Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda cho biết, sự biến động mạnh mẽ gần đây của đồng Yên là yếu tố bất lợi cho các công ty Nhật Bản, điều này khiến các nhà hoạch định chính sách tiền tệ phải liên tục đưa ra cảnh báo khi đồng nội tệ lao xuống mức thấp nhất so với USD trong 24 năm qua.
Ông Kuroda đã đưa ra nhận định trên sau cuộc gặp với Thủ tướng Fumio Kishida tại văn phòng của ông để thảo luận về những diễn biến kinh tế và tình hình tài chính gần đây.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho hay: “Tỷ giá hối đoái biến đổi nhanh chóng sẽ gây ra những bất cập đối với hoạt động kinh doanh và sẽ khiến triển vọng kinh tế không chắc chắn”.
Sự khác biệt trong lập trường chính sách tiền tệ của BoJ với các ngân hàng khác như Fed đã khiến đồng Yên suy yếu vì BoJ không vội vàng tăng lãi suất bất chấp lạm phát tăng cao.
Đồng Yên cũng đã giảm so với đồng Euro xuống mức thấp nhất trong hơn 7 năm sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, một động thái chưa từng có tiền lệ.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết những biến động của đồng Yên gần đây, một phần là do các động thái đầu cơ, không “phản ánh các nguyên tắc kinh tế cơ bản ổn định".
Ông Suzuki bày tỏ lo ngại về những biến động nhanh chóng gây bất lợi cho thị trường, đồng thời cho biết thêm, Chính phủ Nhật Bản sẵn sàng thực hiện các bước can thiệp cần thiết mà không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào”.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers nói rằng, đồng USD còn nhiều dư địa để gia tăng giá trị, nhưng cũng đồng thời bày tỏ sự lo ngại đối với các biện pháp can thiệp của Chính phủ Nhật Bản sẽ khiến đồng Yên không thể lật ngược tình thế.
Cố vấn của Thủ tướng Hungary về các vấn đề chính trị, ông Balazs Orban, cho rằng các biện pháp trừng phạt chỉ có tác dụng trong trường hợp một nước lớn áp đặt chống lại một nước nhỏ.
Giới chức 5 nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ áp mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu vào năm 2023 ngay cả khi Hungary tiếp tục phản đối đề xuất này.
Đối với lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM), thời gian vừa qua mặc dù có biến động tăng nhưng ở mức độ rất nhẹ. Lãi suất cho vay bình quân hiện chỉ từ 7,9 - 9,3%, kể cả dư nợ cũ và dư nợ mới; lãi suất huy động bình quân từ 6,3 – 6,8% đối với kỳ hạn trên 1 năm.
Trong 2 ngày (9 và 10/9), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về 4 Đề án quan trọng.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.