“Bong bóng” nhà đất (tiếng Anh: Housing Bubble) là hiện tượng tạm thời nhưng có thể kéo dài trong vài năm do giá nhà đất được đẩy lên quá cao và đầu cơ tràn lan trong thị trường.
“Bong bóng” nhà đất (tiếng Anh: Housing Bubble) là hiện tượng tạm thời nhưng có thể kéo dài trong vài năm do giá nhà đất được đẩy lên quá cao và đầu cơ tràn lan trong thị trường.
“Bong bóng” nhà đất trong tiếng Ạnh là Housing Bubble. “Bong bóng” nhà đất là sự gia tăng giá nhà đất được thúc đẩy bởi nhu cầu, đầu cơ và sự phấn khích của thị trường. “Bong bóng” nhà đất thường bắt đầu bằng sự gia tăng nhu cầu đất đai và nhà ở trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, phải mất thời gian tương đối dài để bổ sung và tăng lượng cung.
Các nhà đầu cơ đổ tiền vào thị trường làm nhu cầu tiếp tục bị đẩy lên. Đến một thời điểm, nhu cầu chững lại hoặc giảm cùng lúc với nguồn cung tăng lên, dẫn đến giá giảm mạnh và “bong bóng” vỡ.
“Bong bóng” nhà đất là một sự kiện tạm thời nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều năm. Thông thường, nó được thúc đẩy bởi một yếu tố nào đó vượt quá mức thông thường, chẳng hạn như nhu cầu, đầu cơ, mức đầu tư cao hoặc dư thừa thanh khoản - tất cả đều có thể khiến giá nhà trở nên không bền vững.
Theo Quĩ Tiền tệ Quốc tế, “bong bóng” nhà đất có thể xảy ra ít thường xuyên hơn "bong bóng" vốn chủ sở hữu, nhưng chúng có xu hướng kéo dài gấp đôi.
“Bong bóng” nhà đất không chỉ tác động lên ngành bất động sản, mà còn có ảnh hưởng đáng kể đến người dân trong mọi tầng lớp, khu vực , và toàn bộ nền kinh tế. Chúng có thể buộc mọi người tìm cách thanh toán các khoản thế chấp của mình bằng mọi cách hoặc phải sử dụng khoản tiền hưu trí chỉ để đủ khả năng không bị mất căn nhà mình đang ở.
Xem thêm: Hàng hóa là gì? Đặc trưng, phân loại và thuộc tính cơ bản của hàng hóa
Sau khi đã giải nghĩa được hiện tượng “bong bóng” bất động sản là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiếp lý do tại sao lại xảy ra hiện tượng như vậy. Theo các chuyên gia bất động sản cho thấy, các cuộc khủng hoảng “bong bóng” bất động sản có thể xảy ra là do các nguyên nhân chính sau đây:
Chỉ số GDP cao
Trong giai đoạn năm 2007 - 2011, tăng trưởng GDP ở nước ta đạt ở mức rất cao. Cụ thể, tăng trưởng GDP vào năm 2007 đạt tới mức 8.43%, một mức tăng trưởng toàn diện đối với nền kinh tế của Việt Nam.
Chỉ số GDP càng cao cũng đồng nghĩa với việc người dân có thu nhập tốt. Họ sẽ tìm tới bất động sản để lưu trữ, kinh doanh thu lợi nhuận và đầu cơ.
Xem thêm: Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền
Chính sách nới lỏng tín dụng
Có thể nói rằng, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hiện tượng bong bóng bất động sản chính là do chính sách nới lỏng tín dụng. Điều này đã được thể hiện rõ ràng vào năm 2007 khi tăng trưởng tín dụng đạt mức hơn 37%. Nhiều số liệu thống kê cho thấy, phần lớn tín dụng được đầu tư vào bất động sản. Không chỉ thế, còn có nguồn vốn xã hội đầu tư kinh doanh bất động sản nữa.
Xuất hiện nhiều nhà đầu tư kinh doanh BĐS
Nguyên nhân phổ biến tiếp theo khiến cho xảy ra hiện tượng bong bóng BĐS chính là sự xuất hiện của hàng loạt các nhà đầu tư kinh doanh BĐS, người môi giới, cò đất, cò nhà,... cùng với các đợt sóng tăng giá bất động sản với tần số chóng mặt. Điều này đã tạo ra một cơn sốt giá ảo, tăng cao hơn nhiều so với giá trị hiện thực của BĐS nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và kích thích đầu tư lướt sóng.
Xem thêm: Luật chống độc quyền là gì? Vai trò của Luật chống độc quyền trong môi trường kinh doanh Việt Nam
Thuật ngữ “bong bóng” trong lĩnh vực tài chính thường dùng để chỉ một tình trạng trong đó giá một loại hàng hóa hay tài sản bị bơm phồng, cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó.
Khi các nhà đầu tư từ bỏ thị trường chứng khoán sau khi “bong bóng” dotcom vỡ và thị trường chứng khoán sụp đổ, họ đã chuyển tiền vào đầu tư bất động sản. Đồng thời, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã cắt giảm và giữ mức lãi suất thấp.
Luồng tiền và tín dụng lớn được hỗ trợ bởi các chính sách của chính phủ được thiết kế để khuyến khích người dân sở hữu nhà ở và một loạt các công cụ mới trong thị trường tài chính làm tăng tính thanh khoản của các tài sản liên quan đến bất động sản. Giá nhà tăng và ngày càng có nhiều người tham gia vào việc mua bán nhà.
Trong 6 năm tiếp theo, cơn sốt sở hữu nhà đã tăng đến mức đáng báo động khi lãi suất giảm mạnh, và các yêu cầu cho vay nghiêm ngặt đều bị từ bỏ. Người ta ước tính rằng 56% số nhà được mua là của những người không có khả năng chi trả cho chúng theo các điều kiện cho vay thông thường, gọi là những người vay dưới chuẩn.
Sự khuyến khích của chính phủ Mỹ để phổ biến sở hữu nhà ở đã khiến các ngân hàng giảm lãi suất và điều khoản cho vay, kích thích cơn sốt mua nhà khiến giá tăng từ 50 đến 100% tùy theo khu vực.
Cùng trong khoảng thời gian đó, thị trường chứng khoán bắt đầu hồi phục và đến năm 2006 lãi suất bắt đầu tăng. Các khoản thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh bắt đầu bị áp dụng với mức lãi cao hơn khi các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang chậm lại xuất hiện vào năm 2007.
Với giá nhà đất ở mức quá cao, các nhà đầu tư ngừng mua nhà do rủi ro quá lớn. Khi người mua nhà thấy rõ rằng giá nhà có thể đi xuống, giá nhà đất bắt đầu giảm mạnh, dẫn đến sự bán tháo lớn các chứng khoán đảm bảo bởi tài sản thế chấp.
Cuối cùng, giá nhà đất giảm hơn 40% ở một số vùng ở Mỹ và các vụ vỡ nợ hàng loạt dẫn đến hàng triệu căn nhà bị tịch thu trong vài năm tiếp theo.
Xem thêm: Đội lái chứng khoán là gì? Những chiêu trò thao túng giá cổ phiếu