Bà Gopinath chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: “Đồng USD sẽ vẫn là đồng tiền chính trên toàn cầu, ngay cả trong bối cảnh địa chính trị đang có nhiều sự bất ổn. Tuy nhiên, “sự phân mảnh” là điều chắc chắn xảy ra nhưng ở mức độ thấp hơn.”
Bà Gopinath chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: “Đồng USD sẽ vẫn là đồng tiền chính trên toàn cầu, ngay cả trong bối cảnh địa chính trị đang có nhiều sự bất ổn. Tuy nhiên, “sự phân mảnh” là điều chắc chắn xảy ra nhưng ở mức độ thấp hơn.”
Gita Gopinath, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF cho biết, các biện pháp trừng phạt liên quan đến lĩnh vực tài chính nhằm vào Nga làm suy giảm sự thống trị của đồng USD, có khả năng dẫn đến “sự phân mảnh” của hệ thống tiền tệ quốc tế.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine, quốc gia này đã hứng chịu nhiều gói trừng phạt từ Mỹ cũng như các nước đồng minh phương Tây.
Bà Gopinath chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: “Đồng USD sẽ vẫn là đồng tiền chính trên toàn cầu, ngay cả trong bối cảnh địa chính trị đang có nhiều sự bất ổn. Tuy nhiên, “sự phân mảnh” là điều chắc chắn xảy ra nhưng ở mức độ thấp hơn.”
Xem thêm: Chứng khoán châu Âu mở rộng đà tăng
Bên cạnh đó, Phó Tổng giám đốc điều hành thứ nhất cảu IMF cho rằng, cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ thúc đẩy việc áp dụng tài chính kỹ thuật số từ tiền điện tử đến stablecoin và tiền tệ kỹ thuật số của các Ngân hàng Trung ương.
Hơn nữa, bà Gopinath cho hay, việc áp dụng nhiều loại tiền tệ khác trong thương mại toàn cầu sẽ giúp kho tài sản dự trữ do các Ngân hàng Trung ương nắm giữ được đa dạng hơn.
Trước đó, bà nói rằng, các lệnh trừng phạt chống lại Nga không có khả năng gây ra sự sụp đổ của đồng USD cũng như đồng tiền dự trữ. Đồng thời, một loạt lệnh trừng phạt được ban hành sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhưng không gây ra suy thoái toàn cầu.
Xem thêm: Chứng khoán châu Á bị ảnh hưởng do giá dầu