Cảnh báo trên được đưa ra vào thời điểm một số Ngân hàng Trung ương chủ chốt có nhiều bất ổn.
Cảnh báo trên được đưa ra vào thời điểm một số Ngân hàng Trung ương chủ chốt có nhiều bất ổn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra cảnh báo về tình trạng bán tháo có thể xảy ra ngày một nhiều hơn khi các Ngân hàng Trung ương đang nỗ lực kiềm chế lạm phát gia tăng và giảm bớt các biện pháp kích thích kinh tế.
Đầu năm, các nhà đầu tư chứng khoán đều tỏ rõ sự lạc quan khi nhiều quốc gia đã tiến hành nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, sự kiện không ai ngờ tới là chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã khiến thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên biến động mạnh cũng như những cú sốc về chuỗi cung ứng và giá cả năng lượng leo thang.
Tobias Adrian, Giám đốc thị trường tiền tệ và vốn tại IMF cho biết: “Chắc chắn tình trạng bán tháo sẽ diễn ra với mật độ dày hơn”.
Ông nói thêm, chính sách tiền tệ cần được thắt chặt trong thời điểm này nhằm kiểm soát lạm phát và một số điều kiện tài chính bị siết lại là điều đã được lường trước.
Xem thêm: ECB giữ nguyên lãi suất bất chấp lạm phát cao kỷ lục
Tuy nhiên, việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể được đẩy nhanh hơn nếu lạm phát vẫn ở mức cao và điều này có thể tác động đến các động thái của thị trường.
Cụ thể, theo công bố của EU vào ngày 1/4, lạm phát ở châu Âu tăng vọt lên mức kỷ lục 7.5% và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tháng tới. Hay như tại Mỹ, quốc gia này cũng ghi nhận lạm phát gia tăng mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm qua.
Trong đánh giá kinh tế mới nhất của mình, IMF cho biết tình trạng lạm phát tăng cao sẽ tồn tại lâu hơn so với dự đoán trước đây. Đồng thời, tổ chức này cũng ước tính tỷ lệ lạm phát sẽ đạt 7,7% ở Mỹ trong năm nay và 5,3% ở khu vực đồng Euro.
Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm sáu lần nữa vào năm 2022, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu xác nhận vào tuần trước rằng họ sẽ kết thúc chương trình mua tài sản trong quý III/2022.
Xem thêm: Thống đốc Fed Christopher Waller: Khả năng có nhiều đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản