Dù nhu cầu xem phim tăng vọt, Netflix vẫn xử lý ‘ngon ơ’ và đây là lý do

Thứ tư, 01/12/2021 | 16:41 Theo dõi CFĐT trên

Vào tháng trước, có 111 triệu người đã xem Squid Games trong những tuần đầu tiên bộ phim này công chiếu trên Netflix. Dù nhu cầu tăng vọt trong những ngày cao điểm, Netflix vẫn xử lý "ngon ơ" giúp người xem có trải nghiệm xem phim mượt mà.

Dù nhu cầu tăng vọt, Netflix vẫn xử lý ‘ngon ơ’ và đây là lý do
Dù nhu cầu tăng vọt, Netflix vẫn xử lý ‘ngon ơ’ và đây là lý do

Netflix là một trong những dịch vụ streaming ổn định nhất hiện nay

Hàng trăm nghìn người đổ xô vào xem "Squid Games" trên Netflix hồi tháng trước có thể đã không nhận ra một điều đáng kinh ngạc: Netflix đã không "hề hấn" gì trước nhu cầu người xem tăng vọt, ngay cả khi các dịch vụ khác "vật vã" để duy trì chất lượng trong các tình huống ít khó khăn hơn.

Khi quá nhiều người cùng xem một dịch vụ streaming, người xem thường gặp phải nhiều vấn đề như hình ảnh lag, giật, không thể điều khiển được video hay thậm chí toàn bộ dịch vụ không thể truy cập. 

Ví dụ, Disney Plus đã "sập" ngay vào ngày đầu tiên vì không thể đáp ứng được nhu cầu người xem lớn. HBO Max cũng từng gặp tình trạng tương tự khiến đội ngũ lãnh đạo phải thừa nhận ứng dụng là một "mớ hỗn độn".

Năng lực kỹ thuật đằng sau Netflix chính là nền tảng thành công của ứng dụng này. Netflix đã dành 10 năm qua để xây dựng một mạng lưới máy chủ rộng khắp có tên Open Connect. Open Connect giúp Netflix tránh được phần lớn các rắc rối mà nhiều ứng dụng streaming đang gặp phải.

"Một trong những lý do vì sao Netflix là người đi đầu trên thị trường là thứ mà những người không làm trong mảng kỹ thuật sẽ không đánh giá được đầy đủ, vào đó là Open Connect", Dan Rayburn, một nhà phân tích tại Frost & Sullivan chia sẻ.

Netflix là một trong những dịch vụ streaming ổn định nhất hiện nay
Netflix là một trong những dịch vụ streaming ổn định nhất hiện nay

Open Connect được tạo ra vì Netflix "biết chúng ta cần xây dựng một mức độ hạ tầng công nghệ có thể đáp ứng được lượng truy cập kỳ vọng theo định nghĩa thành công của mình", Gina Haspilaire, Phó Chủ tịch phụ trách mảng Open Connect của Netflix, nói. "Chúng tôi cảm thấy mình sẽ thành công và chúng tôi biết rằng internet vào thời điểm đó không thể đáp ứng được lưu lượng truy cập toàn cầu".

Chẳng ai muốn ngồi xem một bộ phim và dịch vụ streaming thì bị lỗi hoặc đang tải nội dung trong vô vọng. Điều Netflix dự đoán được là nó luôn phải duy trì một mức độ chất lượng dịch vụ nhất định và vì thế Netflix đã tự xây dựng một hệ thống phân phối nội dung.

Open Connect là gì?

Open Connect là mạng phân phối nội dung của Netflix, được phát triển để truyền tải các nội dung của dịch vụ streaming này. Khởi động từ năm 2012, chương trình Open Connect cho phép Netflix cung cấp các thiết bị phần cứng cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để họ "địa phương hoá" lưu lượng truy cập.

Các thiết bị này chứa nhiều bản sao nội dung của Netflix để giảm áp lực lên mạng kết nối do nội dung không còn phải đi qua nhiều kênh trước khi chạm đến người dùng cuối.

Phần lớn dịch vụ streaming nội dung lớn hiện nay đều phụ thuộc vào các mạng phân phối nội dung (CDN) bên thứ ba. Điều này giải thích vì sao cách tiếp cận của Netflix lại cực kỳ độc đáo. 

Nếu như không có các hệ thống như Open Connect hay CDN bên thứ ba, yêu cầu nội dung từ ISP sẽ "phải đi qua nhiều điểm kết nối và có thể phải truyền tải qua từ 4 đến 5 đơn vị mạng khác nhau trước khi đến được với điểm kết nối gốc, nơi lưu trữ nội dung", ông Will Law, Giám đốc kiến trúc kỹ thuật đa phương tiện tại Akamai, chia sẻ với The Verge. Điều này không chỉ làm gián đoạn kết nối mà còn cực kỳ đắt đỏ vì ISP có thể sẽ phải trả tiền để được tiếp cận nội dung này.

Để tránh áp lực lên mạng lưới và chi phí, Netflix chuyển các bản sao nội dung của mình đến máy chủ của chính mình trước. "Chúng tôi, Open Connect, mang một bản sao của Bridgerton đến điểm gần nhà cung cấp dịch vụ internet của bạn nhất, và trong một số trường hợp, nó được đặt ngay trong mạng của nhà cung cấp dịch vụ", ông Haspilaire chia sẻ và nhấn mạnh chiến lược này giúp làm giảm áp lực kết nối.

Netflix

Hiện tại, Netflix cho biết đang có khoảng 17.000 máy chủ tại 158 quốc gia. Netflix cũng khẳng định đang tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối nội dung của mình. Hãng này cũng tiết lộ máy chủ được đặt ở những nơi có nhiều người dùng nhất và tuỳ thuộc vào mối quan hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet.

"Bất kỳ ai muốn cải thiện kết nối đều muốn đặt máy chủ gần người dùng cuối nhất có thể", ông Law giải thích. Khi Open Connect khởi động một thập kỷ trước, Netflix bắt đầu hợp tác với các nhà mạng để triển khai. Netflix cung cấp cho các nhà mạng máy chủ miễn phí và có một đội ngũ kỹ thuật để duy trì hoạt động của máy chủ. Trong khi đó, nhà mạng được lợi do tiết kiệm chi phí phải tự mình tải dữ liệu về.

Trong khi các CDN bên thứ ba làm rất nhiều công việc và đáp ứng nhu cầu của nhiều công ty khác nhau, hệ thống của Netflix chỉ thực hiện duy nhất một nhiệm vụ: phân phối các nội dung của Netflix.

Netflix cho biết đã đầu tư gần 1 tỷ USD vào Open Connect kể từ thời kỳ sơ khai nhất. Đổ tiền vào trải nghiệm cao cấp và thu hút người dùng là mấu chốt trong mô hình kinh doanh của tập đoàn này.

Hiện nay, không phải nhà mạng nào cũng cho phép Netflix đặt phần cứng vào trong hệ thống. Một nhân sự AT&T cho biết nhà mạng này đang bán cho Netflix các giải pháp tối ưu vận hành thay vì cho phép Netflix đưa máy chủ vào trung tâm dữ liệu của mình.

Khi được hỏi về điều này, Netflix nói mối quan hệ của họ với các nhà mạng trên toàn cầu được thay đổi và thích ứng. Tuy nhiên, Netflix sẽ cố gắng tìm các điểm kết nối để mang nội dung đến gần người xem nhất có thể.

T.T
Từ khóa: netflix Squid Games
Theo VnMedia.vn Copy
Vừa ra mắt, một coin ăn theo ‘Squid Game’ đã tăng gần 2.400% chỉ trong 24 giờ

Vừa ra mắt, một coin ăn theo ‘Squid Game’ đã tăng gần 2.400% chỉ trong 24 giờ

Ăn theo bộ phim ăn khách Squid Game của Netflix, SQUID - một đồng tiền ảo mới đã ra đời. Chỉ trong vòng 24 giờ qua, giá của SQUID đã chứng kiến mức tăng đáng kinh ngạc gần 2.400%.
Netflix mạnh tay rót tiền vào nội dung tiếng Hàn, 'Squid Game' bất ngờ trở thành hiện tượng toàn cầu

Netflix mạnh tay rót tiền vào nội dung tiếng Hàn, 'Squid Game' bất ngờ trở thành hiện tượng toàn cầu

Netflix bắt đầu sản xuất nội dung phim Hàn Quốc từ năm 2016 và số tiền đầu tư vào thị trường này không ngừng tăng lên. Ra mắt vào ngày 17/9, "Squid Game" nhanh chóng trở thành một hiện tượng trên toàn cầu.
Nhà mạng Hàn Quốc khởi kiện Netflix vì lượng truy cập tăng đột biến trước bom tấn 'Squid Game'

Nhà mạng Hàn Quốc khởi kiện Netflix vì lượng truy cập tăng đột biến trước bom tấn 'Squid Game'

Nhà cung cấp internet SK Broadband của Hàn Quốc yêu cầu Netflix phải trả phí bảo trì do lưu lượng truy cập mạng tăng đột biến trước bom tấn "Squid Game".
Khủng hoảng thiếu chip ô tô có dấu hiệu cải thiện sau nhiều tháng thiếu hụt

Khủng hoảng thiếu chip ô tô có dấu hiệu cải thiện sau nhiều tháng thiếu hụt

Theo Nikkei, trong một dấu hiệu cho thấy nguồn cung chip toàn cầu cho ngành công nghiệp ô tô đang được cải thiện sau nhiều tháng thiếu hụt, tồn kho đã tăng lần đầu tiên trong 9 tháng tại các nhà cung cấp hàng đầu.
Đắk Lắk: Một người phụ nữ tử vong chưa rõ nguyên nhân sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Đắk Lắk: Một người phụ nữ tử vong chưa rõ nguyên nhân sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Chị B. (SN 1980) ở Đắk Lắk tử vong chưa rõ nguyên nhân sau khi tiêm vắc xin Covid-19 mũi 2.
CEO Moderna cảnh báo vắc xin kém hiệu quả với biến thể Omicron, thị trường 'hoảng sợ'

CEO Moderna cảnh báo vắc xin kém hiệu quả với biến thể Omicron, thị trường 'hoảng sợ'

Ngày 30/11, CEO Stephane Bancel của hãng dược Moderna cảnh báo các vắc xin Covid-19 hiện nay có thể giảm tác dụng với biến chủng Omicron. Lời cảnh báo này ngay lập tức khiến thị trường tài chính toàn cầu hoảng sợ.
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp