Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 13/10, bao gồm: TLG, MBB, ACV
Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 13/10, bao gồm: TLG, MBB, ACV
Khuyến nghị mua cổ phiếu TLG, giá mục tiêu 63.500 đồng/CP
CTCK Bản Việt - VCSC
Chúng tôi nâng giá mục tiêu cho CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG) thêm 6% lên 63.500 đồng/cổ phiếu và nâng khuyến nghị từ khả quan lên mua.
Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi là do tác động tích cực của dự báo tổng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2022-2026 tăng 10%, chủ yếu là do chúng tôi 1) đánh giá tích cực hơn về biên lợi nhuận gộp của TLG trong giai đoạn này, và 2) giả định tỷ lệ chi phí bán hàng và hành chính trong doanh thu thấp hơn. Tác động tích cực này bị ảnh hưởng một phần bởi chúng tôi tăng WACC lên 11.3% từ 11.1%.
TLG công bố lợi nhuận sau thuế sơ bộ 8 tháng đầu năm 2022 cao đạt 396 tỷ đồng (tăng 137% so với cùng kỳ năm ngoái) do doanh thu phục hồi từ mức thấp trong năm 2021 do COVID-19 trong khi biên lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh hơn dự kiến của chúng tôi đã đưa ra trong Báo cáo cập nhật ngày 23/08/2022 của chúng tôi.
Khuyến nghị mua cổ phiếu MBB
CTCK Phú Hưng - PHS
Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank, HOSE - Mã: MBB) được thành lập từ năm 1994. MBB một tập đoàn tài chính đa năng với ngân hàng mẹ MB tại Việt Nam & nước ngoài (Lào, Campuchia) và các công ty thành viên (trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, tài chính tiêu dùng, quản lý quỹ, quản lý tài sản, bảo hiểm nhân thọ). Ngân hàng đặt mục tiêu giai đoạn 2022-2026 đạt quy mô 20 triệu khách hàng; Tăng trưởng lợi nhuận kép (CAGR) tối thiểu ~23%/năm; Các chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả top 3 thị trường.
Top 2 ngân hàng có Tỷ suất Lợi nhuận trên vốn (ROE) cao nhất toàn ngành. ROE của MBB liên tục cải thiện trong giai đoạn từ 2016-2021 từ 11.7% vào năm 2016 lên 23,5% vào năm 2021. Lũy kế 12 tháng gần nhất, ROE của MBB đat 25,8%, cải thiện 2,3% so với cuối năm 2021, thuộc top 2 ngân hàng có ROE cao nhất ngành nhờ (1) NIM vượt trội và (2) Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng tốt.
MBB có các quyền lợi chính sau khi nhận chuyển giao bắt buộc 1 TCTD: (1) MB không phải thực hiện hợp nhất BCTC của TCTD được chuyển giao bắt buộc; MB được loại trừ TCTD được chuyển giao bắt buộc đó khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất; (2) Việc nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD giúp MB tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1,5-2x 3-5 năm; (3) Việc tối ưu mạng lưới kênh phân phối của MB và TCTD được chuyển giao bắt buộc (dự kiến khoảng 401 điểm mạng lưới trên toàn quốc) sẽ tăng độ bao phủ phục vụ khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu cho MBB và những lợi ích khác.
PHS dự phóng tăng trưởng tín dụng năm 2022 của MBB đạt 20,3%YTD, nhờ (1) Chất lượng tài sản tốt; (2) Nhận chuyển nhượng bắt buộc 1 TCTD. Nền kinh tế Việt Nam được World Bank dự báo tăng trưởng 6,7% trong năm 2023. Qua đó, PHS dự phóng tăng trưởng tín dụng năm 2023 của MBB đạt 18,4%YTD. Do áp lực gia tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất cho vay được khuyến khích giữ ổn định, PHS ước tính NIM của MBB đạt 5,34% vào năm 2022, tăng 18 bps so với cuối năm 2021.
PHS cho rằng xu hướng tăng lãi suất sẽ tiếp tục trong năm 2023, dù vậy, PHS ước tính NIM của MBB sẽ cải thiện 4 bps so với cuối năm 2022 lên 5,38% nhờ (1) Tỷ lệ CASA vượt trội; (2) Được hỗ trợ nguồn vốn giá rẻ để cho vay Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc; (3) danh mục trái phiếu doanh nghiệp góp phần mở rộng NIM, nhưng cũng mang lại cho MBB nhiều rủi ro; (4) LDR mở rộng.
Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, PHS xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu MBB là 33.800 đồng/cp.
Xem thêm: VNDirect: Áp lực trái phiếu đáo hạn là rất lớn, gia tăng từ quý IV/2022
Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu ACV
CTCK SSI - SSI
Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi giả định Trung Quốc sẽ nới lỏng và dần dỡ bỏ chính sách kiểm soát biên giới nghiêm ngặt và chính sách Zero- COVID vào quý I/2023, sau Đại hội Đảng Trung Quốc dự kiến diễn ra vào cuối tháng 10/2022. Đó sẽ là chất xúc tác lớn cho toàn ngành, để khôi phục cả lượng khách đi và đến.
Để lượng hành khách và doanh thu, lợi nhuận trở lại mức bình thường trước COVID, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần đợi đến giữa năm 2024.
Về rủi ro lãi suất và tỷ giá, chúng tôi thấy rủi ro này không đáng quan ngại đối với ACV. Cụ thể, Công ty hiện đang có khoản vay dài hạn 78 tỷ Yên (kỳ hạn 40 năm) với lãi suất cố định.
Chúng tôi cũng giả định rằng đồng Yên Nhật sẽ có xu hướng giảm giá so với VND trong 1-2 năm tới, do đó rủi ro lỗ tỷ giá là không cao. Tuy nhiên, trong các dự án sắp tới nói trên, rủi ro này có thể tăng lên do các khoản vay mới sẽ không còn là vốn vay ODA nữa mà là các khoản vay thương mại với lãi suất thả nổi và cao hơn. Do đó, chúng tôi khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu ACV với giá mục tiêu 88.000 đồng/CP.
Xem thêm: Chứng khoán châu Á tiếp tục trái chiều trong phiên hôm nay