Thích phê phán người khác
Càng ở tầng thấp, con người ta càng tư duy hạn hẹp và có sở thích phê phán người khác. Họ chưa cần xem xét người khác nói đúng hay sai, mà chỉ biết bày tỏ quan điểm và ý kiến của riêng mình để khoe mẽ bản thân.
Những người này chẳng bận tâm giá trị mà người khác đưa ra có đúng hay không, có học hỏi được gì không, có giúp họ phát triển hơn không. Với họ, nhất định phải phủ nhận, phê phán mới là cách khẳng định giá trị bản thân.
Chúng ta thường thấy các "anh hùng bàn phím" trên mạng xã hội, dù bạn nói gì họ cũng sẽ phản bác, dù có thể sự phản bác ấy hoàn toàn vô lý. Mục đích của họ chỉ là hơn thua với người đời chứ không phải vì sự trưởng thành hay tiến bộ của bản thân. Ngược lại, người có tư duy phản biện, họ nói điều gì cũng có cơ sở lý lẽ chặt chẽ, họ sẽ biết cách nhìn nhận đa chiều một sự việc để từ đó khám phá bản chất thực sự của vấn đề.
Người thích phê phán người khác sẽ không thể nào tự nhìn nhận được bản thân, do đó họ sẽ không biết để hoàn thiện và thay đổi mình, càng ngăn cản bước đường đi đến thành công.
=> Xem thêm: Người trẻ nên dừng ngay những lời tự bào chữa này nếu muốn nắm bắt được cơ hội đổi đời
Sợ bị phê bình
Có những người vô cùng nhạy cảm, mong manh dễ vỡ, luôn bị ảnh hưởng bởi những lời người khác nói. Họ mất quá nhiều thời gian bận tâm đến cách mà người khác nhìn nhận về mình. Cuộc sống của họ nhưng chẳng khác nào đang sống trong thế giới qua miệng của thiên hạ.
Một người bạn thời đại học từng nói với tôi rằng, bạn ấy luôn lo lắng người khác sẽ không hài lòng, không thích mình. Dù chỉ là một cái nhìn quá đỗi bình thường của người khác nhưng cũng khiến bạn ấy suy nghĩ nhiều.
Một CEO tôi quen đã nói với tôi, người sắp được thăng chức thì càng phải phê bình nhiều hơn. Với những người tài giỏi, mạnh mẽ thì những lời phê bình của người khác được coi như lời nhận xét, góp ý, họ sẽ tiếp nhận và thay đổi theo hướng tích cực hơn. Những người không bị cấp trên phê bình, thực ra là vì họ không còn có thể bồi dưỡng được nữa.
Quả thực, những người có trái tim mong manh rất sợ bị phê bình, họ luôn có trí tưởng tượng vô cùng phong phú về những suy nghĩ của người khác, một cách hoàn toàn chủ quan. Người không được rèn giũa sẽ khó có thể thành tài. Nếu muốn trở nên thành công, muốn hoàn thiện bản thân tốt hơn, chúng ta phải biết hạ cái tôi, chấp nhận sự chỉ dẫn của người khác. Chỉ khi kiểm soát được cảm xúc và lý trí để đối mặt với những lời phê bình của người khác, chúng ta mới có thể thực sự trưởng thành và đi đến đỉnh cao của thành công.
Bạn thường bào chữa cho chính mình
Suốt cuộc đời bạn có thể đổ lỗi cho cả thế giới hoặc người khác rằng bạn không có đủ thời gian, tiền bạc, năng lượng hay nguồn lực để thực hiện mục tiêu của mình. Bạn biết không, một sự thật nghiệt ngã rằng mỗi người trên thế giới này đều có ít nhất một lý do hoàn hảo để biện minh tại sao họ không sống như điều họ muốn.
Những người thành công trong cuộc sống không tìm lời bào chữa. Họ tìm mọi cách để vượt qua những trở ngại thay vì bị đánh gục. Đó là lý do tại sao họ luôn thành công trong cuộc sống.
=> Xem thêm: Doanh nhân gốc Á vượt qua ‘rào cản kỳ thị’, trở thành tỷ phú lĩnh vực cho vay thế chấp siêu cạnh tranh ở Phố Wall
Không có cá tính
Cuộc sống hiện đại với sự lên ngôi của các thương hiệu cá nhân, con người ta không ngừng khẳng định giá trị của bản thân mình. Một người càng thiếu cá tính thì càng hạn chế sự phát triển của bản thân.
Có rất nhiều người thiếu đi bản sắc riêng, họ thậm chí còn không biết mình thích làm gì, không dám bày tỏ quan điểm trước đám đông, khiến bản thân bị lu mờ, thiếu ấn tượng.
Họ có tư tưởng không phạm sai lầm mới là điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Trong khi thực tế sự phát triển chính là những lần sai lầm, vấp ngã, thất bạn để tìm ra được đích đến tốt đẹp hơn. Người càng sợ mắc sai lầm càng khó đạt được thành công.
Tự ti về bản thân
"Tôi sợ tôi không làm được", đó chính là câu cửa miệng tưởng như vô hại nhưng đã cản bước sự nghiệp của rất nhiều người.
Người luôn giới hạn bản thân, mở miệng là sợ khổ sợ khó, nói tôi không làm được đâu thì rất khó để thành công.
Xét ở góc độ tâm lý, người tự giới hạn bản thân là biểu hiện của tư tưởng bảo thủ. Chính vì suy nghĩ đó khiến bạn không thấy được tiềm năng và thế mạnh của bản thân. Trưởng thành là khi con người ta thực sự bứt phá, vượt lên những thứ bản thân đã từng làm được chứ không phải cảm giác sợ hãi.
Chẳng ai sinh ra đã có sẵn khả năng làm được những thứ lớn lao, vĩ đại, chỉ khi bạn nỗ lực vươn lên, bạn mới thấy được khả năng của mình như nào. Người thất bại luôn cảm thấy đủ, họ cho rằng họ đã làm việc chăm chỉ, mà không biết rằng cần thử thách bản thân để nhìn thấy nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống.
=> Xem thêm: Triệu phú tự thân 31 tuổi chia sẻ 5 cách kiếm tiền từ những công việc vô cùng đơn giản
Không ai có thể cứu bạn khỏi cuộc đời của bạn
Trong cuộc sống, chứng ta luôn chờ đợi điều gì đó. Có thể là chờ đợi gặp được quý nhân hay tri kỷ, chờ đợi kết quả phỏng vấn. Khi không hài lòng với cuộc sống hiện tại, chúng ta hy vọng một cách phi lý rằng có một phép lạ xảy ra giúp chúng ta giải quyết mọi vấn đề.
Nhưng sự thật, cuộc sống không phải như vậy, vấn đề không thể được giải quyết bằng một cây đũa thần. Nếu muốn thay đổi cuộc sống và đạt nhiều hơn những gì đang có thì bạn phải là người thực hiện những mục tiêu đề ra.
Những người mạnh mẽ luôn nắm trong tay một sự thật đơn giản: “Lúc gặp khó khăn, bạn không cần chờ ai đó tới giúp – hãy tự vượt qua bằng chính bản thân mình”.
=> Xem thêm: Đầu tư nhà đất dễ sinh lời với 9 bí quyết 'vàng'