VNDirect: Cổ phiếu dệt may chưa đủ “sức hút” dù định giá “hạt dẻ”

Thứ hai, 22/08/2022 | 09:16 Theo dõi CFĐT trên

CTCK VNDirect (HOSE: VND) đưa ra khuyến nghị trung lập đối với các cổ phiếu ngành dệt may do nhóm ngành này vẫn phải đối diện khó khăn “kép” nhu cầu giảm và rủi ro tỷ giá hối đoái.

VNDirect: Cổ phiếu dệt may chưa đủ “sức hút” dù định giá “hạt dẻ” (Ảnh minh họa)
VNDirect: Cổ phiếu dệt may chưa đủ “sức hút” dù định giá “hạt dẻ” (Ảnh minh họa)

Trong báo cáo mới đây về triển vọng cổ phiếu ngành dệt may, VNDirect cho biết, giá cổ phiếu dệt may đã giảm khoảng 30,5% so với đầu năm sau đợt điều chỉnh của thị trường và hiện đang được giao dịch ở mức 11 lần PE trung bình.

“Tiềm năng tăng giá là lạm phát được kiểm soát tốt hơn dự kiến tại Mỹ. Rủi ro giảm giá là giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh hơn dự kiến”, VND nhận định.

VNDirect nhận định, triển vọng của ngành dệt may sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát lạm phát tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và EU. Hiện 85% doanh thu của các công ty dệt may đến từ xuất khẩu, trong đó Mỹ và EU chiếm 61%.

Ngoài ra, CTCK cũng dự báo rằng, giá nguyên liệu đầu vào sẽ hạ nhiệt trong quý IV/2022. Trên thực tế, giá hạt PET và giá bông đã giảm lần lượt 15,9% và 40,3% so với mức đỉnh vào tháng 3 sau khi giá dầu đi xuống. Do đó, có thể giá sợi và vải đều sẽ hạ nhiệt trong quý IV/2022, theo sau giá các nguyên liệu đầu vào khác.

Đặc biệt, VND cho rằng, ngành dệt may đang phải đối mặt với khó khăn “kép”: nhu cầu giảm và rủi ro tỷ giá hối đoái. Lạm phát gia tăng và thắt chặt tài chính đã phủ bóng đen lên kinh tế Mỹ và châu  u, dẫn đến sự suy giảm nhu cầu toàn cầu kể từ quý II/2022. 

Điều này sẽ khiến đà tăng trưởng lợi nhuận ròng của các công ty may mặc như TCM, GIL sẽ chậm lại trong 6 tháng cuối năm 2022 do một số khách hàng đã hủy đơn đặt hàng trong quý 3/2022 do lượng hàng tồn kho cao. Trong khi đó, các đơn đặt hàng trong quý IV/2022 bị chậm lại do lo ngại lạm phát.

Ngoài ra, đồng EUR đã giảm xuống dưới 1,02 USD vào ngày 7/7/2022, thấp nhất trong 20 năm qua, gần tương đương với đồng USD. Do đó, lợi nhuận ròng của MSH và TNG có thể bị giảm 5 - 10% trong nửa cuối năm 2022 so với 6 tháng đầu năm 2022 do lỗ chênh lệch tỷ giá.

Xem thêm: VNDirect: 5 nhóm ngành tiềm năng trong nửa cuối năm 2022

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo VND, trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023, lạm phát cao có thể ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm thời trang ở Mỹ. Mỹ đã cho thấy nhu cầu bị dồn nén mạnh mẽ sau khi gỡ bỏ lệnh giãn cách. Người Mỹ đã quay trở lại văn phòng, kéo theo sự phục hồi về nhu cầu đối với các sản phẩm văn phòng như vest, áo sơ mi. Do đó, giá trị nhập khẩu dệt may của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 30,9% so với cùng kỳ, đạt 66,3 tỷ USD. 

Tuy nhiên, nhu cầu dệt may tại quốc gia này có thể hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2022 do lạm phát cao. Lạm phát tiêu dùng của Mỹ đã tăng nhanh lên 9,1% trong tháng 6, một mức chưa từng thấy trong hơn 4 thập kỷ qua.

VND cho rằng, nhu cầu của các mặt hàng quần áo cao cấp như áo sơ mi và áo phông làm từ sợi tái chế và sợi bông (giá cao hơn) sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2022. 

Theo ban lãnh đạo các công ty may mặc, khách hàng Mỹ đã rút ngắn thời gian đặt hàng trước từ 6 tháng xuống còn 3 tháng do lượng hàng tồn kho cao và áp lực lạm phát. Các doanh nghiệp lớn như TCM, STK, ADS có đủ đơn đặt hàng cho quý III/2022, nhưng một số khách hàng đã hủy đơn hàng do lượng hàng tồn kho cao. Trong khi đó, các đơn đặt hàng trong quý 4/2022 đã chậm lại do lo ngại về lạm phát.

Ngoài ra, VNDirect cho rằng, chi phí logistics cao hơn dự kiến có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của các công ty may mặc có nhiều đơn hàng FOB. Song, lạm phát kéo dài hơn dự kiến tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm đối với các sản phẩm dệt may.

Xem thêm: VNDirect hạ giá mục tiêu đối với cổ phiếu Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Theo VnMedia.vn Copy
Bloomberg: Việt Nam có thể làm tốt hơn so với mục tiêu tăng trưởng 7%

Bloomberg: Việt Nam có thể làm tốt hơn so với mục tiêu tăng trưởng 7%

Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ khi nhiều doanh nghiệp toàn cầu từ Samsung Electronics cho tới Lego Group bắt đầu đặt các siêu nhà máy tại đây. Tương tự, Apple cũng đang trong quá trình đàm phán để lần đầu tiên đưa dây chuyền sản xuất Apple Watch và MacBook tới Việt Nam. 
“Anh giống như một thị trường mới nổi”

“Anh giống như một thị trường mới nổi”

Bất ổn chính trị, chuỗi cung ứng, khủng hoảng năng lượng và lạm phát tăng vọt đang khiến Vương quốc Anh trở thành một “thị trường mới nổi”, nhận định của Ngân hàng Saxo.
Agriseco Research hạ dự báo tăng điểm của VN-Index cuối năm

Agriseco Research hạ dự báo tăng điểm của VN-Index cuối năm

Dù kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục mạnh mẽ như kỳ vọng với môi trường lạm phát nằm trong tầm kiểm soát nhưng Agriseco Research vẫn hạ dự báo đối với VN-Index từ vùng 1.600 - 1.700 điểm xuống 1.400 - 1.500 điểm cho cuối năm 2022.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp