Thay đổi lập trường của Fed sẽ ảnh hưởng đến các nước châu Á ra sao?

Thứ sáu, 18/06/2021 | 09:04 Theo dõi CFĐT trên

Dự kiến sự thay đổi lập trường của Fed sẽ có ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế ở châu Á. Một mặt, thay đổi này sẽ làm dịu áp lực đối với một số ngân hàng trung ương lớn trong khu vực, mặt khác lại đặt ra thách thức đối với những ngân hàng trung ương còn lại.

Thay đổi lập trường của Fed sẽ ảnh hưởng đến các nước châu Á ra sao?
Thay đổi lập trường của Fed sẽ ảnh hưởng đến các nước châu Á ra sao?

Kỳ vọng lãi suất tăng ở Mỹ thường có khuynh hướng hút các dòng vốn khỏi châu Á, khiến các đồng tiền trong mất giá và đẩy lãi suất trong khu vực lên cao hơn. Điều này có thể là tin vui đối với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), bởi 2 nước này đang ứng phó với sự tăng giá mạnh không được chờ đợi của đồng nội tệ.

Trái lại, ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ và Indonesia có thể phải đương đầu với một thực tế là không còn nhiều dư địa nới lỏng chính sách nhằm vực dậy nền kinh tế từ Covid-19.

Ngân hàng trung ương nhiều nước rơi vào thế khó

Ngân hàng trung ương nhiều nước rơi vào thế khó
Ngân hàng trung ương nhiều nước rơi vào thế khó

Nhà quản lý danh mục Teresa Kong thuộc Matthews International Capital Management LLC nhận định: “Nếu đồng USD tiếp tục tăng giá, các ngân hàng trung ương ở khu vực châu Á sẽ chịu sức ép lớn. Tôi cho rằng tuyên bố ngày hôm nay của Fed đặt ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi vào một vị thế chính sách kém linh hoạt hơn. Họ buộc phải dịch chuyển sang khả năng phải nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát, cho dù nền kinh tế của họ có thể hưởng lợi từ việc giữ lãi suất thấp trong thời gian dài hơn”.

Đồng USD có phiên tăng giá mạnh nhất trong 1 năm sau cuộc họp của Fed. Trong số các đồng tiền ở khu vực châu Á, đồng Peso của Philippines, Rupiah của Indonesia và Won của Hàn Quốc thuộc nhóm giảm giá mạnh nhất so với USD trong phiên ngày 17/6.

Phiên bán tháo ngày 16/6 trên thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ cũng gây áp lực mạnh lên thị trường trái phiếu một số nước ở châu Á-Thái Bình Dương phiên ngày 17/6. Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của New Zealand và Australia bị bán mạnh, khiến lợi suất bật tăng.

IMF dự đoán tỷ lệ lạm phát toàn cầu là 3,5% trong năm nay (Ảnh: Bloomberg))
IMF dự đoán tỷ lệ lạm phát toàn cầu là 3,5% trong năm nay (Ảnh: Bloomberg)

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế Triển vọng kinh tế thế giới.

Lưu ý: Dữ liệu được lập bản đồ hiển thị dự báo lạm phát năm 2021 cho các nền kinh tế riêng biệt.

Phần lớn các quan chức trong Uỷ ban Thị trường mở (FOMC) của Fed dự báo lãi suất bắt đầu tăng từ năm 2023. Tuy nhiên, thị trường đang tính đến khả năng Fed có thể nâng lãi suất ngay trong năm 2022. Trên cơ sở này, giới đầu tư cho rằng Ngân hàng Trung ương New Zealand sẽ phải nâng lãi suất tổng cộng khoảng 0,5% trong năm 2022, thay vì mức dự báo nâng 0,32% đưa ra trước đó.

Nhà quản lý danh mục Stephen Chang thuộc Pacific Investment Management ở Hồng Kông cho rằng Hàn QuốcAustralia là hai “ứng cử viên” cho việc tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. Ông Stephen Chang cho hay: “Các ngân hàng trung ương ở châu Á đang ở trong một cuộc thảo luận về việc nước nào sẽ phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến, và trong số đó nước nào sẽ phải hành động trước Fed”.

Trong một bài phát biểu ngày 17/6, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) Philip Lowe nói rằng các yêu cầu về nâng lãi suất cơ bản của nước này có thể được đáp ứng vào năm 2024 theo một số kịch bản đã được xem xét. Cũng theo ông Lowe, RBA sẽ tiếp tục rà soát các kịch bản về lãi suất trong cuộc họp vào tháng tới. Ngay sau phát biểu của ông Lowe, số liệu thị trường việc làm tháng 5 của Australia cho thấy tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ sụt mạnh còn 5,1%.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia, ông Perry Warjiyo, ngày 17/5 công bố quyết định giữ nguyên lãi suất tháng thứ 4 liên tiếp. Ông Perry nói rằng đến hiện tại, phản với tuyên bố của Fed trên thị trường tài chính Indonesia là tương đối ổn định nhưng các Ngân hàng Trung ương nước này sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các diễn biến.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục cảnh giác và đảm bảo sự ổn định của tỷ giá ngoại hối và thị trường tài chính”, ông Perry Warjiyo cho hay.

Những ngân hàng trung ương nào hưởng lợi?

Đối với BOJ, sự dịch chuyển của Fed có thể mang lại một số lợi ích, theo chiến lược gia Tomo Kinoshita thuộc Invesco Asset Management. Cuộc họp tới của BOJ sẽ diễn ra vào ngày 18/5.

“Fed đang gửi đi một luồng gió thuận cho BOJ, bằng cách tạo áp lực cho đồng Yên suy yếu. Tất cả những gì mà BOJ cần phải làm là duy trì chính sách bấy lâu nay để đạt tới mục tiêu lạm phát còn rất xa của họ”, ông Kinoshita nói.

Đối với PBOC, sự dịch chuyển của Fed cũng có thể là một điều đáng mừng, bởi Bắc Kinh đang chật vật ứng phó với sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ, dòng vốn chảy mạnh vào nước này, và giá hàng hoá cơ bản leo thang.

PBOC gần đây đã đưa ra nhiều cảnh báo về kỳ vọng tiếp diễn vào sự tăng giá của Nhân dân tệ. Chỉ số CSI 300 của thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng tới 0,8% trong phiên ngày 17/6, trở thành một trong những chỉ số tăng tốt nhất khu vực phiên này.

Fed đẩy nhanh kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến châu Á và các khu vực khác (Ảnh: Bloomberg)
Fed đẩy nhanh kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến châu Á và các khu vực khác (Ảnh: Bloomberg)

Theo ông Marc Chandler, chiến lược gia trưởng thuộc Bannockburn Global Forex cho rằng việc Fed đẩy nhanh kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến châu Á và các khu vực khác.

“Nếu lãi suất ở Mỹ thực sự tăng liên tục và kéo dài và đồng USD lên giá, nhiều nền kinh tế mới nổi sẽ gặp thách thức, nhất là những quốc gia mà sự chênh lệch lãi suất có ý nghĩa hỗ trợ quan trọng”, ông Chandler nói.

Quốc Hoàng
Theo VnMedia.vn Copy
Chứng khoán Mỹ 'đỏ lửa' bất chấp chính sách nới lỏng của Fed

Chứng khoán Mỹ 'đỏ lửa' bất chấp chính sách nới lỏng của Fed

Trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm bất chấp việc Fed vẫn quyết định giữ chính sách nới lỏng.
Chủ tịch Fed nói gì về Bitcoin và các loại tiền mã hóa?

Chủ tịch Fed nói gì về Bitcoin và các loại tiền mã hóa?

Chủ tịch Fed Jerome Powell vừa cho rằng tiền ảo vẫn còn thiếu ổn định nếu xét tới vai trò kênh lưu trữ giá trị. Vì thế, Ngân hàng Trung ương sẽ không vội phát hành tiền kỹ thuật số.
Điều gì trong phát biểu của Chủ tịch Fed khiến chứng khoán ‘đỏ lửa’?

Điều gì trong phát biểu của Chủ tịch Fed khiến chứng khoán ‘đỏ lửa’?

Trước việc lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng vọt lên 1,55%, gần mức cao nhất trong năm ngoái thì Phố Wall đã xảy ra tình trạng bán tháo cổ phiếu, thị trường chứng khoán “đỏ lửa” sau những lời phát biểu của Chủ tịch Fed.
Vụ Ronaldo 'dẹp' 2 chai Coca Cola sang một bên: Gã khổng lồ nước giải khát đã có động thái đáp trả

Vụ Ronaldo 'dẹp' 2 chai Coca Cola sang một bên: Gã khổng lồ nước giải khát đã có động thái đáp trả

Sau hành động Ronaldo "dẹp" hai chai Coca Cola sang một bên vào ngày 14/6 vừa qua, gã khổng lồ nước giải khát đã có động thái đáp trả.
Thay vì đổ lỗi cho số phận, đây là những lý do khiến một người cả đời không phất lên nổi

Thay vì đổ lỗi cho số phận, đây là những lý do khiến một người cả đời không phất lên nổi

Trong cuộc sống, có nhiều thói quen tốt giúp chúng ta phát triển và hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều tật xấu làm ảnh hưởng đến cuộc sống và thành công của chúng ta. Dưới đây là những lý do khiến một người cả đời không phất lên nổi.
Bất chấp dịch Covid-19, tài sản của các gia tộc giàu nhất tại Mỹ tăng nhanh gấp 10 lần gia đình bình thường

Bất chấp dịch Covid-19, tài sản của các gia tộc giàu nhất tại Mỹ tăng nhanh gấp 10 lần gia đình bình thường

Tài sản của các gia tộc giàu nhất tại Mỹ đang tăng lên và tăng nhanh hơn nhiều so với các gia đình bình thường ở Mỹ. Chính xác là nhanh hơn mười lần.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp