Dịch sốt xuất huyết đang gia tăng, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bệnh trở nặng

Thứ bảy, 09/10/2021 | 08:13 Theo dõi CFĐT trên

Kể từ cuối tháng 9 đến nay, số lượng người mắc bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng, trong đó, nhiều bệnh nhân nhập viện chậm trễ do giãn cách, sợ Covid-19, ngại đi khám, khiến bệnh trở nặng.

PGS.TS Đỗ Duy Cường (ở giữa) thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại Trung tâm nhiệt đới (Ảnh: Báo Lao Động)
PGS.TS Đỗ Duy Cường (ở giữa) thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại Trung tâm nhiệt đới (Ảnh: Báo Lao Động)

Theo thông tin của Bộ Y tế, bệnh sốt suất huyết xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào mùa mưa và có xu hướng gia tăng nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10.

Ngày 7/10, tờ Quân đội Nhân dân đưa tin, theo PGS.TS. Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm 2021 đến nay, riêng Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận và điều trị hàng trăm trường hợp sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện, đặc biệt có nhiều trường hợp nặng trên các cơ địa đặc biệt như phụ nữ có thai, bệnh nhân có các bệnh nền như suy tim, suy thận, bệnh gan, phổi mạn tính,….

Theo đó, các bệnh nhân này đến từ hầu hết các địa bàn quận, huyện ngoại thành và các vùng lân cận của Hà Nội như Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Số người mắc bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện rải rác vào đầu hè năm nay. Tuy nhiên, từ cuối tháng 9 đến nay, số ca nhập viện có xu hướng tăng mạnh với các triệu chứng đặc trưng là sốt cao đột ngột, đau mỏi người, phát ban, hạ tiểu cầu,…

Cụ thể, từ đầu tháng 9 đến nay, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện bắt đầu tăng cao. Tính từ ngày 10/9 đến sáng 28/9, hơn 100 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện. Riêng tại Khoa Virus - Ký sinh trùng của bệnh viện, trung bình khoảng 10 bệnh nhân điều trị một ngày. Trong đêm 30/9, khoa tiếp nhận cùng lúc 17 bệnh nhân sốt xuất huyết.

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi trung ương, tiếp nhận gần 70 trẻ mắc sốt xuất huyết trong tháng 8 và tháng 9. Đáng chú ý, trong đó có những bé mới chỉ 5 - 6 ngày tuổi.

Tương tự, tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, trung bình mỗi ngày nơi đây tiếp nhận 10 ca bệnh. Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận bệnh nhân sốt xuất huyết từ tháng 7, riêng tháng 9 tiếp nhận gần 300 ca.

Nhận định về tình hình dịch số xuất huyết, bác sĩ Nguyễn Lan Phương - Phó giám đốc bệnh viện cho biết: "Số bệnh nhân năm nay không cao hơn năm 2017 song nặng hơn do sợ Covid-19 đến viện khám muộn". Những trường hợp đến muộn sẽ có tình trạng xuất huyết nặng hơn những người đến khám sớm và kịp thời, nguy cơ biến chứng nặng do khi đến thì lượng tiểu cầu của người bệnh đã giảm sâu.

PGS.TS. Đỗ Duy Cường cho biết, nét khác biệt của dịch sốt xuất huyết năm nay là có nhiều bệnh nhân nặng, tràn dịch ổ bụng, tiểu cầu hạ thấp kèm xuất huyết phải vào viện truyền khối tiểu cầu.

Theo đó, năm nay dịch sốt xuất huyết xảy ra trong bối cảnh Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 nên nhiều người dân lo ngại đi bệnh viện nên nhập viện chậm trễ, nguy cơ “dịch chồng dịch”.

Bệnh nhân N.L.A. (42 tuổi, ở Hà Tĩnh) ra Hà Nội chăm chồng mắc nhiễm trùng huyết đang điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) từ ngày 21/9. Đến ngày 29/9, chị bắt đầu xuất hiện sốt cao, đau mỏi người, mệt nhiều kèm tiêu chảy. Bệnh nhân được chuyển ra khám sàng lọc Covid-19 để làm xét nghiệm PCR và đồng thời test nhanh Dengue. Kết quả test Covid-19 âm tính, test Dengue dương tính.

Theo đó, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết và nhập viện điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới cùng với chồng. Hiện bệnh nhân vẫn sốt cao, tiểu cầu hạ thấp, ngày 4/10 xuống còn 20 G/L, men gan tăng, chảy máu chân răng. Bệnh nhân hiện đang được điều trị và theo dõi sát sao tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới.

Trường hợp thứ 2 là một bệnh nhân chạy thận chu kỳ tại Đơn nguyên Thận nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai). Bệnh nhân quê ở Thanh Hóa nhưng ra Hà Nội ở cùng nhà cô chú tại Xã Đàn, quận Đống Đa. Ngày 1/10, khi đang thực hiện lọc máu chu kỳ tại bệnh viện, người này xuất hiện rét run kèm sốt cao nên được đưa vào Trung tâm Cấp cứu A9 và chuyển vào Trung tâm Bệnh nhiệt đới sau khi xét nghiệm Dengue dương tính. Kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân cho thấy bạch cầu, tiểu cầu đều hạ, thiếu máu, có dịch trong ổ bụng.

Theo thống kê của các địa phương, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 50.473 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 18 trường hợp tử vong tại 9 tỉnh/thành phố, gồm: Bình Phước (6), TP. Hồ Chí Minh (2), Đồng Nai (2), Bình Dương (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Phú Yên (2), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1), Bình Thuận (1).

Như vậy, so sánh số liệu trên với số liệu cùng kỳ năm 2020, số mắc giảm nhưng số tử vong tăng 5 trường hợp.

Các phân biệt bệnh sốt xuất huyết với Covid-19

Theo PGS.TS. Đỗ Duy Cường: Sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus gây ra với các triệu chứng ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người. Tuy nhiên, đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau.

Cụ thể, dịch sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền, còn dịch Covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn. Ngoài ra, sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ, bệnh nhân bị nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc.

Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 thì còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, mất thính giác,… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.

Thường những bệnh nhân sốt xuất huyết tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, có khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, người dân cần lưu ý đối với triệu chứng của dịch sốt xuất huyết vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19 như sốt, đau mỏi cơ.

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Cục Y tế dự phòng - đã gửi Công văn số 872/DP-DT ngày 05.10.2021 đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại địa phương.

Thanh Tâm
Theo VnMedia.vn Copy
Hà Nội thông báo khẩn tìm người từng đến các địa điểm liên quan F0 ở Hà Đông

Hà Nội thông báo khẩn tìm người từng đến các địa điểm liên quan F0 ở Hà Đông

Ngày 8/10, CDC Hà Nội đã phát đi thông báo khẩn tìm người từng đến các địa điểm liên quan tới các trường hợp F0 ở Hà Đông.
Hà Nội: Phát hiện một nhân viên y tế dương tính với SARS-CoV-2

Hà Nội: Phát hiện một nhân viên y tế dương tính với SARS-CoV-2

Theo Sở Y tế Hà Nội, chiều ngày 6/10, trên địa bàn Thủ đô ghi nhận 01 ca mắc Covid-19 mới là nhân viên y tế, đã được cách ly.
Phát hiện 3 người trong một gia đình ở Hà Nội nghi mắc Covid-19, chưa rõ nguồn lây

Phát hiện 3 người trong một gia đình ở Hà Nội nghi mắc Covid-19, chưa rõ nguồn lây

Sau khi ghi nhận 3 trường hợp ghi mắc Covid-19 cùng trong một gia đình, trú tại ngõ 28 Lê Trọng Tấn, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội, ngành y tế đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm PCR để khẳng định.
 Hà Nội: Nguồn cung căn hộ dự báo tăng khoảng 5-7%/năm trong 3 năm tới

 Hà Nội: Nguồn cung căn hộ dự báo tăng khoảng 5-7%/năm trong 3 năm tới

CBRE dự báo năm 2022, nếu tiến độ tiêm vắc-xin diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện cho kinh tế phục hồi cũng như dần mở cửa lại biên giới, nguồn cung mở bán mới và doanh số bán dự kiến sẽ phục hồi về ngưỡng 25.000 – 27.000 căn. Mức giá sơ cấp được dự báo tăng khoảng 5-7%/năm trong vòng 3 năm tới.
Society Pass sắp trở thành sàn thương mại điện tử Việt Nam đầu tiên IPO tại Mỹ?

Society Pass sắp trở thành sàn thương mại điện tử Việt Nam đầu tiên IPO tại Mỹ?

Society Pass, một nền tảng khách hàng thân thiết dựa trên dữ liệu được sáng lập tại Việt Nam, đã đệ trình hồ sơ cáo bạch để IPO trên sàn Nasdaq hồi tháng 7 năm nay.
Thị trường ASEAN: Đầy tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường ASEAN: Đầy tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam

Khu vực thị trường ASEAN bao gồm 10 quốc gia thành viên: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đây là khu vực thị trường gần gũi và có vai trò hết sức quan trọng đối với Việt Nam.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp