Chỉ số duy trì đóng cửa trên MA5, cùng với đường MACD cắt lên Signal củng cố tín hiệu mua lướt sóng, cho thấy nhịp tăng điểm khởi động từ phiên 16/11 vẫn đang tiếp diễn, với mục tiêu hướng tới quanh vùng kháng cự tâm lý 1.000 điểm.
Chỉ số duy trì đóng cửa trên MA5, cùng với đường MACD cắt lên Signal củng cố tín hiệu mua lướt sóng, cho thấy nhịp tăng điểm khởi động từ phiên 16/11 vẫn đang tiếp diễn, với mục tiêu hướng tới quanh vùng kháng cự tâm lý 1.000 điểm.
Khả năng thị trường sẽ tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi
CTCK MB - MBS
VN-Index đã có tuần tăng đầu tiên sau 2 tuần giảm liên tiếp và đã phục hồi gần 100 điểm kể từ đáy.
Bên cạnh đó, thanh khoản bắt đáy được kích hoạt cùng độ rộng thị trường khá tích cực với nhiều nhóm cổ phiếu phục hồi mạnh kể từ đáy như: Thép, thủy sản, chứng khoán, bất động sản, ngân hàng…động lực giúp thị trường phục hồi đến từ chuỗi mua ròng mạnh của khối ngoại.
Về kỹ thuật, tuần phục hồi của chỉ số được củng cố từ tín hiệu phân kỳ giữa chỉ số VN-Index và chỉ báo RSI. Với 3 phiên tăng liên tiếp, thị trường đang tạo vùng cân bằng sau nhịp giảm vừa qua và cũng tạo đáy ngắn hạn ở ngưỡng tâm lý 900 điểm.
Với quán tính tăng hiện tại, khả năng thị trường sẽ tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi khi vượt vùng cận trên của đường MA20 ngày ở ngưỡng 990 điểm.
Hạ tỷ trọng các vị thế ngắn hạn về mức an toàn
CTCK KB Việt Nam - KBSV
VN-Index giảm điểm giằng co với biên độ mở rộng trước khi hồi phục và lấy lại sắc xanh về cuối phiên. Lực cầu bắt đáy gia tăng quanh vùng hỗ gần 950 (+-5) điểm đã giúp cho chỉ số tránh được một nhịp giảm sâu trong phiên và giúp cho trạng thái thị trường trở nên bớt tiêu cực hơn.
Mặc dù vậy, áp lực rung lắc lên VN-Index sẽ ngày càng trở nên rõ nét hơn trong quá trình đi lên với vùng kháng cự gần được đặt quanh 98x. NĐT được khuyến nghị bán hạ tỷ trọng các vị thế ngắn hạn về mức an toàn quanh các ngưỡng kháng cự. Theo nhận định, thị trường sẽ cần phải tích lũy thêm trước khi có xu hướng rõ ràng hơn.
Thị trường sẽ cần phải tích lũy thêm
CTCK Asean - Aseansc
Thị trường phiên cuối tuần ghi nhận một phiên đảo chiều tăng nhẹ về cuối phiên, trong bối cảnh thanh khoản tăng khá và cao hơn trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy bên mua và bên bán đang khá giằng co. Do đó, Aseansc cho rằng khả năng thị trường sẽ cần phải tích lũy thêm trước khi có xu hướng rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, xu hướng ngắn hạn có thể trở nên tích cực hơn nếu VN-Index có thể vượt qua được vùng 970 – 980 điểm, bao gồm đường MA20 ngày, kèm thanh khoản cải thiện. Dự báo trong phiên giao dịch tới, chỉ số VN-Index có thể giao dịch giằng co trong phiên sáng giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 950 – 960 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 970 – 980 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.
Có thể “lướt sóng", nhưng tỷ trọng chỉ nên chiếm khoảng 20-30%
CTCK Vietcombank - VCBS
Nhịp hồi phục kể từ giữa tuần giao dịch vừa qua đã phần nào xoa dịu nỗi âu lo trong lòng nhà đầu tư, nhất là khi được củng cố bởi sự cải thiện về thanh khoản.
Ở góc nhìn kỹ thuật, tại đồ thị tuần, MACD histogram khung ngày đã bắt đầu chuyển từ âm sang dương trong khi chỉ báo RSI khung ngày đã thoát khỏi vùng quá bán.
Chúng tôi kỳ vọng VN-Index sẽ dao động tích lũy với biên độ biến động thu hẹp dần trong tuần sau, qua đó ổn định mặt bằng giá mới cũng như chính thức tạo đáy ở khung đồ thị tuần.
Tuy nhiên, nếu chỉ số tiếp tục quán tính điểm và xuyên thủng vùng hỗ trợ 900-950 điểm vừa được thiết lập trong tuần sau, thì sẽ là tín hiệu rất xấu theo thang đo Fibonacci mở rộng.
Theo đó, nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp phục hồi hiện tại để “lướt sóng” ngắn hạn với các cổ phiếu vừa bước vào nhịp phục hồi trong một vài phiên vừa qua, trong đó chú ý nhiều hơn tới nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ.
Tuy nhiên, tỷ trọng cổ phiếu vẫn chỉ nên chiếm khoảng 20-30% tài khoản và hạn chế sử dụng đòn bẩy trong giai đoạn này, đồng thời, cần bám sát diễn biến giá trong phiên để kịp thời hạ tỷ trọng cổ phiếu nếu VN-Index bất ngờ rơi mạnh xuống dưới vùng 900 điểm.
Xem thêm: Credit Suisse bán một phần tài sản tài chính cho Apollo Global Management
Xu hướng chính vẫn là giảm điểm
CTCK Phú Hưng – PHS
Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp. Khối lượng giao dịch gia tăng mạnh trên mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý dòng tiền đang gia nhập thị trường tích cực. Không những vậy, chỉ số duy trì đóng cửa trên MA5, cùng với đường MACD cắt lên Signal củng cố tín hiệu mua lướt sóng, cho thấy nhịp tăng điểm khởi động từ phiên 16/11 vẫn đang tiếp diễn, với mục tiêu hướng tới quanh vùng kháng cự tâm lý 1.000 điểm.
Mặc dù vậy, chỉ số vẫn chưa thoát khỏi áp lực của MA20 hướng xuống, cùng với chỉ số xuất hiện nến Doji sau phiên vừa qua, cho thấy xu hướng chính vẫn là giảm và đợt phục hồi hiện tại có dấu hiệu chững lại, vì vậy, không ngoại trừ chỉ số sẽ có một vài phiên rung lắc trong những phiên tới, với hỗ trợ quanh 946 điểm (MA5). Đối với sàn Hà Nội, HNX Index có diễn biến tương tự.
Chỉ số cũng có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp và duy trì đóng cửa trên MA5, cho thấy đợt hồi phục còn tiếp diễn, với kháng cự mục tiêu quanh vùng tâm lý 200 điểm. Nhìn chung, thị trường vẫn giữ được nhịp hồi phục kỹ thuật. Do đó, nhà đầu tư có thể tiếp tục thực hiện các vị thế mua lướt sóng với tỷ trọng nhỏ trên các cổ phiếu cơ bản tốt đang ở trạng thái quá bán mạnh.
Tích lũy các cổ phiếu cơ bản tốt và có mức chiết khấu sâu
CTCK Rồng Việt - VDSC
Trong phiên cuối tuần trước, nhịp tăng của thị trường đã chậm lại trước áp lực chốt lời ngắn hạn với trạng thái giằng co mạnh giữa cung và cầu.
Tuy nhiên, thị trường vẫn giữ được tâm lý tích cực, thể hiện qua VN-Index và VN30-Index đóng cửa tăng nhẹ và dòng tiền đang có nỗ lực hấp thụ nguồn cung.
Trạng thái tranh chấp hiện tại có thể chưa dừng lại, thị trường sẽ tiếp tục giằng co dưới 975 điểm của VN-Index để hấp thụ nguồn cung và lấy đà cho nhịp hồi phục kế tiếp.
Do vậy, nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để mua tích lũy các cổ phiếu có cơ bản tốt và có mức chiết khấu sâu.
Hy vọng về khả năng thiết lập một vùng đáy cho thị trường
CTCK Tân Việt - TVSI
Diễn biến giao dịch của phiên cuối tuần trước cho thấy, hầu hết lượng cung bắt đáy được dòng tiền đón nhận một cách tích cực với phần nhiều cổ phiếu có mức lợi nhuận tốt.
Điều này càng giúp củng cố vùng đáy tạm vừa thiết lập ngày 16/11. Mức dao động mạnh của chỉ số và nhiều cổ phiếu trong các phiên gần đây và phiên 18/11 hàm ý tâm lý của thị trường còn khá lỏng lẻo và dễ tác động.
Nhìn chung, tuần giao dịch hiện tại mang nhiều màu sắc tích cực khi tạo ra hy vọng về khả năng thiết lập một vùng đáy cho thị trường.
Theo góc nhìn của chúng tôi, các phiên giao dịch đầu tuần tới có áp lực điều chỉnh để củng cố vùng đáy có thể tiếp tục xảy ra, nhưng thị trường vẫn ổn khi duy trì được sự phân hóa nhất định.
Xem thêm: SSIAM bổ nhiệm hai vị trí lãnh đạo cấp cao