‘Bong bóng’ (Bubble) trong kinh tế là gì? Cách ‘bong bóng’ hoạt động trong nền kinh tế

Thứ sáu, 07/01/2022 | 19:21 Theo dõi CFĐT trên

“Bong bóng” (tiếng Anh: Bubble) là một hiện tượng kinh tế chỉ tình trạng thị trường mà trong đó giá của một loại hàng hoá nào đó tăng đột biến một cách vô lí hoặc giá không bền vững.

‘Bong bóng’ (Bubble) trong kinh tế là gì? Cách ‘bong bóng’ hoạt động trong nền kinh tế
‘Bong bóng’ (Bubble) trong kinh tế là gì? Cách ‘bong bóng’ hoạt động trong nền kinh tế

Bong bóng trong kinh tế (Bubble) là gì?

“Bong bóng” trong kinh tế theo tiếng Anh là Bubble. “Bong bóng” là một chu kỳ kinh tế có đặc trưng là sự leo thang nhanh chóng của giá tài sản và nối tiếp là sự giảm giá. “Bong bóng được tạo ra bởi sự tăng vọt của giá tài sản không được bảo đảm bởi các thông tin định lượng và định tính của tài sản và được thúc đẩy bởi các hành vi thị trường lạc quan quá mức. 

Khi không còn nhà đầu tư nào sẵn sàng mua tài sản ở mức giá cao, một đợt bán tháo lớn xảy ra, khiến “bong bóng vỡ.

Một số “bong bóng” nổi tiếng trong nền kinh tế là “bong bóng” dotcom, “bong bóng” hoa Tulip, “bong bóng” nhà đất Mỹ.

Xem thêm: Thành phố nào đang đứng trước nguy cơ ‘bong bóng’ bất động sản lớn nhất thế giới?

Cách "bong bóng" hoạt động trong nền kinh tế

Cách
Cách "bong bóng" hoạt động trong nền kinh tế

"Bong bóng" hình thành trong các nền kinh tế, thị trường chứng khoán, bất động sản và các lĩnh vực kinh doanh do sự thay đổi trong hành vi của nhà đầu tư. 

Đó có thể là một thay đổi thực sự - như đã thấy trong nền kinh tế "bong bóng" của Nhật vào những năm 1980 khi các ngân hàng bị giải thể một phần, hoặc một sự thay đổi về mô hình - diễn ra trong thời kỳ bùng nổ Dotcom vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. 

Trong thời kỳ bùng nổ, mọi người đã mua cổ phiếu công nghệ với giá cao, tin rằng họ có thể bán chúng với giá cao hơn cho đến khi niềm tin bị phá vỡ và dẫn đến một cuộc điều chỉnh hoặc sụp đổ thị trường. 

"Bong bóng" trên thị trường chứng khoán và nền kinh tế khiến tài nguyên được chuyển đến các khu vực tăng trưởng nhanh. Khi "bong bóng" vỡ, các tài nguyên lại chuyển đến các lĩnh vực khác, khiến giá giảm.

Xem thêm: Australia và New Zealand mở 'bong bóng du lịch' từ ngày 19/4

5 giai đoạn bong bóng

5 giai đoạn bong bóng
5 giai đoạn bong bóng

1Dịch chuyển: Giai đoạn này diễn ra khi các nhà đầu tư bắt đầu chú ý đến một mẫu hình mới, như một sản phẩm hoặc công nghệ mới, hoặc một mức lãi suất thấp kỉ lục hoặc bất cứ điều gì khiến họ chú ý.

2. Bùng nổ: Giá bắt đầu tăng nhẹ, sau đó có thêm đà tăng cao khi càng nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường. Điều này thiết lập điều kiện cho sự bùng nổ. Trạng thái tâm lí chung là nỗi sợ không kịp tham gia vào thị trường, khiến càng nhiều người tham gia vào việc mua tài sản.

3. Hưng phấn: Khi mọi người rơi vào trạng thái hưng phấn và giá tài sản tăng vọt, không ai còn quan tâm đến cẩn thận nữa.

4. Thu lợi nhuận: Dự đoán khi nào "bong bóng" vỡ là điều không dễ dàng, một khi "bong bóng" đã vỡ thì nó sẽ không thể nào phục hồi. Tuy vậy, những ai có thể nhận biết các dấu hiệu sẽ kiếm được tiền bằng việc bán tài sản.

5. Hoảng loạn: Giá tài sản đổi chiều và rớt nhanh chóng như lúc nó tăng giá. Các nhà đầu tư muốn bán chúng đi với bất cứ giá nào.

Những vụ “bong bóng” kinh tế chấn động lịch sử

Hội chứng hoa tulip

Hội chứng hoa tulip
Hội chứng hoa tulip

Hoa tulip luôn được nhắc tới như một biểu tượng của tình yêu. Thế nhưng, vào thế kỷ 17 tại đất nước Hà Lan, loài hoa này lại hiện diện cho “sự tàn vong” của những nhà đầu tư quá tham vọng.

Hà Lan lâm vào cảnh “ba chìm bảy nổi” không lâu sau khi hoa tulip trở thành cơn sốt ở thị trường châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ 16. Lúc đó, tulip tượng trưng cho địa vị và quyền lực, chỉ dành riêng cho giới quý tộc và những kẻ lắm tiền yêu hoa.

Khi lượng cầu vượt quá lượng cung, các nhà buôn đã khởi đầu canh bạc của mình để mua bằng được giống hoa hiếm này. Thợ nề, mục sư hay luật sư… đều nằm trong số đám đông đổ mạnh dòng vốn vào thị trường củ hoa.

Những khu chợ bán hoa mọc lên như nấm, trong đó củ hoa được giao dịch theo cách thức giống với thị trường chứng khoán Phố Wall ngày nay. Trong cơn đầu cơ tích trữ cuồng loạn, một củ hoa tulip bỗng trở thành vật quy đổi ngang bằng với mọi thứ, từ một cỗ xe kéo, một đôi ngựa, hàng chục tấn lúa mạch tới hàng trăm kg pho mát.

Năm 1637, giá hoa tulip lên đến đỉnh điểm. Giá của Switsers, một loại củ hoa tulip phổ biến, tăng hơn gấp 10 lần từ mức 125 florin/pound ở thời điểm ngày 31/12/1636 lên đến lên 1.500 florin vào ngày 3/2/1637. 

Sức mạnh của “cổ phiếu” củ hoa tulip không hề suy giảm cho tới tháng 2/1637 khi thị trường “hốt bạc” này bỗng nhiên đổ sập xuống do các tay chơi lớn quyết định bán tháo. Giá củ hoa rơi thẳng đứng chỉ còn 1% giá trị đã khiến các nhà buôn hoảng loạn chạy đua để xả sạch kho dự trữ. 

Chính phủ Hà Lan đã lập ra một hội đồng chịu trách nhiệm dọn sạch đống đổ nát mà “cơn cuồng loạn” tulip gây ra, tuy nhiên nền kinh tế nước này vẫn chìm trong khủng hoảng tới nhiều năm sau đó.

Xem thêm: Tương lai Bitcoin là công cụ thanh toán hay chỉ là ‘bong bóng’ hoa tulip?

"Bong bóng" South Sea

"Bong bóng" South Sea

“Bong bóng” là thuật ngữ chính xác để miêu tả về vụ bùng nổ tài chính của Công ty cổ phần South Sea của Anh hồi thế kỷ 18. Công ty này hoạt động theo hình thức đối tác công tư, được thành lập năm 1711 với mục đích giảm bớt gánh nặng nợ chiến tranh khoảng 50 triệu bảng Anh của quốc gia, tương đương với 100% GDP lúc đó.

South Sea là công ty thương mại Anh duy nhất được hoạt động tại vùng biển Nam Mỹ song chỉ thu được số lợi nhuận ít ỏi do phía Tây Ban Nha cũng chiếm giữ một thị trường lớn tại khu vực này. Mặc dù không thành công trong kinh doanh nhưng Southu Sea lại thuyết phục được chính phủ Anh chấp thuận việc chuyển đổi một số phần món nợ quốc gia thành cổ phần của công ty.

Tới năm 1720, tin đồn rộ lên rằng công ty này được “nâng đỡ” và sắp nhận được hợp đồng chuyển hóa nốt phần nợ quốc gia khổng lồ còn lại. Chớp lấy thời cơ, South Sea liền phát hành một số cổ phiếu ra thị trường đồng thời cho phép người mua thanh toán làm nhiều đợt. Bởi vậy người dân từ mọi tầng lớp xã hội đã hùa nhau cùng tham gia kiếm lời. 

Từ tháng 1 đến tháng 6/1720, giá trị mỗi đầu cổ phiếu của South Sea đã nhảy bước ngoạn mục từ 128 bảng lên gần 1.000 bảng. Nhưng chỉ một tháng sau, quả bong bóng bị thổi phồng quá sức bỗng bục vỡ khi chính những lãnh đạo công ty cũng nhận thấy sự yếu kém và giá trị không thực của lá cổ phiếu.

Giá cổ phiếu rớt xuống sàn kéo theo một trận bán tháo điên loạn. Tới thời điểm cuối năm, hàng ngàn người mất trắng tài sản vì South Sea. Kết quả điều tra của chính phủ Anh sau đó đã phát hiện một số chính trị gia và lãnh đạo của công ty có hành vi tham nhũng, nhận hối lộ. Khi mọi việc vỡ lở thì các nhà đầu tư chỉ còn trong tay những tờ giấy vô giá trị.

Xem thêm: Bong bóng Bitcoin: ‘Nhà đầu tư tiền ảo nên chuẩn bị tinh thần mất hết tài sản’

Quả bom nhà đất Florida

Quả bom nhà đất Florida
Quả bom nhà đất Florida

Bang Florida của Mỹ nổi tiếng là vùng đất của sự sôi động. Năm 1920, dân số ở khu vực này vào khoảng 968.000 người nhưng chỉ 5 năm sau đó, con số này đã tăng lên trên 1.263.000 người. Điều gì đã dẫn đến sự gia tăng này?

Vào thời điểm gọi là “Tiếng gầm của thập niên 20”, nền kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đang trên đà phát triển hưng thịnh. Người công nhân lành nghề được trả lương hậu hĩnh, đời sống ổn định nên họ bắt đầu nghĩ đến việc mua nhà để sinh sống.

Rất đông người quyết định đến vùng “thiên đường nhiệt đới” này để tìm mua nhà giá rẻ. Thị trường nhà đất tại đây đã diễn ra rất sôi nổi, khoảng giữa những năm 1920, giá nhà thường vụt tăng gấp đôi chỉ sau vài tháng.

Cơn sốt mua nhà giá thấp bán giá cao đã khiến nhiều người đầu cơ tiếp tục mạnh tay rót vốn mặc dù họ thậm chí chưa bao giờ đặt chân tới Florida. Không ít trường hợp kẻ đầu tư không có đủ tiền mua nhà, mới chỉ đặt cọc một phần tiền đã kịp thời sang tay cho người khác để kiếm lời.

Tình trạng mua đi bán lại có phần mù quáng đã tạo điều kiện cho những kẻ lừa đảo kiếm chác bằng các miếng đất ảo hoặc có vị trí xấu. Giá nhà bị thổi phồng kéo theo nạn lạm phát đã khiến cuộc sống ở Florida trở nên khó thở.

Báo chí Mỹ bắt đầu viết về thực trạng người dân có xu hướng rời bỏ vùng đất này bên cạnh một thực tế là tuyến đường sắt chở vật liệu xây dựng tới đây đã quá tải và ngừng hoạt động. Điều này đã khiến các khách mua trở nên thận trọng hơn. Một loạt các vụ thiên tai sau đó đã tước mất danh hiệu “vùng đất thiên đường” của Florida, hàng ngàn héc ta đất đắt đỏ không có người mua, các nhà đầu cơ bất động sản bỗng rơi vào cảnh thua lỗ, phá sản.

Xem thêm: “Bong bóng” nhà đất (Housing Bubble) là gì? “Bong bóng” địa ốc Mỹ những năm 2000

Sự sụp đổ của Phố Wall 

Sự sụp đổ của Phố Wall 
Sự sụp đổ của Phố Wall 

Trong thời kỳ vàng son thập niên 1920, chứng khoán Mỹ bùng nổ như chưa từng diễn ra trước đây. Vô số người dân thường Mỹ dùng những khoản vay dài hạn đầu tư vào chứng khoán với giấc mộng giàu có và họ đã được đền bù bằng lợi nhuận tăng lên gấp bốn lần trong khoảng thời gian từ 1920-1929.

Người đầu tư chứng khoán tự tin thực hiện các giao dịch ký quỹ, bằng cách mượn tiền của nhà môi giới, trong khi các ngân hàng bắt đầu đầu cơ tiền của khách hàng mà không tuân thủ quy định.

Tới cuối năm 1929, giá chứng khoán tăng với tốc độ không tưởng. Các bộ phận khác của nền kinh tế không theo kịp tốc độ leo thang của thị trường chứng khoán nên đã làm dấy lên những đồn đại về khả năng xảy ra một sự đổ vỡ. Thấy vậy, rất nhiều nhà kinh tế uy tín hàng đầu nước Mỹ đã trấn an người đầu tư bằng lời cam kết rằng “thị trường có xu hướng tăng giá”.

Sự lạc quan cuối cùng cũng biến mất vào ngày 24/10/1929, được biết tới như “Ngày thứ Năm đen tối”. Các chỉ số chứng khoán ngày hôm đó đã “cắm đầu lao thẳng”. Các nhà đầu tư đã thực hiện 13 triệu giao dịch bán tháo hoặc chuyển đổi trong cơn hoảng loạn khiến bảng điểm ở các sàn chứng khoán Phố Wall không thể đăng tải kịp các hoạt động giao dịch.

Sự đổ vỡ kinh hoàng tiếp tục xảy ra vào “Ngày thứ Ba đen tối” khi thị trường ghi nhận đà tụt dốc nhanh hơn trước. Hàng tỷ USD đã bốc hơi khỏi nền kinh tế, khởi đầu một quá trình tài chính hỗn loạn với việc 4.000 ngân hàng đổ vỡ vào năm 1933.

Sự rối ren này đã dẫn tới cuộc Đại suy thoái chấn động lịch sử, gây hậu quả nặng nề cho nước Mỹ và lan rộng ra châu Âu trong suốt một thập kỷ. Nhà nghiên cứu Boris Borisov ước tính số nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ là hơn 7 triệu người.

Xem thêm: SPAC – Cơn sốt mới ở Phố Wall

"Bong bóng" Dotcom

"Bong bóng" Dotcom

Dotcom là từ chỉ các công ty sử dụng internet làm nền tảng chính trong hoạt động kinh doanh. Lý do có tên dotcom xuất phát từ địa chỉ mạng URL mà khách hàng sử dụng để truy cập vào các website, ví dụ như www.amazon.com. 

Mô hình kinh doanh của công ty dotcom đòi hỏi phải sử dụng internet để hoạt động; internet là thành phần chính của công ty dotcom. Phần lớn sản phẩm của các công ty này là các dịch vụ được cung cấp thông qua internet, nhưng cũng có thể đi kèm với sản phẩm hiện vật. Một số công ty dotcom không cung cấp bất kì sản phẩm hiện vật nào.

Các công ty dotcom mang đến làn sóng mới trong nền kinh tế thế giới cuối những năm 1990. Giá trị của công ty này tăng nhanh hơn bất kì ngành công nghiệp nào khác cùng thời. Mặc dù trên thực tế, hầu hết các công ty internet có rất ít tài sản vật chất, rất nhiều trong số chúng đã được định giá rất cao trên thị trường chứng khoán lúc đầu. Bị hấp dẫn bởi những dự đoán về ngành công nghệ, các nhà đầu tư đã rót một số lượng lớn vốn vào các công ty dotcom mà không có lịch sử lợi nhuận chính xác.

Rất nhiều công ty dotcom chỉ tập trung vào tăng trưởng và mức độ nhận diện thương hiệu với mục tiêu đạt được giá trị cao trên thị trường chứng khoán, bất chấp việc trên thực tế các công ty này bán được rất ít sản phẩm. Nasdaq đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử vào tháng 3/2000.

Bong bóng dotcom vỡ vào năm 2001 khi nhiều công ty internet bắt đầu công bố việc thiếu hụt lợi nhuận. Một số nhà đầu tư bắt đầu nhanh chóng chuyển tiền đầu tư của họ sang các công cụ tài chính khác, dẫn đến tình trạng bán tháo và sụt giảm giá cổ phiếu. Một lượng lớn các khoản đầu tư đã bị mất, dẫn đến một cuộc suy thoái nhẹ ở Mỹ và các quốc gia khác.

Xem thêm: Cơn sốt đầu tư startup công nghệ thổi bùng lo ngại về ‘bong bóng’ Dotcom thứ 2

Bitcoin - "mẹ của mọi loại bong bóng"?

Bitcoin -
Bitcoin - "mẹ của mọi loại bong bóng"?

Sự tăng giá nhanh và đột ngột của đồng tiền kỹ thuật số này đã tạo ra hai luồng ý kiến. Trong khi giới đầu cơ cho rằng diễn biến đáng kinh ngạc đó là hợp lý, một số người ở Phố Wall lại cảnh báo điều này sẽ mang lại kết quả không mấy tốt đẹp.

Trong bối cảnh các loại tài sản khác mang lại mức lợi suất thấp như hiện nay, Bitcoin trở thành một trong những lựa chọn khá hấp dẫn. Song, các nhà đầu tư vừa mừng vừa lo bởi nỗi sợ hãi “bong bóng” vỡ như hồi năm 2017 vẫn đang canh cánh trong lòng.

Hiện đang có rất nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến tiền số. Trong khi những người có niềm tin mãnh liệt vào loại tài sản này đánh giá tiền số đã "trưởng thành" và cung cấp cho nhà đầu tư "lá chắn" phòng vệ trước đồng USD yếu và những rủi ro về lạm phát, nhiều người lại lo lắng rằng đà tăng của tiền số là không bền vững, được thúc đẩy bởi các gói kích thích tài khóa và tiền tệ lớn chưa từng thấy.

Dù Bitcoin ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường song không phải ai cũng lạc quan về đồng tiền số này bởi đã từng có thời “bong bóng” Bitcoin nổ tung khiến các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo.

Theo Michael Hartnett, chiến lược gia đầu tư chính tại công ty đầu tư chứng khoán thuộc ngân hàng Bank of America (BofA) là Bank of America Securities, diễn biến giá gần đây của Bitcoin có thể là hiện thân của một cơn sốt đầu cơ mà ở đó đồng tiền này đang giống như “mẹ của mọi bong bóng”.

Chiến lược gia Hartnett chỉ ra trong một báo cáo gần đây rằng xu hướng gia tăng mạnh mẽ của Bitcoin trong hai năm qua – mức tăng khoảng 1.000% kể từ đầu năm 2019 - là lớn hơn nhiều so với mức tăng của các tài sản khác trong vài thập kỷ qua.

Xem thêm: 'Bong bóng' Bitcoin có thể là nguồn cơn mọi 'bong bóng' tài sản khác

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Đại biểu Quốc hội lo 'tiền quay vòng' tạo bong bóng chứng khoán, bất động sản

Đại biểu Quốc hội lo "tiền quay vòng" tạo bong bóng chứng khoán, bất động sản

ĐBQH lo ngại hiện tượng những nhà đầu tư thế chấp vay vốn ngân hàng lấy tiền trong hệ thống tín dụng ra quay vòng dẫn đến bong bóng là chứng khoán, bất động sản…
Thành phố nào đang đứng trước nguy cơ ‘bong bóng’ bất động sản lớn nhất thế giới?

Thành phố nào đang đứng trước nguy cơ ‘bong bóng’ bất động sản lớn nhất thế giới?

Chỉ số Bong bóng Bất động sản năm 2021 của UBS cho thấy, châu Âu là nơi có nhiều thành phố đang đứng trước nguy cơ “bong bóng” địa ốc lớn nhất thế giới. Dẫn đầu là Frankfurt (Đức)
Ngày 7/1: Hà Nội ghi nhận 2.725 ca bệnh, có 655 ca cộng đồng

Ngày 7/1: Hà Nội ghi nhận 2.725 ca bệnh, có 655 ca cộng đồng

Theo Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 06/01/2022 đến 18h ngày 07/01/2022, thành phố ghi nhận 2.725 ca bệnh, trong đó: Ca cộng đồng (655), ca bệnh đã được cách ly (2.070).
CEO Apple Tim Cook đã kiếm được bao nhiêu trong năm 2021?

CEO Apple Tim Cook đã kiếm được bao nhiêu trong năm 2021?

Trong hồ sơ gửi lên SEC của Apple, mức thu nhập trong năm 2021 của CEO Tim Cook lên đến gần 100 triệu USD. Mức lương này gấp 1.447 lần số tiền lương trung bình của nhân viên tại Apple.
Evergrande xin trì hoãn việc thanh toán lãi trái phiếu trong nước

Evergrande xin trì hoãn việc thanh toán lãi trái phiếu trong nước

Mới đây, Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande đề nghị được hoãn trả lãi và mua lại trái phiếu trị giá 4,5 tỷ NDT, tương đương 157 triệu USD, trong 6 tháng.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp