Việc chào bán cổ phiếu ra công chúng thường là một cách hiệu quả để huy động vốn. Tuy nhiên, sẽ có những thời điểm mà doanh nghiệp có thể muốn mua lại một lượng cổ phiếu đã phát hành này. Khi đó, lượng cổ phiếu do chính doanh nghiệp mua lại được gọi là Cổ phiếu quỹ.
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu được chính doanh nghiệp phát hành mua lại bằng nguồn vốn hợp pháp. Lượng cổ phiếu này sẽ không được tính vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Cổ phiếu quỹ được mua lại bởi công ty phát hành sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Cổ phiếu quỹ không được trả cổ tức, không có quyền biểu quyết, quyền mua cổ phiếu mới. Số cổ phiếu quỹ nắm giữ bởi công ty phát hành hạn chế theo luật quy định.
Việc mua cổ phiếu quỹ được doanh nghiệp thực hiện tùy vào tình hình hiện tại của cổ phiếu hoặc được điều tiết theo chính sách riêng của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, tựu chung lại thì sẽ có 1 số lý do cơ bản sau:
Mua để bán lại
Việc mua vào cổ phiếu của chính mình trong giai đoạn thị giá cổ phiếu giảm sâu so với giá trị nội tại, đem tới kỳ vọng gia tăng hiệu quả đầu tư khi giai đoạn khó khăn của thị trường qua đi. Và thị giá lúc này đã phục hồi.
Thực tế, tận dụng lúc thị trường tích cực, nhiều doanh nghiệp đã bán lượng cổ phiếu quỹ mua vào với giá thấp trước đó ở mức giá cao. Dù khoản chênh lệch không được hạch toán vào lợi nhuận, nhưng vẫn giúp cải thiện dòng tiền, làm tăng thặng dư vốn cổ phần trên báo cáo tài chính.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng lượng cổ phiếu quỹ này để bán cho cổ đông chiến lược. Nhằm mục đích huy động vốn.
Động thái mua lại cổ phiếu cũng là một biện pháp giúp doanh nghiệp tránh khỏi các thế lực khác gom mua cổ phiếu khi giá lao dốc để thao túng, nhằm nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Thậm chí, đây cũng có thể là bước đệm cho doanh nghiệp thực hiện giảm vốn điều lệ thông qua việc mua và sau đó hủy số cổ phiếu quỹ đã mua.
Đảm bảo lợi ích cho các cổ đông
Mua lại cổ phiếu cũng là cách mà doanh nghiệp đứng lên đảm bảo cho lợi ích cổ đông khi giá cổ phiếu đi xuống.
Lúc này, lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường sẽ giảm, hạ nguồn cung, tạo động lực cổ phiếu tăng giá trở lại. Việc giảm số lượng cổ phiếu lưu hành cũng là một cách tăng giá trị 1 cổ phần cho cổ đông.
Trên thực tế, các doanh nghiệp tính đến chuyện mua cổ phiếu quỹ khi giá cổ phiếu giảm mạnh và sâu. Việc mua lại cổ phiếu giúp bình ổn giá thị trường và gia tăng giá trị cho cổ đông.
Các doanh nghiệp cũng có thể thực hiện mua lại cổ phiếu ESOP của người lao động (thường là các lao động đã nghỉ việc) làm cổ phiếu quỹ và sau đó dùng chính số cổ phiếu này bán lại cho người lao động trong doanh nghiệp (với mức giá ưu đãi) nhằm tạo động lực cho người lao động.
Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm lượng cổ phiếu đang lưu hành, tăng các chỉ số hiệu quả hoạt động tính trên nguồn vốn như thu nhập trên cổ phần (EPS), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Qua đó, khiến định giá cổ phiếu trở lên hấp dẫn hơn.
Thông tin về cổ phiếu quỹ được thể hiện ở đâu trên Báo cáo tài chính?
CTCP Bóng đèn Điện Quang (Mã: DQC) thông báo mua lại 3.7 triệu cổ phiếu vào tháng 1.2019 và đã mua xong vào cuối tháng 3.
Như vậy, thông tin này sẽ được phản ánh trong BCTC Quý 1 của doanh nghiệp. Cụ thể, trên bảng Cân đối kế toán, phần Vốn chủ sở hữu sẽ cung cấp thông tin về chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để mua cổ phiếu quỹ.
Chi phí DQC bỏ ra để mua cổ phiếu quỹ trong Q1.2019 là: 167 – 67 ~ 100 tỷ đồng
Và trong phần thuyết minh số lượng cổ phiếu lưu hành, bạn sẽ tìm được thông tin về số lượng cổ phiếu mà doanh nghiệp đã mua lại.
Số lượng cổ phiếu quỹ mà DQC mua được trong Q1.2019 = 6.8 – 3.1 ~ 3.7 triệu CP
Vậy, 3.7 triệu cổ phiếu được DQC mua lại với giá bao nhiêu?
Lấy phần chi phí DQC bỏ ra mua cổ phiếu trong kỳ chia cho số lượng cổ phiếu đã mua trong kỳ ta có thể tính ra mức giá (bình quân) cho 1 cổ phiếu quỹ mà DQC mua lại trong kỳ.
Tức, 100 tỷ đồng / 3.7 triệu CP ~ 27k/CP. Hoặc bạn lấy 167 tỷ đồng / 6.8 triệu CP ~ 24.6k/CP để ra mức giá vốn bình quân cho toàn bộ cổ phiếu quỹ mà DQC đang nắm giữ.
Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo các quy định:
+ Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng.
+ Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại.
+ Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày.
+ Có đủ nguồn vốn để mua lại cổ phiếu căn cứ vào báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán theo quy định.
+ Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ sử dụng nguồn thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác để mua lại cổ phiếu, nguồn vốn thực hiện được căn cứ trên báo cáo tài chính của công ty mẹ.
+ Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để mua lại cổ phiếu, nguồn vốn thực hiện không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán.
+ Trường hợp nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối dùng để mua lại cổ phiếu thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty mẹ chỉ được dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để mua lại cổ phiếu sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ.
Công ty đại chúng chỉ được bán cổ phiếu quỹ sau 6 tháng kể từ ngày kết thúc đợt mua lại gần nhất, trừ trường hợp cổ phiếu quỹ được bán làm cổ phiều thưởng cho người lao động trong công ty hoặc công ty chứng khoán mua lại cổ phần của mình để sửa lỗi giao dịch.
Bên cạnh đó, việc bán cổ phiếu quỹ phải có quyết định của Hội đồng quản trị thông qua phương án bán cụ thể và nêu rõ thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá. Thêm nữa, công ty đại chúng khi bán cổ phải quỹ phải có công ty chứng khoán được
Tùy theo tình hình thực tế của thị trường, các công ty phát hành sẽ thực hiện việc mua bán cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu quỹ là cách tạo kênh đầu tư cho chính công ty phát hành và cũng có thể là cách mà công ty đó điều tiết giá cổ phiếu.
Đối với cổ phiếu niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán khi thực hiện mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ phải tuân thủ các quy định về giao dịch của Sở.
Với trường hợp cổ phiếu chưa niêm yết thì chỉ được thực hiện thông qua công ty chứng khoán được chỉ định.
Việc mua bán cổ phiếu quỹ sẽ thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận theo nguyên tắc tính như sau:
Giá đặt mua ≤ Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu * 50% Biên độ dao động giá cổ phiếu)
Giá đặt bán ≥ Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu * 50% Biên độ dao động giá cổ phiếu)
Trong mỗi ngày giao dịch, công ty đăng ký giao dịch giao dịch cổ phiếu quỹ theo phương thức khớp lệnh chỉ được đặt lệnh giao dịch với tổng khối lượng tối thiểu 3% và tối đa 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký.
Doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ là tích cực hay tiêu cực?
Như nhiều công cụ tài chính khác, việc doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ đều có cả tác động tích cực và tiêu cực đối với nhà đầu tư.
Mặt tích cực là giúp tăng giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Làm cơ cấu cổ đông cô đặc hơn, làm giảm khả năng pha loãng thu nhập EPS…
Trong trường hợp giá cổ phiếu giảm sâu, mua cổ phiếu quỹ còn như 1 lời khẳng định rằng doanh nghiệp vẫn đang hoạt động tốt.
Tuy nhiên, việc mua cổ phiếu quỹ có thể không làm gia tăng giá trị gì cho doanh nghiệp. Thậm chí, còn làm giảm phần vốn đầu tư cho các dự án mới, ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn.
Việc mua cổ phiếu quỹ cũng có thể gia tăng rủi ro do tăng hệ số nợ/vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, 1 góc khuất nữa của việc mua cổ phiếu quỹ đó chính là tính bất cân xứng thông tin giữa ban quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp và một bên là các cổ đông nhỏ lẻ.
Mua lại cổ phiếu trong khủng hoảng và dòng tiền âm vẫn mua cổ phiếu quỹ?
Vào thời điểm đầu năm 2020, thị trường chứng khoán đã xuất hiện làn sóng mua cổ phiếu quỹ. Tất nhiên, điều này là có lý do của nó.
Tuy nhiên, nếu đứng trên góc nhìn về quản trị rủi ro, thì hành động có vẻ không được hợp lý lắm.
Bởi khủng hoảng có thể khiến cho triển vọng dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai trở lên tiêu cực. Do đó, các doanh nghiệp nên có xu hướng trả cổ tức và mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp mình ít hơn.
Việc mua lại cổ phiếu sẽ khiến cho lượng tiền mặt giảm đi, tỷ lệ nợ tăng lê khiến cho khả năng chống chịu với khủng hoảng của doanh nghiệp trở lên yếu đi. Mua cổ phiếu quỹ làm tăng rủi ro. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mua lại bằng việc sử dụng nợ vay.
Warren Buffett là 1 trong những tỷ phú nổi tiếng nhất thế giới. Những kiến thức ông chia sẻ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp. Vậy Warren Buffett đọc hiểu báo cáo tài chính như thế nào? Hãy cùng Cafedautu.vn tìm hiểu nhé.
Trong những lần thị trường đi xuống, Warren Buffett đã chia sẻ rất nhiều lời khuyên đầu tư, bao gồm: hành động mạnh bạo khi người khác sợ hãi, chớp lấy cổ phiếu giá rẻ, không chờ đợi quá lâu,...
Đối với nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, cuộc khủng hoảng Covid-19 là cơ hội để học hỏi và truyền đạt những lời khuyên mình rút ra được cho những nhà đầu tư khác.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư. Trong đó, đáng lưu ý là trong quá trình thanh tra, phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tội phạm về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì thì chuyển cơ quan điều tra.
Theo một số chuyên gia đánh giá, giá trị các giao dịch tập trung kinh tế (TTKT) của Việt Nam năm 2021 sẽ ở quy mô 4,5 - 5 tỷ USD và năm 2022 có thể đạt được mốc 7 tỷ USD.
Dự báo thường niên về thị trường hàng không thương mại, quốc phòng và vũ trụ của Boeing cho biết, ngành hàng không các nước đang có dấu hiệu phục hồi và sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng dài hạn.
Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.