Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn duy trì chính sách lãi suất siêu thấp, điều này cho thấy quyết tâm của BoJ trong việc thúc đẩy nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn duy trì chính sách lãi suất siêu thấp, điều này cho thấy quyết tâm của BoJ trong việc thúc đẩy nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19.
- Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn duy trì chính sách lãi suất siêu thấp, điều này cho thấy quyết tâm của BoJ trong việc thúc đẩy nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19.
BoJ thông báo, họ sẽ theo dõi chặt chẽ các động thái liên quan đến tỷ giá hối đoái do sự sụt giảm gần đây của đồng Yên có thể gây ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng kinh tế.
Tại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, BoJ tiếp tục duy trì mục tiêu -0,1% đối với lãi suất ngắn hạn và cam kết hướng lợi suất 10 năm về 0%.
Quyết định trên phù hợp với mong đợi của nhiều người nhưng lại khiến lập trưởng của BoJ trở nên mâu thuẫn hơn so với các Ngân hàng Trung ương lớn khác mà tại đó họ đang tích cực thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế tình hình lạm phát leo thang.
Shotaro Kugo, một nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Daiwa cho biết: “Đã có suy đoán rằng, BoJ có thể điều chỉnh chính sách để giải quyết những biến động tiền tệ. Nhưng câu trả lời từ Ngân hàng Trung ương này là không”.
Xem thêm: Ngân hàng Trung ương đang mắc phải sai lầm lớn khi mạnh tay tăng lãi suất
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đều thực hiện nâng lãi suất vào hôm qua, một mức tăng vượt xa dự đoán của thị trường sau đợt tăng 75 điểm cơ bản của Fed. Tương tư, động thái bất ngờ của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã khiến BoJ trở thành Ngân hàng Trung ương lớn duy nhất giữ quan điểm ôn hòa trên toàn cầu.
Sự khác biệt trong chính sách tiền tệ ngày càng tăng giữa Nhật Bản và phần còn lại của thế giới đã đẩy đồng Yên xuống mức thấp nhất trong 24 năm, đồng nghĩa với việc Nhật Bản phải trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa nhập khẩu.
Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm gần đây tăng lên trên ngưỡng mục tiêu 0,25% của BOJ. Nhật Bản buộc phải can thiệp vào thị trường thông qua hình thức mua trái phiếu nhằm hạn chế đà giảm của đồng nội tệ quốc gia này.
Có thể nhận thấy, BoJ rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” giữa một bên là mục tiêu giữ lãi suất ở ngưỡng thấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế và một bên là nỗ lực chặn đứng đà giảm giá của đồng Yên.
Xem thêm: Ngân hàng Trung ương châu Âu thông báo mở cuộc họp khẩn cấp