Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 22/11: ACB, DXG, FRT

Thứ hai, 21/11/2022 | 22:48 Theo dõi CFĐT trên

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 22/11, bao gồm: ACB, DXG, FRT.

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 22/11: ACB, DXG, FRT
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 22/11: ACB, DXG, FRT

Khuyến nghị mua cổ phiếu ACB, giá mục tiêu 28.000 đồng/CP

CTCK KB Việt Nam - KBSV

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – sàn HOSE) ghi nhận thu nhập lãi thuần quý 3 đạt 6.032 tỷ đồng (tăng 7,6% so với quý trước và tăng 33,4% so với cùng kỳ năm ngoái), thu nhập ngoài lãi đạt 1,059 tỷ đồng (giảm 19,6% so với quý trước và giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái).

Tỷ lệ CIR quý III là 35,6% thấp hơn cùng kỳ 4 điểm % nhờ tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động tốt. ACB tiếp tục ghi nhận chi phí dự phòng thấp trong quý III, chỉ khoảng 90 tỷ đồng (giảm 133,7% so với quý trước và giảm 89% so với cùng kỳ năm ngoái). Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế quý III/2022 tăng mạnh 71,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.475 tỷ đồng.

Danh mục tài sản sinh lãi của ngân hàng đang hấp thụ những biến động của lãi suất tương đối tốt. Lợi suất tài sản bình quân tăng 0,46 điểm % so với quý trước. Chiến lược cơ cấu lại nguồn vốn hiệu quả giúp chi phí huy động bình quân chỉ tăng khoảng 0,33 điểm % so với quý trước. Nhờ đó, NIM quý 3 cải thiện 0,2 điểm % so với quý trước, đạt 4,49%.

Tín dụng vẫn đang đi đúng kế hoạch của ngân hàng khi tăng 11,1% sau 9 tháng. Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân tăng lên 65% (2021: 63%), dư nợ tăng 18,4% so với thời điểm đầu năm. Dư nợ nhóm SME và WB lần lượt tăng 7,4% và 14,8%. Tổng nguồn vốn huy động tăng 4,1% với động lực chính đến từ giấy tờ có giá (tăng 31,1%) và tiền gửi khách hàng (tăng 3,2%). LDR vẫn trên 83% sát quy định 85%, tuy nhiên Ban lãnh đạo tự tin ngân hàng vẫn có thể kiểm soát được vấn đề thanh khoản.

Đây là quý đầu tiên kể từ năm 2017 mà NPL của ACB chạm ngưỡng 1% (tăng 0,25 điểm % so với quý trước). Được biết nợ xấu quý 3 tăng chủ yếu đến từ nợ tái cơ cấu tuy nhiên ngân hàng đã trích lập đầy đủ và dự kiến có thể thu hồi trong tháng 11, 12 nên không quá lo ngại. Dự phòng nợ xấu giảm còn 137,8%.

Sử dụng 2 phương pháp định giá P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2022 của cổ phiếu ACB là 28.000 đồng/CP, cao hơn 32.8% so với giá tại ngày 18/11/2022, đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.

Khuyến nghị mua cổ phiếu DXG với giá mục tiêu 16.400 đồng/cp

CTCK MB - MBS

MBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DXG của Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) với giá mục tiêu 16.400 đồng/cp (+58%), dựa trên 3 luận điểm chính.

Một là, hệ sinh thái toàn diện theo chuỗi giá trị từ Đầu tư – Xây dựng – Dịch vụ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, nắm bắt cơ hội thị trường và gia tăng giá trị cho khách hàng. 

Trong đó, mảng dịch vụ của DXG đang đứng đầu toàn quốc với thị phần môi giới BĐS của Công ty CP Dịch vụ BĐS Đất Xanh (HOSE: DXS) trong năm 2021 đạt 33%. DXS đã gia tăng thị phần nhờ đẩy mạnh đầu tư vào nền tảng công nghệ giúp tăng tốc độ xử lý hồ sơ và giao dịch và đạt được kết quả giao dịch tốt thông qua nền tảng này. MBS khuyến nghị mua cổ phiếu DXG với giá mục tiêu 16.400 đồng/cp.

Hai là, DXG hiện đang có quỹ đất lớn để phát triển các dự án (hiện tại: 2.300 ha, trong dài hạn: 3.500 ha) với các dự án tại TP. HCM và các dự án tại các thành phố vệ tinh như Bình Dương, Đồng Nai. Triển vọng doanh thu giai đoạn 2023-2026 của DXG sẽ đến từ 2 đại dự án Gem Riverside và Gem Premium (TPHCM) sau khi được khơi thông pháp lý bên cạnh các dự án hiện hữu như St Moritz, Opal Boulevard, Gem Sky World …

Cuối cùng, tình hình tài chính lành mạnh với tỷ lệ vay ngắn dài hạn/ vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 0,41 ở mức trung bình thấp so với ngành cùng lượng tiền và tương đương tiền gần 1.250 tỷ đồng đủ khả năng đáo hạn trái phiếu trong Q4/2022 và 2023. 

Xem thêm: Chủ tịch Đất Xanh hoàn tất thương vụ mua 10 triệu cổ phiếu DXG

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khuyến nghị mua cổ phiếu FRT với giá mục tiêu 76.200 đồng/cp

CTCK ACB - ACBS

ACBS đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu FRT của Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT với giá mục tiêu 76.200 đồng/cp, tương ứng với tổng mức sinh lời kỳ vọng 18,4% cho năm 2023 dựa trên triển vọng tiềm năng và khả năng sinh lợi cải thiện của chuỗi nhà thuốc Long Châu. 

Cho cả năm 2022, ACBS dự phóng doanh thu thuần và LNST của FRT lần lượt là 29.673 tỷ đồng (+31,9% n/n) và 401 tỷ đồng (-9,6% n/n). Chuỗi FPT Shop có thể khó vượt qua được kết quả cao của Q4 năm trước trong khi Long Châu có thể tiếp tục gia tăng tỷ trọng đóng góp trong kết quả chung với giả định 100 cửa hàng mở mới trong Q4/2022. 

Nhìn về 2023, áp lực lạm phát ở một số sản phẩm cộng với tình hình kinh tế thế giới bất ổn có thể ảnh hưởng sức mua của người tiêu dùng, mặc dù tác động có thể khác nhau ở các phân khúc người tiêu dùng và nhóm sản phẩm khác nhau. ACBS dự phóng tăng trưởng doanh thu thuần và LNST của FRT lần lượt là 18,4% và 9,1% n/n cho năm 2023. 

Với giả định 300 cửa hàng mới được mở trong năm 2023, ACBS cho rằng Long Châu vẫn là động lực tăng trưởng của công ty với mức tăng trưởng doanh thu và LNST kỳ vọng là 47% n/n và 81% n/n, trong khi FPT Shop được giả định tăng trưởng một chữ số. Lãi suất cho vay tăng có thể là một áp lực cho lợi nhuận của FRT, mặc dù công ty có tỷ lệ chi phí lãi vay ròng trên nợ ròng trung bình tương đối thấp trong những năm gần đây (-4,4% trong 2021, 5,4% trong 2020, 3,8% trong 2019). 

FRT ghi nhận nợ ròng là 2.499 tỷ đồng (bao gồm cả các khoản phải thu về cho vay ngắn hạn) tính đến tháng 9/2022 (so với mức 1.562 tỷ đồng vào cuối năm 2021). Biến động tỷ giá hối đoái có thể không tác động đáng kể đến các khoản nợ của FRT vì nợ bằng ngoại tệ chỉ chiếm 6% tổng nợ vay ngân hàng của công ty. 

Tuy nhiên, những biến động này có khả năng tác động bất lợi lên biên lợi nhuận gộp của chuỗi FPT Shop do phần lớn sản phẩm được nhập khẩu, trong khi ACBS không chắc liệu công ty có thể chuyển toàn bộ phần tăng trong giá vốn hàng bán sang cho người tiêu dùng hay không trong bối cảnh nhiều lo ngại cho rằng sức mua có thể yếu hơn. 

Kết hợp phương pháp định giá DCF (đã cập nhật mức chi phí vốn thay đổi từ 12,6% lên 16,1%), P/E và EV/doanh thu, giá mục tiêu của ACBS cho cổ phiếu FRT là 76.000 đồng/cp, tương đương với tổng tỷ suất lợi nhuận vào cuối năm 2023 là 18,4%.

Xem thêm: Thị trường sắp đón nhận thêm hàng chục triệu cổ phiếu NKG và FRT

Thục San (Tổng hợp)
Theo VnMedia.vn Copy
“Nhà đầu tư có rất ít điều để biết ơn vào năm 2022”

“Nhà đầu tư có rất ít điều để biết ơn vào năm 2022”

Ngày Lễ Tạ ơn sắp đến, trong khi người dân Mỹ đang sửa soạn để ăn mừng thì các nhà đầu tư chứng khoán thế giới lại không có nhiều lý do để biết ơn về một năm 2022 đầy biến động. 
IMF: Kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng về tăng trưởng và ổn định tại khu vực

IMF: Kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng về tăng trưởng và ổn định tại khu vực

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đánh giá kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng về tăng trưởng và ổn định tại khu vực, tăng trưởng cao, có nền kinh tế mở, năng động, có sức chống chịu qua đại dịch Covid-19.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 21/11: Xu hướng chính vẫn là giảm điểm 

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 21/11: Xu hướng chính vẫn là giảm điểm 

Chỉ số duy trì đóng cửa trên MA5, cùng với đường MACD cắt lên Signal củng cố tín hiệu mua lướt sóng, cho thấy nhịp tăng điểm khởi động từ phiên 16/11 vẫn đang tiếp diễn, với mục tiêu hướng tới quanh vùng kháng cự tâm lý 1.000 điểm. 
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/11

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/11

Chúng tôi xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/11 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Một cá nhân mạnh tay chi hơn 390 tỷ đồng mua toàn bộ cổ phần VIID

Một cá nhân mạnh tay chi hơn 390 tỷ đồng mua toàn bộ cổ phần VIID

Kết quả chào bán cạnh tranh cổ phần theo lô của CTCP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIID) do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sở hữu được HNX công bố gần đây.
Thị trường việc làm Mỹ ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch

Thị trường việc làm Mỹ ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch

Theo báo cáo được công bố tại Hội nghị Nghiên cứu của Fed ở chi nhánh Boston, thị trường lao động Mỹ đã phục hồi trở lại gần với mức trước khủng hoảng sau sự bất ổn của đại dịch Covid-19.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp