Ngân hàng Trung ương đang mắc phải sai lầm lớn khi mạnh tay tăng lãi suất

Thứ hai, 06/06/2022 | 16:22 Theo dõi CFĐT trên

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, dựa trên tình hình thực tế về cú sốc giá và chi phí năng lượng, các Ngân hàng Trung ương có thể phạm một sai lầm lớn khi tăng lãi suất quá mạnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

“Chúng tôi vẫn chưa từ bỏ hy vọng giành chiến thắng trong cuộc tranh luận về lạm phát”, đây là thông điệp được gửi gắm tới tất cả mọi người từ Chủ tịch Fed Jerome Powell – người dự đoán những đợt tăng giá do đại dịch sẽ sớm kết thúc. 

Lạm phát ở khu vực đồng Euro đã vượt trên 8% và Mỹ cũng tương tự. 

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cú sốc về giá sẽ sớm chấm dứt vì tình trạng tắc nghẽn nguồn cung phần nào đã giảm bớt cũng như chi phí năng lượng dần đi vào sự ổn định. 

Vì vậy, nhóm chuyên gia đã cảnh báo rằng, các Ngân hàng Trung ương có thể phạm một sai lầm lớn khi tăng lãi suất quá mạnh với một số lập luận dưới đây.

Quá mạnh tay trong việc nâng lãi suất

Các Ngân hàng Trung ương cho rằng, họ có thể tăng lãi suất với tốc độ cho phép nền kinh tế của họ đạt được trạng thái “hạ cánh mềm”. 

Thế nhưng, có nhiều người hoài nghi rằng, động thái trên của Ngân hàng Trung ương có thể sẽ đẩy nền kinh tế quốc gia rơi vào suy thoái khi siết chặt tiền tệ quá mức và kết quả là, tình trạng lạm phát sẽ vượt các mục tiêu đề ra.

Quá khứ cũng đã chứng kiến một số trường hợp tương tự. Điển hình như vào năm 2011, ECB đã tăng lãi suất nhưng sau đó phải đảo chiều chính sách ngay lập tức do nhiều rủi ro. Tiếp nữa, năm 2006, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thực hiện tăng lãi suất và phải rút lại động thái trên vào 2 năm sau đó.

Áp lực chuỗi cung ứng 

Chuỗi cung ứng liên tục bị tắc nghẽn đã thúc đẩy các nhà bán lẻ tích trữ hàng hóa mà họ cần để đảm bảo có thể đáp ứng nhu cầu. 

Nhưng ở một diễn biến khác, việc người tiêu dùng đang ngày càng thận trọng khi lãi suất tăng đã khiến nhiều cửa hàng phải “chất đống” hàng tồn trong kho, đồng thời tạo ra áp lực giảm giá.

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, hàng tồn kho của các doanh nghiệp trong chỉ số S&P 500 tăng 44,8 tỷ USD, tương đương 26%. Bên cạnh đó, các nhà kinh tế tại Morgan Stanley cảnh báo rằng, nguy cơ dư thừa hàng tồn kho đang gia tăng, đặc biệt là trong các lĩnh vực như hàng tiêu dùng không thiết yếu và hàng công nghệ.

Xem thêm: Lạm phát tại Mỹ có thể không tồi tệ như những năm 1970

Thị trường bất động sản

Giá nhà tăng cao ở nhiều nước trong thời kỳ đại dịch một phần là do các Ngân hàng Trung ương đưa lãi suất xuống mức thấp lịch sử và bơm tiền vào nền kinh tế của họ bằng cách nới lỏng định lượng. 

Mặc dù không phải lúc nào giá nhà cũng có mặt trong rổ hàng hóa tính toán chỉ số lạm phát nhưng giá thuê nhà lại có.

Khi lạm phát tăng vào năm 2021, chi phí đi vay bắt đầu tăng lên để chế ngự hiện tượng này. 

Hiện đã có dấu hiệu cho thấy giá nhà đang hạ nhiệt. 

Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tốc độ tăng trưởng giá nhà thực tế trên toàn cầu đã chậm lại ở mức 4,6% hàng năm trong quý cuối cùng của năm 2021, giảm từ 5,4% trong ba tháng trước đó. 

Về mặt thực tế, họ ước tính rằng giá nhà toàn cầu vượt quá mức trung bình sau khủng hoảng tài chính toàn cầu là 27%, điều này cho thấy có nhiều cơ hội để điều chỉnh. Khi lãi suất tăng, gánh nặng trả nợ đối với người tiêu dùng cũng tăng theo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hiệu ứng Trung Quốc

Sự chậm lại trong tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ là một cú sốc giảm phát đối với nhu cầu trên toàn cầu. Giá hàng hóa sẽ chịu tác động rõ nhất, vì Trung Quốc là người mua lớn nhất đối với nhiều mặt hàng từ kim loại nặng đến nông sản và năng lượng. 

Bloomberg Economics tính toán rằng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc giảm 1 điểm phần trăm có thể làm giảm giá dầu toàn cầu tới 5 điểm phần trăm. Trung Quốc là quốc gia mua quặng sắt lớn nhất thế giới và chiếm 40% nhu cầu toàn cầu về đồng vào năm 2020 và tới 30% đối với niken, kẽm và thiếc.

Ví dụ của Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với hiện tượng giảm phát với lạm phát liên tục duy trì ở mức thấp dù nước này đã áp dụng nhiều biện pháp để lạm phát quay trở lại. Vẫn còn quá sớm để nói rằng lần này sẽ khác.

Gần đây, lạm phát đã đạt mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đề ra. Nguyên do là bởi giá năng lượng tăng cao nhưng mức tăng tiền lương rất hạn chế nên người tiêu dùng vẫn tỏ ra thận trọng. 

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương nước này vẫn cam kết kích thích nền kinh tế với quan điểm rằng lạm phát tăng đột biến hiện nay chỉ là tạm thời.

Takahide Kiuchi, nhà kinh tế tại Viện nghiên cứu Nomura ở Tokyo và là cựu thành viên Hội đồng quản trị BoJ, cho biết: “Tôi kỳ vọng thế giới sẽ chuyển từ lạm phát cao kỷ lục sang không còn lạm phát và thậm chí là còn có áp lực giảm phát. Lạm phát sẽ giảm xuống vì các nước siết chặt chính sách tiền tệ trong khi kinh tế suy giảm. Xu hướng giá cả chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tiềm năng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, và đà tăng đang bị suy yếu vì Covid-19 và tình hình ở Ukraine"

Kỳ vọng về lạm phát

Các nhà kinh tế tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson đã xác định sự thay đổi trong kỳ vọng lạm phát dài hạn, một phần do chính sách ngân hàng trung ương tốt hơn và đây cũng là một trong những lý do tại sao giá của Mỹ vẫn giảm trong phần lớn thời gian đó.

Dù xu hướng tăng giá đã kéo dài suốt 1 năm, kỳ vọng lạm phát dài hạn vẫn không cao hơn là bao so với 1 thập kỷ trước. Trong khi đó, vài tuần gần đây các nhà đầu tư trái phiếu đã hạ kỳ vọng của họ về lạm phát.

Hiệu ứng cơ sở

Một số mức tăng đột biến lạm phát hiện tại đã được phóng đại bởi những gì được gọi là hiệu ứng cơ sở - sự biến đổi bất ngờ của số liệu lạm phát hàng tháng, xảy ra do mức lạm phát cao hoặc thấp bất thường của tháng trước. Hiệu ứng cơ sở có thể gây khó khăn cho việc đánh giá chính xác mức lạm phát theo thời gian và giảm dần theo thời gian nếu mức lạm phát tương đối ổn định.

Tuy nhiên, không lâu nữa, hiệu ứng này sẽ không còn. Các khu vực dựa vào năng lượng nhập khẩu, ví dụ như châu Âu, sẽ chứng kiến tình trạng lạm phát giảm mạnh hơn những khu vực khác nếu như giá dầu mỏ và khí đốt nhanh chóng hạ nhiệt.

Xem thêm: Giá dầu tăng 3% trong tuần qua

Thục San (Theo CNBC)
Theo VnMedia.vn Copy
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 6/6: Rủi ro lúc này là ở thị trường quốc tế

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 6/6: Rủi ro lúc này là ở thị trường quốc tế

Việc thị trường có điều chỉnh cũng là điều dễ hiểu sau chuỗi tăng vừa qua và nếu tiếp tục duy trì được mức tương quan thấp so với thị trường quốc tế, tác động từ thị trường quốc tế là không đáng ngại.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 6/6: TPB, BID, PTB

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 6/6: TPB, BID, PTB

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 6/6, bao gồm: TPB, BID, PTB.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 3/6: VN-Index dao động quanh ngưỡng 1.280 - 1.300 điểm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 3/6: VN-Index dao động quanh ngưỡng 1.280 - 1.300 điểm

Trong những phiên tới, chỉ số có thể sẽ tiếp tục dao động quanh ngưỡng 1.280 - 1.300 điểm, chờ dòng tiền vào đẩy chỉ số bật lên.
Diễn biến chứng khoán châu Á trái chiều phiên đầu tuần

Diễn biến chứng khoán châu Á trái chiều phiên đầu tuần

Cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương tại phiên giao dịch đầu tuần đã biến động trái chiều sau khi một cuộc khảo sát cho thấy kết quả sụt giảm trong hoạt động ngành dịch vụ của Trung Quốc vào tháng trước.
CTCK BSC: Quỹ V.N.M ETF có thể thêm vào 3 cổ phiếu mới

CTCK BSC: Quỹ V.N.M ETF có thể thêm vào 3 cổ phiếu mới

Dựa theo các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu do MVIS công bố, BSC dự báo V.N.M ETF Index có thể cân nhắc thêm mới ba cổ phiếu, bao gồm: Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB), Digiworld (HOSE: DGW), Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG).
Yeah1: Xuất hiện danh sách ứng viên đề cử làm thành viên HĐQT

Yeah1: Xuất hiện danh sách ứng viên đề cử làm thành viên HĐQT

CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) đã đưa ra thông báo về việc ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống - Chủ tịch HĐQT không còn là cổ đông lớn. Đồng thời, Tập đoàn cũng công bố danh sách các nhân sự đề cử bầu làm thành viên HĐQT.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp