Vì sao Bộ Y tế đề xuất Việt Nam chưa nên coi COVID-19 là “bệnh đặc hữu”?

Chủ nhật, 06/03/2022 | 15:32 Theo dõi CFĐT trên

Hiện nay, các chuyên gia và các quốc gia đang thảo luận và đề xuất coi bệnh COVID-19 là 'bệnh lưu hành' (endemic) hay còn gọi là “bệnh đặc hữu”. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã đưa ra 4 lý do để đề xuất Việt Nam chưa nên coi COVID-19 là bệnh đặc hữu.

covid

Hiện nay, các chuyên gia và các quốc gia đang thảo luận và đề xuất coi bệnh COVID-19 là 'bệnh lưu hành' (endemic) hay còn gọi là “bệnh đặc hữu”. Về vấn đề này, Bộ Y tế cho biết, Cục Y tế dự phòng đã trao đổi với các chuyên gia trong nước, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) nhận định đối với bệnh COVID-19 tại Việt Nam thì thấy, đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn coi COVID-19 trong tình trạng đại dịch và quan ngại tiếp tục có các biến chủng không lường trước được của virus SARS-CoV-2. Nhiều nước trên thế giới vẫn có diễn biến dịch bệnh phức tạp, cần tiếp tục duy trì các hoạt động đáp ứng với đại dịch ở mức cao.

Thứ nhất, trong nước, virus SARS-CoV-2 đã ghi nhận ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước và số trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng đã được báo cáo ghi nhận tại tất cả các tỉnh, thành phố, tuy vậy dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang giai đoạn 'bệnh lưu hành'.

Thứ hai, tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 chưa ổn định và có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương, đặc biệt giữa các tỉnh, thành phố đã từng có tỷ lệ mắc cao trước đo và những tỉnh, thành phố mới có sự gia tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Thứ ba, số trường hợp tử vong theo ngày vẫn còn rất cao so với những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ từ vong hàng đầu trước đây như bệnh Dại hoặc Sốt xuất huyết, Sởi... - những bệnh lưu hành có số tử vong cao hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

Thứ tư, virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới như Alpha, Delta, Omicron; kể cả trong các biến thể cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ.  Ví dụ như biến chủng Omicron đã ghi nhận các biến thể phụ BA.1, BA.2, BA.3 và các biến chủng này có thể né được miễn dịch, gây tái nhiễm; do đó tỷ lệ mắc tại các quần thể cảm nhiễm là rất khó xác định và chưa có tính ổn định.

Như vậy, theo Bộ Y tế, trong thời gian này, Việt Nam chưa nên coi dịch bệnh COVID-19 là 'bệnh lưu hành' và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới cũng như các tổ chức quốc tế, quốc gia khác theo dõi tình hình dịch COVID-19 cũng như cập nhật sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 để có thể tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định coi bệnh COVID-19 là 'bệnh lưu hành' khi thời điểm thích hợp.

Hoàng Hải
Theo VnMedia.vn Copy
Quá lo lắng cũng dẫn đến biến chứng hậu COVID-19

Quá lo lắng cũng dẫn đến biến chứng hậu COVID-19

TTO - Quá lo lắng về những biến chứng khi mắc COVID-19 dẫn đến mất ngủ, lo âu kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng hậu COVID-19 như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm.
Giữa làn sóng Omicron, có nên tắm hàng ngày hay không?

Giữa làn sóng Omicron, có nên tắm hàng ngày hay không?

SKĐS - Hiện nay, các ca mắc chủng Omicron ở nhiều nơi lập đỉnh, 5K - trong đó có rửa tay thường xuyên luôn là khẩu hiệu phòng dịch. Vệ sinh thân thể cũng là điều nên lưu tâm, ý kiến từ các chuyên gia y tế thế nào?
Thuốc điều trị COVID-19: Không nên dự trữ

Thuốc điều trị COVID-19: Không nên dự trữ

SKĐS - Những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 của Hà Nội liên tục ở mức cao khiến người dân lo lắng, đổ xô đi mua thuốc và thiết bị phòng dịch.
Sóng ngầm bất động sản Dĩ An

Sóng ngầm bất động sản Dĩ An

Năm 2021, TP Dĩ An tỉnh Bình Dương bàn giao gần 3000 căn hộ chung cư cho khách hàng, giá căn hộ cũng từ 30 triệu/m2 tăng lên hơn 40 triệu/m2. Bước vào năm 2022, đã có những thông tin mở bán dự án mới tại khu vực này, tất cả đang tạo ra một cơn sóng bất động sản ngầm tại đây.
Lời khuyên của giới đầu tư trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine ngày càng căng thẳng

Lời khuyên của giới đầu tư trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine ngày càng căng thẳng

Trong bối cảnh xung đột ở Ukraine ngày càng leo thang và hậu quả từ các lệnh trừng phạt nã vào Nga vang dội khắp các thị trường toàn cầu, nhà đầu tư phải vắt chân lên cổ để bắt kịp tình hình.
Cổ phiếu Grab mất gần 40% giá trị chỉ trong một phiên vì khoản lỗ kỷ lục

Cổ phiếu Grab mất gần 40% giá trị chỉ trong một phiên vì khoản lỗ kỷ lục

Cú bán tháo triền miên khiến cổ phiếu Grab mất 62% giá trị kể từ khi "lên" sàn.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp