Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 9/9: TPB, BSR, BID, SGT

Thứ tư, 08/09/2021 | 21:35 Theo dõi CFĐT trên

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 9/9, bao gồm: TPB, BSR, BID, SGT.

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 9/9: TPB, BSR, BID, SGT
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 9/9: TPB, BSR, BID, SGT

Khuyến nghị mua cổ phiếu TPB với giá mục tiêu 42.100 đồng/cp

Công ty chứng khoán MB - MBS

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HOSE - Mã: TPB) 6 tháng đầu năm 2021 có sự tăng trưởng mạnh. Lợi nhuận trước thuế quý 2 năm 2021 đạt hơn 1.500 tỷ đồng, tăng gần 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 LNTT đạt hơn 3.000 tỷ đồng (+47,8% yoy), đạt 52% trong kế hoạch năm 2021 do TPB đề ra. Trong đó, thu nhập lãi thuần của 6 tháng đầu năm 2021 tăng 20% so với 6 tháng đầu năm 2020, chủ yếu nhờ có sự tăng trưởng trong thu nhập lãi cho vay khách hàng, tuy nhiên khoản thu nhập lãi từ tiền gửi có sự sụt giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2020.

NIM quý 2/2021 của TPBank tăng lên mức 4,4%, chủ yếu do chi phí huy động thấp ở mức 3,8%, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2017 đến nay của ngân hàng. Các mảng kinh doanh ngoài lãi cũng tăng trưởng mạnh mẽ. OPEX tiếp tục được tối ưu hóa và CIR được khống chế ở mức 36%.

Chất lượng tài sản cải thiện mạnh mẽ. Cụ thể, nợ xấu (NPL) từ Nhóm 3-5 giảm từ 1,19% xuống 1,15%. Nợ nhóm 2 giảm mạnh 10,7% so với quý 1, còn 1.938 tỷ đồng. TPB tích cực xóa 400,5 tỷ nợ xấu trong kỳ, nâng tổng mức xóa nợ xấu 6 tháng đầu năm lên 710,1 tỷ.

Chi phí dự phòng quý 2/2021 tăng 38,6% so với cùng kỳ lên 612,2 tỷ, nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLR lên mức cao mới 144,8%, so với mức 134% của quý 1. Bên cạnh đó, TPB còn cắt giảm tỷ trọng các phân khúc có rủi ro cao như vay mua ô tô và thẻ tín dụng nhằm hạn chế các khả năng hình thành nợ xấu.

Cuối quý 2/2021, nợ tái cơ cấu tiếp tục giảm 27% so với quý trước xuống 1.200 tỷ đồng tương ứng với 0,95% dư nợ. Nợ tái cấu trúc giảm ở tất cả các nhóm khách hàng: so với quý 1 đầu năm, nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn giảm 10%, nhóm khách hàng SME giảm nhẹ 2% và nhóm khách hàng cá nhân có sự sụt giảm đáng kể ở mức 75%.

Đồng thời, TPB hiện đang là một trong các ngân hàng có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất hệ thống. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng đạt 2%, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 24,7%.

Định giá: MBS dự phóng, LNST trong năm 2021 đạt mức 4.412 tỷ VNĐ tương đương mức EPS đạt 3.765 VNĐ. MBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu TPB với giá mục tiêu là 42.100 đồng/cổ phiếu theo phương pháp kết hợp RI và P/B.

=> Xem thêm: Năm 2021 nên mua cổ phiếu nào tiềm năng năng để đầu tư dài hạn?

Khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu BSR

CTCK MB (MBS)

Nhà máy hoạt động ổn định với hiệu suất trung bình 105% công suất thiết kế: Trong 6 tháng đầu năm 2021, CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) nhờ thị trường tiêu thụ sản phẩm thuận lợi cùng với năng lực sản xuất nhà máy đạt 105% công suất, sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ lần lượt đạt 3,45 và 3,43 triệu tấn, hoàn thành 53% kế hoạch cả năm.

Kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức cao nhất kể từ khi chuyển sang công ty cổ phần: Doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 48.908 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ và đạt 69% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.598 tỷ đồng và 3.527 tỷ đồng, so với mức lỗ 4.252 tỷ đồng cùng kỳ 2020. Kết quả kinh doanh tăng mạnh do giá dầu trong kỳ tăng 45% (dầu brent) làm doanh thu tăng.

Chênh lệch giá bán sản phẩm và giá dầu nguyên liệu (crack spread) trong kỳ tăng tốt (đặc biệt với sản phẩm xăng A92, A95, LPG, PolyPropylene, trong khi sản phẩm dầu DO, JetA1 vẫn ở mức thấp), đã mang đến mức lợi nhuận gộp hấp dẫn 3.914 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp đạt 8% so với mức -12,2% cùng kỳ 2020.

Chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp cơ bản được kiểm soát tốt: Doanh thu và Chi phí tài chính trong kỳ đều tăng, dẫn đến thu nhập ròng hoạt động tài chính đạt 197 tỷ đồng, tăng 3,8 lần. Trong kỳ, công ty tiếp tục trả bớt được 1.113 tỷ đồng nợ vay dài hạn, đồng thời tăng nợ vay ngắn hạn thêm 954 tỷ đồng.

Chi phí bán hàng kiểm soát tốt khi tăng 11% và đạt 350 tỷ đồng, Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 34% và đạt 167 tỷ đồng.

Ảnh hưởng của làn sóng Covid19lần thứ 4 đang bùng phát: Hiện tại, nhu cầu thị trường tiêu thụ xăng dầu đang bị ảnh hưởng khi nhiều tỉnh thành tại Việt Nam bị giãn cách, phong tỏa do làn sóng Covid19 bùng phát trở lại. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, có những thời điểm trong tháng 8 nhà máy phải hoạt động với 90% công suất.

Chúng tôi dự báo trong quý III, sản lượng đạt mức 84-86% so với trung bình 6 tháng đầu năm và đạt khoảng 1,46 triệu tấn, sản lượng 6 tháng cuối năm là khoảng 3,11 triệu tấn. Doanh thu 6 tháng cuối năm dự báo đạt mức 47.710 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 1.810 tỷ đồng, đưa doanh thu và lợi nhuận trước thuế cả năm lần lượt đạt 96.620 tỷ đồng và 5.410 tỷ đồng, thu nhập mỗi cổ phần đạt 1.640 đồng.

Những vấn đề còn tồn tại, thách thức: Dự án nâng cấp mở rộng vẫn chưa đạt được những bước tiến khả quan trong vấn đề tìm kiếm nguồn vốn phù hợp cho đầu tư, cùng với với đó là gói thầu EPC đã không đạt được các điều kiện để có thể thực hiện. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty khi các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm liên quan đến môi trường, khí thải ngày càng khắt khe.

Định giá cổ phiếu: Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFF và so sánh hệ số PE, PB, giá trị cổ phiếu BSR được xác định ở mức 18.200 đồng/cổ phần. Đồng thời khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu BSR.

=> Xem thêm: Chuyên gia nhận định bộ 3 tài sản đáng đầu tư nhất hiện nay

Khuyến nghị mua cổ phiếu BID với giá mục tiêu là 46.400 đồng/CP

CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Quý II/2021, Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam (BID – sàn HOSE) có kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực giúp lợi nhuận sau thuế đạt 3.739 tỷ đồng (tăng 39,2% so với quý trước, tăng 85.0% so với cùng kỳ năm ngoái). Dư nợ cho vay khách hàng ghi nhận mức tăng trưởng tốt trong quý II/2021 (tăng 5,2% so với quý trước, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái).

NIM quý II/2021 đạt 3.0% (tăng 16 bps so với quý trước, tăng 79 bps so với cùng kỳ năm ngoái) do: Lãi suất bình quân đầu ra tăng 6 bps so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu nhờ sự cải thiện lãi cho vay khách hàng; Chi phí vốn đầu vào tiếp tục giảm 10 bps theo xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu quý II/2021 đạt 1,63%, giảm 13bps so với quý trước. Trong kì, BID đẩy mạnh trích lập 8.251 tỷ đồng (tăng 15.0% so với quý trước, tăng 91.0% so với cùng kỳ năm ngoái), qua đó tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên 131.3% (+23.7% điểm so với quý trước). BID dự kiến sẽ trích lập khoảng 5 nghìn tỷ đồng cho phần nợ tái cơ cấu này theo thông tư 03/2021.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 9.734 tỷ đồng, tăng 34.8% so với cùng kỳ năm ngoái, điều chỉnh giảm 5.5% so với dự phóng cũ phản ánh ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 13.832 tỷ đồng, tăng 42,1% so với cùng kỳ năm ngoái phản ánh nhu cầu vay tăng mạnh sau dịch cùng chất lượng tài sản được cải thiện.

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BID. Giá mục tiêu là 46.400 đồng/cp, cao hơn 18.6% so với giá tại ngày 06/09/2021.

=> Xem thêm: Chiến lược giúp nhà đầu tư sống sót khi thị trường bán tháo

Khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu SGT tiếp cận ngưỡng 26.5

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu SGT của Công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn đang hình thành xu hướng hồi phục từ ngưỡng đáy 18.65. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá cổ phiếu.

Đồng thời, đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20, MA50 và dải mây Ichimoku; báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 22.6, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 26.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 19.75.

=> Xem thêm: Chứng khoán dự báo tăng ngắn hạn, nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ hút dòng tiền

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Chuyên gia nhận định bộ 3 tài sản đáng đầu tư nhất hiện nay

Chuyên gia nhận định bộ 3 tài sản đáng đầu tư nhất hiện nay

Mới đây, chiến lược gia Mike McGlone của Bloomberg đã khẳng định rằng, danh mục đầu tư vàng, trái phiếu sẽ thiếu sót và không thực sự hiệu quả nếu không có đồng Bitcoin.
Chiến lược giúp nhà đầu tư sống sót khi thị trường bán tháo

Chiến lược giúp nhà đầu tư sống sót khi thị trường bán tháo

Dù cổ phiếu trong danh mục đầu tư đang "đỏ lửa" hay thị trường có tín hiệu sắp lao dốc mạnh, đừng hoảng hốt. Dưới đây là 3 công cụ nhà đầu tư có thể sử dụng để giữ bình tĩnh và đưa ra quyết định tốt nhất trong một đợt bán tháo.
Charlie Munger: Với dân chuyên, phân tán danh mục đầu tư là vô nghĩa

Charlie Munger: Với dân chuyên, phân tán danh mục đầu tư là vô nghĩa

Cùng với Warren Buffett, Charlie Munger là một trong những huyền thoại đầu tư cừ khôi nhất mọi thời đại. Và cũng giống như người bạn lâu năm, ông rất hào phóng tặng những lời khuyên giá trị cho nhà đầu tư.
Bộ Tài chính đề xuất giảm trần phí giao dịch chứng khoán xuống 0,45%

Bộ Tài chính đề xuất giảm trần phí giao dịch chứng khoán xuống 0,45%

Bộ Tài chính đang đề xuất giảm giá dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm từ tối đa 0,5% giá trị giao dịch xuống còn tối đa 0,45% giá trị giao dịch.
Hướng dẫn chi tiết in sao kê trên Internet Banking và Mobile Banking

Hướng dẫn chi tiết in sao kê trên Internet Banking và Mobile Banking

Thời gian gần đây, cụm từ sao kê trở nên hot hơn bao giờ hết khi cư dân mạng đều bình luận về vấn đề này. Không ít người thắc mắc liệu rằng việc này có thể thực hiện theo hình thức online không và mất phí bao nhiêu.
Thị trường tiền số 'rực lửa' sau cú sụt chấn động của Bitcoin

Thị trường tiền số 'rực lửa' sau cú sụt chấn động của Bitcoin

Bitcoin bất ngờ giảm 10,5%, ghi nhận giao dịch quanh ngưỡng 47.000 USD. Thị trường ngập sắc đỏ.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp