Lạm phát tại Mỹ đang ở mức rất cao nhưng một số chuyên gia đầu tư và nhà kinh tế vẫn giữ vững lập trường về một bối cảnh lạm phát sẽ không tồi tệ như những năm 1970.
Lạm phát tại Mỹ đang ở mức rất cao nhưng một số chuyên gia đầu tư và nhà kinh tế vẫn giữ vững lập trường về một bối cảnh lạm phát sẽ không tồi tệ như những năm 1970.
Một số nhà quản lý quỹ và chiến lược gia kiên quyết giữ quan điểm rằng, lạm phát ở Mỹ sẽ sớm đạt đỉnh và nền kinh tế không rơi vào suy thoái bởi thị trường việc làm vẫn đang trong tình trạng tốt, tỷ lệ thất nghiệp duy trì mức thấp và tiền lương đang tăng dần lên.
Đồng tình quan điểm trên, nhà chiến lược Kit Juckes tại Societe Generale nhận định, lạm phát sẽ lên đến đỉnh điểm trong 1 - 2 tháng tới và lạm phát lõi sẽ giảm xuống khoảng 3%. Bên cạnh đó, những hạn chế trong chuỗi cung ứng có thể đang dần dần giảm bớt, điều này sẽ giảm thiểu gánh nặng lên áp lực về giá cả.
Ngoài ra, nhiều nhà kinh tế và nhà đầu tư cảm thấy rằng Fed đã mất quá nhiều thời gian trong việc phản ứng với vấn đề lạm phát.
Xem thêm: Khu vực đồng Euro ghi nhận lạm phát chạm mức cao kỷ lục
Hôm qua (ngày 1/6), các nhà kinh tế của UCLA Anderson Forecast cho biết: “Mặc dù một cuộc suy thoái sẽ không xảy ra trong hai năm tới như dự đoán nhưng rủi ro của một cuộc suy thoái chắc chắn đã tăng lên”.
Nguyên nhân khiến các nhà kinh tế của tổ chức trên đưa ra lời tuyên bố như vậy là vì việc tăng lãi suất của Fed sẽ làm giảm tốc độ tiêu dùng của người Mỹ, đặc biệt nhu cầu về nhà ở cũng như khiến các thương vụ đầu tư kinh doanh diễn ra chậm hơn.
Giám đốc Đầu tư tại Verdence Capital Advisors, Megan Horneman, cho rằng sức ép lạm phát hiện nay là đáng kể và là một trong những yếu tố gây rủi ro suy thoái.
Horneman cũng cho biết: "Tốc độ tăng trưởng đỉnh điểm của lạm phát đã gần kề và các nhà đầu tư nên chấp nhận rằng, cuối cùng chúng ta sẽ rơi vào một thời kỳ lạm phát cao hơn thời điểm mà chúng ta quen thuộc trong hơn một thập kỷ qua".
Bà chia sẻ thêm: “Chúng ta đang ở trong một tình huống tốt hơn so với những năm 80, đồng thời chỉ ra một số động lực lớn nhất của lạm phát nằm ở các yếu tố liên quan đến chuỗi cung ứng, cụ thể là thực phẩm, đồ nội thất và ô tô. Quan trọng hơn cả, điều này có thể bắt đầu cải thiện khi chuỗi cung ứng phục hồi”.
Xem thêm: Sự biến chuyển không ngờ của người tiêu dùng Mỹ khiến nhiều cửa hàng phải đại hạ giá