Khủng hoảng nợ bất động sản Trung Quốc lan sang cả những doanh nghiệp có tài chính lành mạnh

Thứ ba, 11/01/2022 | 14:44 Theo dõi CFĐT trên

Một trong những nhà phát triển bất động sản lành mạnh nhất của Trung Quốc đã vỡ nợ, một dấu hiệu nữa về những điều tồi tệ hơn có thể xảy ra trong ngành địa ốc nặng nợ của nước này.

Khu xây dựng Shimao ở Thượng Hải. Công ty đang bán một số tài sản của mình sau khi vỡ nợ trong một khoản vay tín chấp vào tuần trước. Ảnh: China Stringer Network/Reuters
Khu xây dựng Shimao ở Thượng Hải. Công ty đang bán một số tài sản của mình sau khi vỡ nợ trong một khoản vay tín chấp vào tuần trước. Ảnh: China Stringer Network/Reuters

Doanh nghiệp tài chính lành mạnh nhất cũng vỡ nợ

Shimao Group, một trong những doanh nghiệp bất động sản vốn được xem là có tình hình tài chính ổn nhất của Trung Quốc, có thể đã vỡ nợ. Đây là một dấu hiệu nữa về những điều tồi tệ hơn có thể xảy ra trong ngành địa ốc nặng nợ của nước này.

Hôm 7/11, hãng tin Reuters nói rằng Shimao đã vỡ nợ một khoản vay 645 triệu Nhân dân tệ (101 triệu USD), và thông tin này ngay lập lức khiến giá cổ phiếu công ty “bốc hơi” 17% trước khi đóng cửa với mức giảm 5%. Một công ty con của Shimao ra tuyên bố rằng đang đàm phán để giải quyết khoản nợ này.

Trong phiên ngày 10/1, giá cổ phiếu Shimao tăng 19% sau khi tờ báo Trung Quốc Caixin đưa tin Shimao sẽ bán lại tất cả các dự án, bao gồm cả bất động sản nhà ở và thương mại.

Ngành bất động sản với quy mô khổng lồ của Trung Quốc đang đương đầu với áp lực lớn do chiến dịch của Bắc Kinh nhằm kiềm chế hoạt động vay nợ của các doanh nghiệp địa ốc trong hai năm qua. Ngoài một số doanh nghiệp nhỏ hơn, hiện đã có hai “ông lớn” bất động sản Trung Quốc là China Evergrande Group và Kaisa Group bị các tổ chức đánh giá tín nhiệm “dán nhãn” vỡ nợ.

Tin Shimao vỡ nợ là một diễn biến gây nhiều lo ngại cho các nhà đầu tư, bởi cho tới gần đây, công ty này vẫn được cho là thuộc nhóm có “sức khoẻ” tài chính tốt hơn.

“Lý do khiến thị trường lo lắng hơn trong trường hợp này là so với các công ty bất động sản khác gặp khó về tài chính, Shimao vốn được là là một công ty tương đối ổn”, chuyên gia Gary Ng thuộc Natixis nhận xét.  

Ng nhấn mạnh rằng, Shimao đáp ứng cả 3 yêu cầu chính của Chính phủ Trung Quốc về mức nợ của các doanh nghiệp bất động sản, hay còn gọi là chính sách “ba giới hạn đỏ” được thiết lập đối với mức nợ trong tương quan với dòng tiền, tài sản và vốn của doanh nghiệp.

Cũng trong tuần trước, một công ty địa ốc khác của Trung Quốc là Guangzhou R&F Properties cho biết không có đủ tiền để mua lại trái phiếu do không bán được tài sản.

Các nhà đầu tư ngày càng bi quan

Các nhà đầu tư ngày càng bi quan
Các nhà đầu tư ngày càng bi quan

Phân tích của Natixis cho thấy trong mấy tháng gần đây, tâm lý của thị trường về các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc ngày càng trở nên bi quan. Hồi tháng 6, thị trường chỉ có cái nhìn tiêu cực đối với 15% số doanh nghiệp địa ốc Trung Quốc. Đến tháng 12, con số này là 35%.

Ng cũng cho biết, dữ liệu về các khoản vay tín chấp cho thấy các công ty bất động sản Trung Quốc đang gặp khó khăn hơn về tài chính. Mặc dù tổng vốn trong danh mục ủy thác của Trung Quốc đã tăng lên nhưng thị phần của bất động sản lại giảm từ mức 15% trong năm 2019 xuống còn 12% trong tháng 9/2021.

"Trong tương lai, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu nhiều vụ vỡ nợ trái phiếu, khoản vay và các sản phẩm khác xảy ra", ông nói. Theo ông, cách khả dĩ nhất để giảm bớt lo ngại của nhà đầu tư đối với lĩnh vực này là nhà nước rót vốn.

Theo ước tính của Nomura, ngay trong quý 1 này, các nhà phát triển Trung Quốc sẽ phải đối mặt với khoản thanh toán trái phiếu bằng USD đáo hạn trị giá 19,8 tỷ USD và 18,5 tỷ USD trong quý 2. Số tiền trong quý 1 này gần gấp đôi với mức con số 10,2 tỷ USD trong quý 4 vừa qua.

T.T (Theo CNBC)
Theo VnMedia.vn Copy
Vốn hóa doanh nghiệp của Warren Buffett vượt mốc 700 tỷ USD

Vốn hóa doanh nghiệp của Warren Buffett vượt mốc 700 tỷ USD

Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett lần đầu tiên vượt mốc 700 tỷ USD trong tuần này. Việc cổ phiếu tập đoàn tăng mạnh trong những phiên đầu năm 2022 đã đặt ra một bài toán nan giải mới cho nhà đầu tư huyền thoại.
Cách gã khổng lồ công nghệ Apple đặt mục tiêu thống trị thế giới

Cách gã khổng lồ công nghệ Apple đặt mục tiêu thống trị thế giới

Apple hiện có giá trị cao hơn tất cả 100 công ty thuộc FTSE cộng lại. Khi Apple chuyển sang lĩnh vực truyền hình, công nghệ cao và chăm sóc sức khỏe, câu hỏi đặt ra là có khía cạnh nào trong cuộc sống của chúng ta không bị công ty của Tim Cook kiểm soát không?
Điểm mặt các thương vụ niêm yết cổ phiếu tỷ USD trong năm 2021

Điểm mặt các thương vụ niêm yết cổ phiếu tỷ USD trong năm 2021

Bất chấp nhiều biến động, năm 2021 vẫn là năm phát đạt của thị trường tài chính toàn cầu và những công ty niêm yết trong năm qua được hưởng lợi lớn từ xu hướng này.
Cơ cấu lại nền kinh tế, tạo nền tảng phát triển kinh tế số

Cơ cấu lại nền kinh tế, tạo nền tảng phát triển kinh tế số

Đây là một nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 được Chính phủ ban hành.
3 rủi ro chính mà kinh tế châu Á phải đối mặt trong năm 2022

3 rủi ro chính mà kinh tế châu Á phải đối mặt trong năm 2022

Theo chuyên gia kinh tế cấp cao Carlos Casanova của ngân hàng Thụy Sỹ chuyên phục vụ giới giàu có UBP, trong năm 2022, các nền kinh tế ở khu vực châu Á sẽ đối mặt với 3 rủi ro chính.
XSMB ngày 11/1: Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba

XSMB ngày 11/1: Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba

XSMB ngày 11/1: Kết quả XSMB - Xem Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba được tường thuật trực tiếp cùng giờ quay số vào lúc 18h15'.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm 'xương máu' về BĐS

Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm "xương máu" về BĐS

Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.
Cafe Khởi nghiệp