Khủng hoảng tài chính là gì? Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính

Thứ ba, 11/01/2022 | 17:03 Theo dõi CFĐT trên

Khủng hoảng tài chính (tiếng Anh là Financial crisis), là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính.

Khủng hoảng tài chính là gì? Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính là gì? Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính (Financial crisis) là gì?

Khủng hoảng tài chính - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Financial crisis.

Khủng hoảng tài chính xuất hiện khi thị trường tài chính sụp đổ nguyên nhân bởi sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trở nên gay gắt trên các thị trường tài chính, làm cho các thị trường này không còn khả năng luân chuyển vốn hiệu quả từ những người tiết kiệm đến những nhà đầu tư tiềm năng. Kết quả là nền kinh tế suy thoái.

Các tình huống khác có thể được gọi là khủng hoảng tài chính bao gồm sự bùng nổ của “bong bóng” tài chính đầu cơ, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, vỡ nợ có chủ quyền hoặc khủng hoảng tiền tệ. Khủng hoảng tài chính có thể giới hạn trong phạm vi các ngân hàng hoặc lan rộng khắp một nền kinh tế, nền kinh tế của một khu vực hoặc các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Nguyên nhân nào gây ra khủng hoảng tài chính?

Nguyên nhân nào gây ra khủng hoảng tài chính?
Nguyên nhân nào gây ra khủng hoảng tài chính?

Lãi suất tăng cao

Các cá nhân và công ty với các dự án mạo hiểm rủi ro cao lại là những người sẵn sàng trả mức lãi suất cao. Nếu lãi suất thị trường nhạy cảm tăng theo nhu cầu tín dụng tăng hoặc do cung tiền giảm, làm cho những người có rủi ro tín dụng tốt sẽ không còn thiết tha vay vốn nữa, trong khi đó, những người có rủi ro tín dụng xấu vẫn mong muốn được vay.

Do lựa chọn đối nghịch tăng lên, khiến cho ngân hàng không còn muốn cho vay nữa. Sự giảm sút mạnh trong tín dụng dẫn đến sự giảm sút mạnh trong đầu tư và hoạt động kinh tế vĩ mô.

Gia tăng sự bất ổn

Sự bất ổn đột ngột trên thị trường tài chính (có thể do sự sụp đổ của một tổ chức tài chính hay phi tài chính trụ cột nào đó), dấu hiệu của suy thoái kinh tế hay sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu, càng làm cho ngân hàng khó khăn hơn trong việc sàng lọc khách hàng vay vốn.

Kết quả là ngân hàng không còn khả năng giải quyết được vấn đề lựa chọn đối nghịch nữa, dẫn đến hạn chế cho vay, làm suy giảm tín dụng, đầu tư và hoạt động kinh tế vĩ mô.

Ảnh hưởng của thị trường cổ phiếu lên bảng cân đối kế toán

Trạng thái bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh thực trạng về vấn đề thông tin bất cân xứng trong hệ thống tài chính. Một sự giảm sút nghiêm trọng trên thị trường cổ phiếu là nhân tố làm cho bảng cân đối của doanh nghiệp trở nên xấu đi.

Ngược lại, sự xấu đi của bảng cân đối có thể làm gia tăng vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, kích thích khủng hoảng tài chính xảy ra. Sự giảm sút của thị trường cổ phiếu giảm làm giảm vốn chủ sở hữu của các công ty.

Vốn chủ sở hữu của các công ty giảm, khiến cho các ngân hàng không còn sẵn sàng cho vay, bởi vì vốn chủ sở hữu vốn là một chiếc đệm, có vai trò như tài sản bảo đảm tiền vay. Khi giá trị bảo đảm giảm, khiến cho ngân hàng không còn được bảo vệ tốt nữa, dẫn đến khả năng tổn thất tín dụng là hiện hữu.

Các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng

Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trên các thị trường tài chính, bởi vì chúng hoạt động hiệu quả trong việc sản xuất và xử lí thông tin, làm cơ sở cho việc gia tăng đầu tư hiệu quả trong nền kinh tế.

Trạng thái bảng cân đối tài sản của ngân hàng có tác động quan trọng đến việc cho vay. Nếu bảng cân đối của ngân hàng trở nên xấu đi (vốn chủ sở hữu giảm đáng kể), thì nguồn vốn cho vay trở nên hạn hẹp, dẫn đến giảm sút tín dụng. Hậu quả là đầu tư giảm, nền kinh tế đình trệ.

Xem thêm: “Bong bóng” nhà đất (Housing Bubble) là gì? “Bong bóng” địa ốc Mỹ những năm 2000

Thâm hụt ngân sách chính phủ

Ở các nước mới nổi, nếu thâm hụt ngân sách chính phủ trầm trọng, sẽ làm phát sinh tâm lí lo sợ về khả năng vỡ nợ của chính phủ. Kết quả là chính phủ gặp khó khăn trong việc phát hành trái phiếu cho công chúng, chính phủ quay sang ép các ngân hàng mua.

Nếu giá trái phiếu chính phủ giảm, làm cho bảng cân đối tài sản ngân hàng trở nên xấu đi, dẫn đến giảm sút trong cho vay của ngân hàng. Mối lo sợ chính phủ vỡ nợ cũng có thể là tác nhân của khủng hoảng ngoại hối, khi giá trị đồng nội tệ giảm đột ngột do các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi quốc gia.

Giá trị nội tệ giảm, làm cho bảng cân đối tài sản của công ty có nợ phải trả bằng ngoại tệ lớn trở nên xấu đi. Bảng cân đối xấu làm gia tăng vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đực, hậu quả là giảm tín dụng, giảm đầu tư và khiến cho nền kinh tế đình trệ. 

Xem thêm: ‘Bong bóng’ (Bubble) trong kinh tế là gì? Cách ‘bong bóng’ hoạt động trong nền kinh tế

Ví dụ về khủng hoảng tài chính

Hội chứng hoa Tulip

Hội chứng hoa Tulip
Hội chứng hoa Tulip

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1636-1637 khi nền kinh tế Hà Lan phục hồi sau cơn khủng hoảng. Lúc đó, điều thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tại Hà Lan không phải là chỉ số chứng khoán Dow hay Nasdaq mà chính là giá của những bông hoa Tulip.

Việc mua bán củ hoa Tulip trở thành cách đầu cơ điên cuồng vì họ tin là giá loại hàng hoá này sẽ tăng lên trong tương lai. Có những tuần giá có thể tăng gấp đôi. Doanh nhân, thợ nề, mục sư và cả luật sư đều trở thành những thương nhân đổ mạnh dòng vốn ra thị trường. Giá cả tăng nhanh đến chóng mặt. Cho đến đỉnh điểm, một số củ Tulip hiếm nhất được bán với giá tương đương 100.000 USD ngày nay. Để sở hữu một củ tu-lip có giá trị, một người yêu hoa muốn đầu cơ nó cần bỏ ra 3000 guđơ (tiền Hà Lan) – số tiền đủ để mua được: 8 con lợn; 4 con bò; 12 con cừu; 24 tấn lúa mì; 1 con tàu; 1 chiếc giường ngủ; 48 tấn lúa mạch đen; 2 thùng rượu lớn (loại 240 lít); 4 thùng bia; 2 tấn bơ; 453 kg phomat; 1 tách bạc.

Khi cơn sốt hoa Tulip lên tới đỉnh điểm vào tháng 2 năm 1637, một số củ Tulip được bán với giá gấp hơn 10 lần thu nhập hàng năm của một thợ thủ công lành nghề. Đây nhìn chung được coi là bong bóng đầu cơ đầu tiên được ghi lại trong lịch sử (hay là bong bóng kinh tế).

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt, đến tháng 2 năm 1637 giá đột nhiên rơi xuống mức không ngờ. Các nhà buôn hoảng hốt khi giá của củ Tulip giảm xuống chỉ còn 1% so với trước và đôi khi còn giảm hơn. Lợi nhuận ảo trên giấy tờ bị xoá sạch. Hội chứng hoa Tulip đã kết thúc nhanh chóng giống hệt như lúc nó bắt đầu.

Xem thêm: Tương lai Bitcoin là công cụ thanh toán hay chỉ là ‘bong bóng’ hoa tulip?

Khủng hoảng tín dụng năm 1772

Khủng hoảng tín dụng năm 1772
Khủng hoảng tín dụng năm 1772

Sau một thời gian mở rộng tín dụng nhanh chóng, cuộc khủng hoảng này bắt đầu vào tháng 3, tháng 4 tại London. Alexander Fordyce, đối tác của một ngân hàng lớn, đã mất một khoản tiền khổng lồ khi bán khống cổ phiếu của Công ty Đông Ấn và bỏ trốn sang Pháp để trốn tránh việc trả nợ. 

Sự hoảng loạn đã dẫn đến sự tháo chạy của các ngân hàng Anh khiến hơn 20 công ty ngân hàng lớn phá sản hoặc ngừng thanh toán cho người gửi tiền và chủ nợ. 

Cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan sang phần lớn châu Âu. Các nhà sử học đã vạch ra ranh giới từ cuộc khủng hoảng này đến nguyên nhân của “Tiệc trà Boston,” được tổ chức để phản đối Đạo luật Trà năm 1773 của Quốc hội Anh, một dự luật được đưa ra nhằm cứu Công ty Đông Ấn đang suy sụp bằng cách giảm đáng kể thuế trà và cấp giấy phép độc quyền buôn bán trà ở Mỹ. Bữa tiệc trà ở Boston — luật thuế không được ưa chuộng ở 13 thuộc địa — và kết quả là tình trạng bất ổn dẫn đến Cách mạng Mỹ.

Xem thêm: Khủng hoảng trần nợ Mỹ nguy hiểm ra sao?

Sự cố chứng khoán năm 1929 

Sự cố chứng khoán năm 1929 
Sự cố chứng khoán năm 1929 

Sự sụp đổ này, bắt đầu vào ngày 24/10/1929, chứng kiến ​​giá cổ phiếu sụp đổ sau một thời gian đầu cơ hoang dã và vay mượn để mua cổ phiếu. Nó đã dẫn đến cuộc Đại suy thoái, đã được cảm nhận trên toàn thế giới trong hơn 10 năm. Tác động xã hội của nó kéo dài lâu hơn nữa. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ là tình trạng cung vượt cầu mạnh đối với các loại hàng hóa, dẫn đến giá cả giảm mạnh. Một loạt các quy định và công cụ quản lý thị trường đã được đưa ra do hậu quả của sự cố.

Xem thêm: Tiền ảo có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Năm 1973 Khủng hoảng Dầu mỏ OPEC

Năm 1973 Khủng hoảng Dầu mỏ OPEC
Năm 1973 Khủng hoảng Dầu mỏ OPEC

Các thành viên OPEC bắt đầu lệnh cấm vận dầu mỏ vào tháng 10/1973 nhằm vào các nước ủng hộ Israel trong Chiến tranh Yom Kippur. Vào thời điểm kết thúc lệnh cấm vận, một thùng dầu đứng ở mức 12 USD, tăng từ 3 USD. Do các nền kinh tế hiện đại phụ thuộc vào dầu mỏ, giá cả cao hơn và sự không chắc chắn đã dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán giai đoạn 1973–1974, khi thị trường giá xuống kéo dài từ tháng 1/1973 đến tháng 12/1974 và chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 45% giá trị.

Xem thêm: Khủng hoảng năng lượng toàn cầu buộc châu Á tìm đến dầu thô Mỹ

Khủng hoảng Châu Á 1997–1998

Khủng hoảng Châu Á 1997–1998
Khủng hoảng Châu Á 1997–1998

Cuộc khủng hoảng này bắt đầu vào tháng 7/1997 với sự sụp đổ của đồng baht Thái Lan. Thiếu ngoại tệ, chính phủ Thái Lan đã buộc phải từ bỏ việc neo giá USD của mình và để đồng baht thả nổi. Kết quả là sự mất giá lớn đã lan rộng ra phần lớn khu vực Đông Á, cũng ảnh hưởng đến Nhật Bản, cũng như tỷ lệ nợ trên GDP tăng mạnh. Trong bối cảnh của nó, cuộc khủng hoảng đã dẫn đến việc quản lý và giám sát tài chính tốt hơn.

Xem thêm: Khủng hoảng vận tải biển khi nào kết thúc?

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008

Cuộc khủng hoảng tài chính này là thảm họa kinh tế tồi tệ nhất kể từ sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929. Nó bắt đầu bằng cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn vào năm 2007 và mở rộng thành cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu với sự thất bại của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers vào tháng 9/2008. Các gói cứu trợ khổng lồ và các biện pháp khác có nghĩa là để hạn chế sự lây lan của thiệt hại thất bại và nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.

Xem thêm: Những câu hỏi lớn về thị trường tài chính toàn cầu năm 2022

(Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê; Investopedia.com)

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
XSMB ngày 11/1: Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba

XSMB ngày 11/1: Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba

XSMB ngày 11/1: Kết quả XSMB - Xem Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba được tường thuật trực tiếp cùng giờ quay số vào lúc 18h15'.
Fed sẽ tăng lãi suất 4 lần trong năm nay?

Fed sẽ tăng lãi suất 4 lần trong năm nay?

Cục Dự trữ Liên bang có khả năng tăng lãi suất 4 lần trong năm nay để đối phó với lạm phát và tình trạng thất nghiệp, Goldman Sachs đưa ra dự báo.
Bộ Tài chính yêu cầu làm rõ sự cố bảng điện sàn HOSE

Bộ Tài chính yêu cầu làm rõ sự cố bảng điện sàn HOSE

Ngay sau khi sự cố xảy ra vào phiên chiều 10/1, Bộ Tài chính đã có công văn yêu cầu Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX), Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) kiểm tra, khắc phục sự cố mất ổn định tạm thời của hệ thống Gateway (hệ thống trả thông tin thị trường về cho các công ty chứng khoán) tại HOSE.
Khủng hoảng nợ bất động sản Trung Quốc lan sang cả những doanh nghiệp có tài chính lành mạnh

Khủng hoảng nợ bất động sản Trung Quốc lan sang cả những doanh nghiệp có tài chính lành mạnh

Một trong những nhà phát triển bất động sản lành mạnh nhất của Trung Quốc đã vỡ nợ, một dấu hiệu nữa về những điều tồi tệ hơn có thể xảy ra trong ngành địa ốc nặng nợ của nước này.
Chiếm đoạt 1,1 tỉ đồng của người tình rồi mang tiền về cho vợ

Chiếm đoạt 1,1 tỉ đồng của người tình rồi mang tiền về cho vợ

Sau khi chiếm đoạt 1,1 tỉ đồng của người tình, Tuấn đã chuyển toàn bộ số tiền vào khoản ngân hàng của vợ.
Công khai việc có hay không kit xét nghiệm phát hiện Omicron

Công khai việc có hay không kit xét nghiệm phát hiện Omicron

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 216/VPCP-KGVX ngày 10/1/2022 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc thông tin chính thức, công khai về kit xét nghiệm.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp