Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã đánh dấu cột mốc quan trọng khi tổ chức phiên đấu giá đầu tiên để bán lượng trái phiếu chính phủ trị giá 875 tỷ bảng Anh (tương đương 1.010 tỷ USD) mà cơ quan này đã thu mua trong chương trình nới lỏng định lượng (QE) giai đoạn 2009-2021.
Ngân hàng Trung ương của Anh là ngân hàng đầu tiên trong nhóm G7 chủ động bán trái phiếu của chương trình QE cho các nhà đầu tư.
Trong phiên đấu giá ngày 1/11, BoE đã bán lượng trái phiếu chính phủ trị giá 750 triệu bảng với các kỳ hạn còn lại từ 3 - 7 năm và nhận được sự hưởng ứng của nhà đầu tư.
Trước đó, BoE đã lên kế hoạch giảm lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ theo chương trình QE.
Hồi tháng 2, BoE cho biết ngân hàng này sẽ không mua trái phiếu mới để thay thế những trái phiếu đã đáo hạn. Tổng giá trị trái phiếu do BoE nắm giữ sau đó đã giảm xuống 838 tỷ Bảng.
Vào tháng 8 vừa qua, BoE thông báo muốn giảm tổng số lượng nắm giữ trái phiếu 80 tỷ bảng trong 12 tháng bắt đầu từ cuối tháng 9. Để đạt được mục tiêu này, cứ ba tháng BoE sẽ cần bán khoảng 10 tỷ Bảng trái phiếu cũng như không tái đầu tư số tiền thu được từ trái phiếu đáo hạn.
Kế hoạch bán trái phiếu của BoE đã bị trì hoãn khi cuộc họp của Ủy ban Chính sách Tiền tệ BoE vào tháng 9 bị chậm lại sau sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth và sau đó thị trường chứng kiến một đợt bán tháo trái phiếu do kế hoạch cắt giảm thuế của cựu Thủ tướng Liz Truss.
Do đó, sự hỗn loạn của thị trường buộc BoE phải can thiệp và mua vào lượng trái phiếu dài hạn trị giá 19 tỷ Bảng trong một chương trình khẩn cấp kéo dài đến ngày 14/10.
Tuy nhiên, BoE khẳng định vẫn muốn giảm tổng lượng nắm giữ trái phiếu 80 tỷ bảng Anh được công bố vào tháng 8. Do đó, các nhà hoạch định chính sách ngân hàng này sẽ cân nhắc tốc độ bán trái phiếu hàng năm.
Được biết, trái phiếu Chính phủ Anh có thời gian đáo hạn trung bình dài hơn trái phiếu do các nước khác phát hành, vì vậy BoE phải chủ động bán trái phiếu để thu hẹp bảng cân đối kế toán trong khi các Ngân hàng Trung ương khác có thể chỉ cần ngồi đợi trái phiếu đáo hạn.
Vào giai đoạn đỉnh điểm hồi tháng 12/2021, BoE sở hữu gần một nửa tổng số trái phiếu chính phủ Anh phát hành.
BoE không có ý định đảo ngược hoàn toàn QE, do những thay đổi về quy định kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến các ngân hàng phải nắm giữ nhiều tiền mặt hơn trước. Song, ngân hàng trung ương này cũng không đặt mục tiêu dài hạn cho việc nắm giữ trái phiếu.
Đáng chú ý, đảo ngược QE có thể giúp chống lại lạm phát. Tuy nhiên, BoE cho biết tăng lãi suất vẫn công cụ chính để kiểm soát giá cả khi ngân hàng này nắm rõ tác động của chính sách lãi suất hơn chính sách thắt chặt định lượng (QT).
Kế hoạch bán 6 tỷ Bảng trái phiếu của BoE sẽ diễn ra cùng lúc với lượng phát hành 37 tỷ Bảng trái phiếu của chính phủ.
Dù chỉ số đóng cửa trong sắc đỏ, nhưng một số nhóm ngành hoạt động khá tích cực trong phiên hôm nay như Bán lẻ, Cảng biển, Tiêu dùng hay Xây dựng… đã giúp thị trường thu hẹp đáng kể đà giảm trong phiên.
Ông Trần Quốc Phẩm - Phó Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) lên kế hoạch đăng ký bán ra cổ phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh cổ phiếu HSG bị bán tháo.
Giá kim loại quý trên thị trường thế giới tiếp tục có một phiên giao dịch ảm đạm, trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh, lợi tức trái phiếu tăng. Trong nước, giá vàng SJC tiếp tục duy trì trên ngưỡng 67 triệu đồng/lượng…
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.