Năm 2021: Giá trị giao dịch tập trung kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 4,5 - 5 tỷ USD

Thứ năm, 16/09/2021 | 14:14 Theo dõi CFĐT trên

Giá trị tập trung kinh tế sụt giảm do đại dịch

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công Thương, năm 2019, tổng giá trị các thương vụ tập trung kinh tế (TTKT) tại Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD, bằng 94,7% so với năm 2018. Nhìn vào hoạt động TTKT năm 2019, tuy giá trị giảm, nhưng vẫn có những yếu tố tích cực. 

Bước sang đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bất ngờ lan rộng trên toàn cầu đã và đang tác động rất lớn đến kinh tế thế giới nói chung, cũng như hoạt động TTKT nói riêng. Hoạt động TTKT tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu trong giai đoạn nửa đầu năm 2020 đều giảm mạnh do các nhà đầu tư có những phản ứng thận trọng. 

Đồng thời, những điều kiện về giãn cách xã hội trên toàn cầu gây trở ngại cho việc tìm hiểu, đánh giá và ra quyết định TTKT. Giá trị TTKT tại Việt Nam năm 2020 tiếp tục suy giảm, đạt 3,5 tỷ USD (bằng 48,6% so với năm 2019).

KEB Hana Bank đã mua lại một phần vốn điều lệ của BIDV với giá trị 878 triệu USD
KEB Hana Bank đã mua lại một phần vốn điều lệ của BIDV với giá trị 878 triệu USD

Bộ Công Thương cho biết, trong giai đoạn 2019-2020, có một số thương vụ TTKT nổi bật, có giá trị giao dịch lớn, điển hình như thương vụ KEB Hana Bank mua lại một phần vốn điều lệ của BIDV với giá trị 878 triệu USD; KKR&Temasek mua lại cổ phần của Vinhomes với giá trị 652 triệu USD... hoặc có liên quan đến các tập đoàn lớn của Việt Nam, điển hình như Masan, Thaco, Gelex, Vinamilk... 

Các ngành, lĩnh vực chủ yếu thu hút lượng lớn vốn đầu tư thông qua TTKT tại Việt Nam thời gian qua bao gồm bất động sản, tài chính- ngân hàng, công nghiệp và bán lẻ. Bên cạnh đó, một số thương vụ TTKT đáng chú ý cũng được thực hiện trong lĩnh vực logistics, nông nghiệp, dược phẩm - y tế và xây dựng. Ngoài ra, TTKT còn diễn ra trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế như bia, nước giải khát, sữa, giấy, thực phẩm chế biến, bánh kẹo, thủy sản, vật liệu xây dựng... 

Tỷ trọng trong tổng giá trị TTKT tại Việt Nam của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng tăng nhanh chóng với sự chủ động ngày càng cao của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Năm 2018, giá trị giao dịch của các thương vụ TTKT do doanh nghiệp Việt Nam là bên mua chỉ chiếm tỷ trọng 11,8% trong khi các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới 88,2% trong tổng giá trị giao dịch TTKT tại Việt Nam. Tuy nhiên, giai đoạn 2019-2020, giá trị các thương vụ TTKT do doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua đã tăng lên, chiếm trên 30% tổng giá trị giao dịch TTKT được thực hiện tại Việt Nam.

Một số thương vụ TTKT điển hình do doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2020 có liên quan đến các tập đoàn lớn như Masan, Vingroup, Vinamilk, Gelex, REE, Thaco, PAN Group... Bên cạnh các thương vụ thành công, nhiều kế hoạch TTKT cũng được định hình và dự kiến được thực hiện trong thời gian tới như Kido Group lên kế hoạch sáp nhập các công ty thành viên, Thadi tiếp tục đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp...

“Có thể thấy rằng, hoạt động TTKT trong thời gian qua tại thị trường Việt Nam, tuy chịu sự tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, nhưng vẫn diễn ra tương đối sôi động. Theo đó, hoạt động TTKT vẫn là một kênh đầu tư hiệu quả và cũng là cách thức để các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thực hiện tái cấu trúc nội bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh vừa đấu tranh đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, vừa phục hồi kinh tế, thích ứng với trạng thái bình thường mới như hiện nay. Thông qua hoạt động TTKT, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam ngày càng củng cố vị trí và vai trò của mình để đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam”, Bộ Công Thương cho hay.

Tỷ trọng giá trị giao dịch TTKT tại Việt Nam giai đoạn 2019-2020 theo doanh nghiệp bên mua
Tỷ trọng giá trị giao dịch TTKT tại Việt Nam giai đoạn 2019-2020 theo doanh nghiệp bên mua

Giá trị TTKT có thể đạt được mốc 7 tỷ USD trong năm 2022

Theo một số chuyên gia đánh giá, giá trị các giao dịch TTKT của Việt Nam năm 2021 sẽ ở quy mô 4,5 - 5 tỷ USD và năm 2022 có thể đạt được mốc 7 tỷ USD.

Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, công nghiệp và nông nghiệp có thể vẫn sẽ là tâm điểm thu hút TTKT trong năm 2021 và 2022. Ngoài ra, các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm và giáo dục được kỳ vọng sẽ đóng góp giá trị đáng kể cho hoạt động TTKT tại Việt Nam trong giai đoạn nửa cuối năm 2021 và trong một số năm tới.

Theo Bộ Công Thương, các nhà đầu tư từ châu Á, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore sẽ tiếp tục chiếm ưu thế. Các tập đoàn lớn trong nước tiếp tục là động lực đóng góp vào sự hồi phục của hoạt động TTKT tại Việt Nam trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Bộ Công Thương cho rằng, với xu hướng hoạt động TTKT trên thị trường giai đoạn hai năm tiếp theo, dự báo số hồ sơ thông báo gửi đến Bộ Công Thương trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. Trong đó, khoảng 30% đến 40% số hồ sơ sẽ liên quan đến các giao dịch được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam do xu hướng hồi phục và tăng tốc của hoạt động M&A trên thế giới sẽ lan tỏa đến thị trường trong nước và các hoạt động kinh doanh theo chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng gia tăng, trong đó Việt Nam là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi giá trị này.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn tiếp tục diễn biến phức tạp dưới tác động của đại dịch Covid-19, làn sóng các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng mua lại và đầu tư gián tiếp vào các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. Theo đó, các giao dịch TTKT dưới hình thức mua lại giữa các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài và doanh nghiệp trong nước cũng sẽ gia tăng, được dự báo sẽ tiếp tục chiếm tỷ lệ lớn trong số hồ sơ thông báo TTKT trong nửa cuối năm 2021 và cả năm 2022.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Nhà đầu tư nước ngoài duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Thế giới cho biết, hiện các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn. Bằng chứng, vốn đầu đầu tư (FDI) trong 8 tháng đầu năm tăng mạnh, bất chấp đại dịch Covid-19.
Bánh Trung thu xa xỉ, nhân độc, lạ 'cháy hàng' ở nhiều nước

Bánh Trung thu xa xỉ, nhân độc, lạ "cháy hàng" ở nhiều nước

Nhu cầu về những chiếc bánh Trung thu xa xỉ với các loại nhân độc, lạ để làm quà biếu tặng đã tăng cao trong nhiều năm qua. Thậm chí trong thời đại dịch, nhu cầu này còn tăng mạnh ở một số nước.
Nông sản Việt Nam tấp nập đến Úc bất chấp Covid-19

Nông sản Việt Nam tấp nập đến Úc bất chấp Covid-19

Bất chấp chủng Delta đang gây nhiều thách thức tại Việt Nam, đồng thời nhiều thành phố tại Úc bị phong toả nhưng nông sản tươi Việt Nam gồm thanh long, nhãn, sầu riêng (đông lạnh), gạo, chè, vải sấy khô, gừng… vẫn đang được bày bán sôi động tại Úc.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 16/9

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 16/9

Cafedautu.vn sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 16/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Nhà đổi nhà - Home for home: 'Bình mới rượu cũ' và những rủi ro khách hàng cần lưu ý

Nhà đổi nhà - Home for home: 'Bình mới rượu cũ' và những rủi ro khách hàng cần lưu ý

Thời gian qua, mô hình “nhà đổi nhà” - "home for home" đang làm thị trường bất động sản "dậy sóng". Luật sư Lê Hằng, TAT Law Firm cho rằng người mua nhà cần hết sức tỉnh táo để đưa ra quyết định, tránh các rủi ro về tài chính
Dự báo thị trường hàng không thương mại đạt mức 9.000 tỷ USD trong 10 năm tới

Dự báo thị trường hàng không thương mại đạt mức 9.000 tỷ USD trong 10 năm tới

Dự báo thường niên về thị trường hàng không thương mại, quốc phòng và vũ trụ của Boeing cho biết, ngành hàng không các nước đang có dấu hiệu phục hồi và sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng dài hạn.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp