Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 12/10, bao gồm: GMD, MWG, HT1.
Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 12/10, bao gồm: GMD, MWG, HT1.
Khuyến nghị theo dõi dành cho cổ phiếu GMD
CTCK BIDV - BSC
Trong năm 2022, BSC dự báo CTCP Gemadept (GMD – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu thuần 3.667 tỷ đồng (tăng 14% so với năm ngoái), lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 953 tỷ đồng (+56% yoy), tương đương EPS FWD là 3.161 đồng/CP, P/E FWD = 15.4x.
Trong năm 2023, BSC dự báo GMD ghi nhận doanh thu thuần 3.797 tỷ đồng (tăng 4% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 990 tỷ đồng (tăng 4%), tương đương EPS FWD là 3.286 đồng/CP, P/E FWD = 14.8x, dựa trên các giả định chính năm 2023 như sau:
Sản lượng hàng hóa 1,3% trong năm 2023, đóng góp bởi NDV tăng 10% (với giả định NDV 2 sẽ nhận 1 tuyến dịch vụ từ quý III/2022), Nam Hải giảm 4%, Nam Hải Đình Vũ giảm 4% và Phước Long ICD –Bình Dương tăng 2%. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thấp hơn so với năm 2022 là tăng 5,8% do kinh tế toàn cầu chậm lại, cạnh tranh cao tại khu vực Hải Phòng.
Bên cạnh đó, giá bán dịch vụ tăng 1% trong năm 2023; và doanh thu Logistics giả định tăng 10% trong năm 2023 – tương đương tăng trưởng trung bình mảng Logistics trong quá khứ.
Trong năm 2023, biên lợi nhuận gộp 35,9%, giảm 0,3 điểm % so với năm 2022 dựa trên giả định chi phí dịch vụ mua ngoài/SL giảm 3% do giá dầu hạ nhiệt, chi phí khấu hao tăng 100 tỷ đồng do dự án NĐV 2 đi vào hoạt động.
Chi phí lãi vay 161 tỷ đồng (+44% yoy) năm 2023 dựa trên giả định vay mới 750 tỷ đồng để đầu tư thiết bị cho NDV giai đoạn 2, lãi suất +1 điểm %. Lãi từ CTLK = 555 tỷ đồng (tăng 10%), đóng góp chính bởi dự án GML (205/232 tỷ đồng) và SCS (222/244 tỷ đồng).
Chúng tôi khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu GMD với giá trị hợp lý năm 2023 là 53.500 đồng/CP (Upside 10% so với giá đóng cửa ngày 10/10/2022), dựa trên phương pháp P/E mục tiêu = 16.25x. Mức định giá P/E mục tiêu được dựa trên(1)P/E trung bình năm 2019 = 17.1x với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi GMD (tăng 7-10%), và (2) áp dụng mức chiết khấu 5% cho rủi ro về sản lượng trong năm 2023.
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị theo dõi do lo ngại đà tăng trưởng sản lượng sẽ chậm lại trong thời gian tới. Mức Upside 10% chủ yếu đến từ giá cổ phiếu GMD đã giảm mạnh trong bối cảnh thị trường chung điều chỉnh kể từ tháng 5/2022.
Duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu MWG
CTCK Mirae Asset Việt Nam – MASVN
Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE - Mã: MWG) tăng mạnh trong tháng 7 và 8 năm 2022 so với cùng kỳ do tác động của các đợt giãn cách trong quý 3 2021. Doanh thu thuần và LNST trong hai tháng này tăng hơn 30% CK.
Lũy kế 8T2022, doanh thu và lợi nhuận ròng đạt 92,3 nghìn tỷ (+18% CK) và 3,2 nghìn tỷ (+6% CK), lần lượt hoàn thành 66% và 50% kế hoạch năm. Đáng lưu ý, biên lợi nhuận ròng giảm xuống còn 3,4%, giảm 0,4%p so với 8T2021, nguyên nhân có thể đến từ tăng tỷ trọng doanh thu online (14% trong 8T2022 so với 8,9% trong 8T2021).
Bằng việc đóng cửa các cửa hàng không hiệu quả cũng như thiết kế lại cửa hàng cả về trưng bày và danh mục hàng hóa, doanh thu trên mỗi cửa hàng tăng trưởng rõ rệt trong thời gian ngắn). Kể từ tháng 4 2022 khi MWG khởi động chiến dịch tái cơ cấu BHX, 414 cửa hàng đã đóng cửa, chiếm 19,3% số lượng cửa hàng giai đoạn đỉnh. Đến tháng 8, doanh thu trung bình hàng tháng trên mỗi cửa hàng đạt 1,36 tỷ, tăng sấp sỉ 33% so với Q1/2022. Từ đây đến cuối năm, BLĐ đề ra mục tiêu tăng doanh thu hàng tháng của cửa hàng lên mức 1,5-1,6 tỷ. Ngoài mục tiêu tăng doanh thu, BHX cũng kỳ vọng đạt điểm hòa vốn cuối năm 2022 nhờ vào chuẩn hóa quy trình vận hành, giảm hao hụt và hủy hàng, tối ưu hóa các chi phí.
Đòn bẩy tài chính thấp và kỳ vọng bứt phá của BHX sẽ duy trì KQKD tốt hơn so với các đối thủ. So với doanh nghiệp cùng ngành như FRT, nợ trên vốn chủ của MWG thấp hơn gần 3 lần. Nợ ròng chỉ chiếm khoảng 87% VCSH vào cuối quý 2/2022. Với tỷ lệ đòn bẩy tài chính tương đối thấp, lợi nhuận của MWG sẽ ít bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất.
Ngoài ra, nếu BHX có khả năng đạt điểm hòa vốn và tiếp tục duy trì, MWG có thể tái khởi động việc mở rộng chuỗi trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc tăng doanh thu trên mỗi cửa hàng có thể một phần do lưu lượng kết chuyển từ các cửa hàng cũ đã đóng cửa, vì vậy, tính bền vững của việc doanh thu tăng vẫn cần thời gian quan sát thêm.
Theo đó, MASVN duy trì khuyến nghị mua đối với MWG. MASVN điều chỉnh dự phóng KQKD dựa trên kết quả hoạt động 8T2022 cũng như tăng chi phí vốn bao gồm vốn vay và VCSH do lãi suất tăng, MASVN hạ giá mục tiêu cho MWG xuống 81.600 đồng/cp (từ 89.400 đồng/cp), tương đương với mức P/E dự phóng 2023 là 19x.
Rủi ro giảm giá chính là các yếu tố bất ổn vĩ mô cả trong và ngoài nước có thể dẫn đến làn sóng tháo chạy khỏi các tài sản có tính rủi ro cao như cổ phiếu, kết quả là cổ phiếu có thể bị giao dịch ở mức chiết khấu sâu.
Xem thêm: Chứng khoán châu Á giao dịch trái chiều
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HT1
CTCK Phú Hưng - PHS
Trong nửa đầu năm đầu tiên kết thúc vào ngày 30/6/2022, doanh thu thuần của CTCP Xi măng VICEM Hà Tiên (mã HT1) đạt 4.342,7 tỷ đồng (tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế, ngược lại, giảm đáng kể xuống 167,4 tỷ đồng (giảm 50%), hoàn thành gần như một nửa con số dự báo của chúng tôi cho năm 2022. Mức thu nhập giảm mạnh này do giá than tăng cao trên toàn thế giới, đây là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất xi măng và clinker.
Chúng tôi kỳ vọng doanh thu thuần của công ty sẽ tăng đột biến vào năm 2022 so với mức thấp của năm ngoái. Theo đó, doanh thu thuần có thể đạt 8.782 tỷ đồng (tăng 24% so với năm trước), tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế sẽ giảm xuống 350 tỷ đồng (giảm 5%) do biên lợi nhuận gộp bị bào mòn do giá than được dự báo sẽ duy trì mức cao trong cả năm nay.
Thật vậy, giá than đã tăng vọt hơn 176% so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài ở châu u mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Do đó, chúng tôi kỳ vọng Biên lợi nhuận gộp sẽ giảm xuống 10% cho năm 2022 để phản ánh tình hình căng thẳng hiện nay.
Điểm nhấn đầu tư: (1) HT1 đã và đang thống lĩnh miền Nam với 2 nhà máy xi măng tiên tiến cùng với 3 trạm nghiền, tọa lạc tại những khu vực lý tưởng với mạng lưới phân phối đặc biệt lớn, dẫn đầu về số lượng nhà phân phối trên toàn khu vực.
(2) Nhờ hoạt động ở phía Nam, vị trí thuận lợi nhất, HT1 sẽ hưởng lợi lớn khi là một trong số ít nhà cung cấp xi măng cho các công trình dân cư và cơ sở hạ tầng sắp tới ở khu vực này, đây là động lực thiết yếu mà chính phủ nhắm tới để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch và tạo cơ sở cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Nhiều dự án đáng chú ý đang được triển khai với tốc độ nhanh như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cầu Mỹ Thuận 2...
Sử dụng phương pháp DCF và P/E, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý là 18.800 đồng/cổ phiếu. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua với mức tăng giá tiềm năng là 63%. Định giá của chúng tôi giả định rằng tốc độ tăng trưởng của dòng tiền sau năm 2026 là 0% (g = 0%) do thị trường xi măng trong nước hiện phân mảnh và đang tiến dần đến tình trạng bão hòa mà không có động lực tăng trưởng mới.
Ngoài ra, chúng tôi nâng lãi suất phi rủi ro tính đến thời điểm hiện tại lên 5% (từ mức 3.5%) để dự tính các động thái sắp tới của lãi suất trong bối cảnh chính sách tiền tệ đang bị thắt chặt.
Rủi ro: (1) Sự biến động bất lợi về của giá nguyên liệu đầu vào chủ chốt; (2) Rủi ro suy thoái kinh tế ngày càng rõ nét.
Xem thêm: HOSE chấp thuận cổ phiếu NO1 lên sàn