Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 21/3, bao gồm: VTP, MCH, PET, DGW, LIG.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 21/3, bao gồm: VTP, MCH, PET, DGW, LIG.
Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu VTP
CTCK Vietcombank - VCBS
Doanh thu chuyển phát nối lại mức tăng trưởng tích cực sau giãn cách: Doanh thu lĩnh vực dịch vụ chuyển phát và logistics có thể khôi phục mức tăng trưởng trên 20% từ năm 2022 nhờ: (1) Hoạt động đi lại và vận tải hàng hóa được nối lại; (2) Giai đoạn giãn cách kéo dài đã thay đổi mạnh mẽ thói quen mua hàng và đặt tiền đề cho giai đoạn phát triển mạnh của thương mại điện tử.
Lợi thế cạnh tranh từ mạng lưới: Sau khi hoàn thành tiếp nhận và tái cơ cấu toàn bộ hệ thống cửa hàng Viettel Telecom, VTP sẽ trở thành doanh nghiệp sở hữu quy mô và mật độ mạng lưới đứng đầu cả nước, qua đó giúp hưởng lợi mạnh mẽ trước những xu hướng mới trong ngành.
Kỳ vọng khôi phục biên lợi nhuận: Từ 2022, VCBS cho rằng áp lực sụt giảm đến biên lợi nhuận gộp mảng dịch vụ chuyển phát và logistics là không còn nhiều và doanh nghiệp có thể dần khôi phục mức biên lợi nhuận gộp trên về mức trên 10% trong 2-3 năm tới.
Trong năm 2022, VTP kỳ vọng ghi nhận sự hồi phục đáng kể về doanh thu chuyển phát và hiệu quả lợi nhuận khi nền kinh tế đi vào trạng thái bình thường mới và không còn nhiều áp lực đến mặt bằng giá cước. Cùng với lợi thế vượt trội về mạng lưới và tham vọng đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng fulfillment, VCBS đánh giá VTP sở hữu vị thế lớn để hưởng lợi từ sự bùng nổ về quy mô và các xu hướng mới được xác lập của thương mại điện tử sau đại dịch.
VCBS dự phóng doanh thu năm 2022 của VTP đạt 25.349 tỷ đồng (tăng 18,3% so với năm ngoái), lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 394 tỷ đồng (tăng 32,8%), tương ứng với EPS là 3.803 đồng/ cổ phiếu. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu VTP với mức định giá hợp lý là 80.633 đồng/CP.
Khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu MCH với giá mục tiêu 157.200 đồng/cổ phiếu
CTCK VNDirect – VND
CTCP Hàng tiêu dùng Masan (UPCoM - Mã: MCH) ghi nhận DT thuần đạt 27.774 tỷ đồng (+19,0% svck) trong 2021 chủ yếu nhờ ngành gia vị tăng 18,8% svck và thực phẩm tiện lợi (TPTL) tăng 27,3% svck. VND cho rằng MCH đạt KQKD ấn tượng nhờ 1) nhu cầu dự trữ thực phẩm trong năm tăng cao và 2) độ phủ sóng sản phẩm của MCH mở rộng nhờ tích hợp với hệ thống siêu thị Winmart, theo đó doanh số qua kênh siêu thị Winmart đã tăng 80% svck. Bên cạnh đó, biên LN gộp của MCH gần như đi ngang ở mức 42,5% nhờ tỷ trọng đóng góp từ các sản phẩm cao cấp gia tăng đã bù đắp cho chi phí đầu vào cao hơn trong mảng TPTL. Do đó, LN ròng tăng lên 5.442 tỷ đồng (+20,4% svck), hoàn thành 107,3% dự phóng cả năm VND.
VND khá thận trọng với kế hoạch doanh thu 34.000-40.000 tỷ đồng (tăng 21,0%-42,4% svck) trong năm 2022 của MCH khi cho rằng sản lượng bán mảng thực phẩm tiện lợi sẽ thấp hơn năm 2021 do các biện pháp giãn cách xã hội sẽ được nới lỏng. VND kỳ vọng doanh thu của MCH đạt 31.515 tỷ đồng trong 2022 (thấp hơn 7,3% so với kế hoạch) nhờ 1) mở rộng danh mục sản phẩm cao cấp với giá bán cao hơn, 2) tăng điểm bán hàng thông qua hệ thống cửa hàng Winmart và 3) mở rộng danh mục nước giải khát với hương vị và nhận diện mới. Nhìn chung, VND dự báo MCH sẽ duy trì mức tăng trưởng doanh thu và LN ròng lần lượt là 13,5%/8,9% svck và 12,2%/11,4% svck trong 2022-23.
VND cho rằng giá nông sản thế giới tăng do cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào trong mảng thực phẩm tiện lợi. Tuy nhiên, biên LN gộp mảng này sẽ được bảo toàn nhờ khả năng tăng giá và nâng cấp sản phẩm. Bên cạnh đó, biên LN gộp của các mảng khác không bị ảnh hưởng lớn khi giá nông sản tăng. Do đó, VND nâng dự phóng biên LN gộp lên 0,5đ/0,2đ % trong 2022-23 do tác động của chi phí đầu vào lên biên LN gộp năm 2021 thấp hơn so với dự kiến, giúp LN ròng tăng 6,7%/8,0% so với dự phóng trước đó.
Theo đó, VND duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn 157.200 đồng/cp. VND nâng giá mục tiêu nhờ 1) chuyển mô hình DCF sang 2022, 2) nâng dự phóng EPS 2022-23 lên 6,7% / 8,0%. Tiềm năng tăng giá bao gồm 1) nhu cầu thực phẩm tiện lợi cao hơn dự kiến và 2) giá nguyên liệu đầu vào thấp hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm: 1) Dịch Covid-19 kéo dài hơn dự kiến và 2) giá nguyên liệu đầu vào cao hơn dự kiến.
Xem thêm: FED tăng lãi suất: Chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam có bị tác động?
Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu PET
CTCK Bảo Việt - BVSC
Chúng tôi hiện dự báo doanh thu thuần năm 2022 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (PET – sàn HOSE) sẽ tăng trưởng vững chắc 19,2% so với năm trước lên 20,8 nghìn tỷ và lợi nhuận ròng tăng 32,6% lên 340 tỷ.
Chúng tôi đang xem xét các dự báo, giá mục tiêu và khuyến nghị, do triển vọng mở rộng biên lợi nhuận tốt hơn dự kiến và giá cổ phiếu tăng mạnh 62% trong ba tháng qua.
Giá mục tiêu gần đây nhất của chúng tôi là 47.935 đồng/cổ phiếu. Lưu ý, giá mục tiêu hiện tại của chúng tôi chỉ định giá hoạt động kinh doanh cốt lõi của Công ty, có nghĩa là chúng tôi chưa kết hợp tiềm năng lợi nhuận một lần hoặc tác động tăng giá từ Dự án bất động sản Thanh Đa của Công ty.
Các NĐT ngắn hạn có thể mua cổ phiếu DGW ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5%
CTCK Yuanta Việt Nam – FSC
Doanh thu 2021 của CTCP Thế Giới Số (HOSE - Mã: DGW) duy trì tăng trưởng nhờ mảng máy tính xách tay và máy tính bảng (+82% YoY) khả quan trong bối cảnh nhu cầu học và làm việc online tăng trưởng trong thời gian COVID, doanh thu nhóm điện thoại di động (+54% YoY), thiết bị văn phòng (+85% YoY), hàng tiêu dùng (+42% YoY). Biên lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 7,2% (cùng kỳ 6,4%) và doanh thu tài chính tăng mạnh 118% YoY nhờ lãi tỷ giá và chiết khấu được hưởng từ nhà sản xuất.
DGW vừa công bố tài liệu cho ĐHCĐ thường niên sắp tới, công ty đặt kế hoạch 2022 với doanh thu 26.300 tỷ đồng (+27% YoY) và LNST 800 tỷ đồng (+22% YoY). Tuy DGW không còn là nhà phân phối độc quyền của Xiaomi tại Việt Nam, FSC vẫn đánh giá cao khả năng thực hiện kế hoạch 2022 nhờ: 1) nhu cầu mạnh mẽ cho các sản phẩm ICT (laptop, điện thoại di động, thiết bị văn phòng) trong các năm tới; 2) kênh phân phối sẵn có mà DGW đã thành lập các năm qua; 3) tiềm năng mở rộng thị phần mạnh mẽ của Xiaomi và Apple tại Việt Nam; 4) danh mục phân phối ngày càng đa dạng của DGW (Ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ hoàn thành 1 deal M&A trong 2022 để tiếp tục mở rộng danh mục phân phối sản phẩm).
Ngoài ra, DGW cũng sẽ trình ĐHCĐ thông qua: 1) kế hoạch chia cổ tức 90% cho năm 2021, trong đó, 10% tiền mặt và 90% cổ phiếu; 2) kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động với giá 10,000 đồng, tỷ lệ tối đa 2,5% tổng số cổ phiếu lưu hành. FSC đánh giá các kế hoạch này sẽ hỗ trợ tích cực cho thanh khoản của cổ phiếu DGW trong tương lai.Ở mức giá đóng cửa hiện tại, DGW đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 15,1x (tương ứng EPS TTM là 7.475 đồng). Mức Stock Rating của DGW ở mức 85 điểm. cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của DGW đóng cửa tăng 7% và vượt lên trên đường trung bình 20 và 50 phiên với KLGD tăng đột biến so với KLGD trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức tối ưu 29,68% nếu Sức mạnh giá trên 80 điểm.
Xem thêm: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam tăng cao
Khuyến nghị chốt lãi LIG tại ngưỡng 22
CTCK BIDV - BSC
Cổ phiếu LIG của Công ty cổ phần Licogi 13 có một phiên tăng điểm tốt khi hình thành mẫu hình nến Marubozu gần như hoàn hảo cùng khối lượng tăng đột biến. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20 và MA50, MA20 vẫn đang ở dưới MA50 và M100 nhưng đang có xu hướng cắt lên.
Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 16.0, chốt lãi tại ngưỡng 22.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 14.0.