Nhà đầu tư có rất ít điều để biết ơn vào năm 2022”

“Nhà đầu tư có rất ít điều để biết ơn vào năm 2022”

Ngày Lễ Tạ ơn sắp đến, trong khi người dân Mỹ đang sửa soạn để ăn mừng thì các nhà đầu tư chứng khoán thế giới lại không có nhiều lý do để biết ơn về một năm 2022 đầy biến động. 
Trung Quốc ký một trong những thỏa thuận khí đốt lớn nhất từ trước đến nay

Trung Quốc ký một trong những thỏa thuận khí đốt lớn nhất từ trước đến nay

Trung Quốc hôm qua (21/11) đã ký thỏa thuận khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trị giá 60 tỷ USD với Qatar. Đây là một trong những thỏa thuận lớn nhất từ trước đến nay đối với loại nhiên liệu rất được thèm muốn này.
Phiên thứ 5 liên tiếp, giá vàng trong nước giảm theo giá thế giới

Phiên thứ 5 liên tiếp, giá vàng trong nước giảm theo giá thế giới

Mở đầu phiên giao dịch sáng nay, 22/11, giá vàng thế giới tiếp tục giảm nhẹ. Theo đà đó, giá vàng SJC trong nước cũng được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm ở mức 50 ngàn - 100 ngàn đồng/lượng.
Điều chỉnh tổng thể quy hoạch, Hà Nội sẽ thay đổi như thế nào?

Điều chỉnh tổng thể quy hoạch, Hà Nội sẽ thay đổi như thế nào?

Việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề xuất các giải pháp chiến lược để khắc phục các tồn tại, bất cập về quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tắc nghẽn giao thông, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội chất lượng cao, xử lý các vấn đề môi trường...
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp