Một cuộc khảo sát của Bank of America (BofA) cho thấy, những người Mỹ trẻ giàu có đã mất niềm tin vào việc coi thị trường chứng khoán như một phương thức chính để làm giàu.
Một cuộc khảo sát của Bank of America (BofA) cho thấy, những người Mỹ trẻ giàu có đã mất niềm tin vào việc coi thị trường chứng khoán như một phương thức chính để làm giàu.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố ngày hôm qua (11/10), những người từ 21 đến 42 tuổi sở hữu danh mục đầu tư với cổ phiếu chiếm tỷ trọng là 25%. Trong khi đó, nhóm lớn tuổi hơn nắm giữ hơn 55%.
Theo thường lệ, các nhà quản lý tài sản đều khuyến nghị giới trẻ nên tiếp xúc nhiều hơn với thị trường chứng khoán vì thời gian đầu tư của họ dài hơn. Chiến lược này vẫn mang lại hiệu quả khi lợi nhuận hàng năm của S&P 500 đạt 12% kể từ khi ra mắt vào năm 1957 - 2021.
Thế nhưng, kể từ đầu năm đến nay, chỉ số này đã giảm 24% trong bối cảnh thị trường bất ổn và môi trường lạm phát tăng cao chóng mặt.
CEO Jeff Busconi của Bank of America cho biết: “Chúng ta đã chứng kiến thị trường tăng giá mạnh mẽ trong thập kỷ vừa qua và hiện đang trải qua thời kỳ đầy biến động. Do đó, việc giới trẻ bị mất niềm tin vào chứng khoán là điều dễ hiểu”.
Thay vào đó, người trẻ và giàu có lại nhìn thấy tiềm năng lớn hơn từ các loại tài sản như tiền số, bất động sản và sở hữu công ty cũng như thương hiệu riêng.
Xem thêm: BofA: Giới đầu tư quay về với tiền mặt như năm 2020
Ở chiều hướng ngược lại, nhóm 43 tuổi trở lên có xu hướng nắm giữ các loại tài sản ổn định, lâu dài và thường là chứng khoán trong nước và nước ngoài.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, người trẻ tuổi phân bổ danh mục với tỷ lệ 15% là các loại tiền số, trong khi nhà đầu tư lớn tuổi chỉ sở hữu 2%.
Jeff Busconi cho hay: “Đây là xu hướng mà chúng tôi đang theo dõi. Tuy nhiên, việc đầu tư vào tiền số vẫn chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong các nhóm khách hàng của BofA”.
Theo nghiên cứu thị trường của Cerulli Associates, thế hệ baby boomer sẽ chuyển giao khoảng 84 nghìn tỷ USD cho thế hệ X và thế hệ Y từ nay cho đến năm 2045. Phần lớn số tài sản này dự kiến sẽ được trao cho những người thừa kế, trong khi 15% sẽ được quyên góp cho các hoạt động từ thiện.
Nhóm nhà đầu tư trẻ hơn thường chuyển giao tài sản thông qua các quỹ do nhà tài trợ tư vấn (DAFs), đây là các khoản đầu tư nhằm mục đích từ thiện được giảm thuế mà không có thời hạn về thời điểm phải gửi tiền.
Tuy nhiên, nhóm có tài sản trên 10 triệu USD sử dụng DAF nhiều hơn nhóm sở hữu từ 3 - 5 triệu USD.
Busconi nhận định, các DAF là cách cực kỳ hiệu quả để thực hiện một chiến lược làm từ thiện.
Xem thêm: Interpol truy nã đỏ kẻ đứng sau thảm họa tiền số Luna