Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 13/1, bao gồm: VGC, DGW, ACB.
Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 13/1, bao gồm: VGC, DGW, ACB.
VGC đang giao dịch ở mức định giá PB 2.03
CTCK Tiên Phong - TPS
Tổng Công ty Viglacera – CTCP (HOSE: VGC) vừa công bố tình hình kinh doanh năm 2022 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất và lợi nhuận trước thuế công ty mẹ lần lượt đạt 2.288 tỷ đồng và 1.722 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng 48% và 44% cùng kỳ.
Với mức thực hiện cao nhất kể từ khi niêm yết, VGC đã vượt 50% so với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế công ty mẹ theo kế hoạch đầu năm. Kết quả tích cực trong năm được thúc đẩy chính nhờ mảng bất động sản và cho thuê đất khu công nghiệp, với mức tăng trưởng lợi nhuận 57%, đóng góp hơn 94% lợi nhuận cả năm.
Bên cạnh kết quả sơ bộ về lợi nhuận, doanh nghiệp cũng cập nhập thêm một số thông tin như:
Đẩy mạnh các dự án nhà ở xã hội. Trong 2022, VGC đã tích cực đầu tư triển khai các dự án xã hội với dự án nhà ở công nhân tại khu công nghiệp Yên Phong (quy mô 2.000 căn hộ), khu công nghiệp Đông Mai (1.000 căn hộ), khu công nghiệp Đồng Văn IV.
Các nhà máy vật liệu xây dựng đều hoạt động hiệu quả, vượt kế hoạch cả năm năm 2022. VGC hiện đang vận hành các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như nhà máy sản xuất ở các lĩnh vực Sứ vệ sinh (Sứ Viglacera Mỹ Xuân, Sứ Viglacera Bình Dương), Gạch ốp lát nhà máy gạch Mỹ Đức, và Kính xây dựng (Công ty Kính nổi Viglacera Bình Dương và Công ty Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ). Trong đó, máy gạch Viglacera Eurotile chính thức đi vào vận hành vào tháng 02/2022.
Doanh nghiệp cũng đã có những biện pháp chuẩn bị trước những khó khăn về tình hình kinh tế vĩ mô và triển vọng kém khả quan trong giai đoạn sắp thông qua việc chủ động tái cơ cấu, nâng cao chất lượng, phân hóa kênh bán hàng và thị trường tiêu thụ…
Hiện tại cổ phiếu đang giao dịch ở mức định giá PB 2.03, tương đương với mức +0.5 độ lệch chuẩn so với trung vị lịch sử 5 năm gần nhất.
Khuyến nghị giữ cổ phiếu DGW với mức tăng giá tiềm năng là 6%
CTCK Phú Hưng - PHS
Công ty CP Thế Giới Số (HOSE: DGW) tiền thân là công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Phương thành lập năm 1997, chủ yếu phân phối các sản phẩm linh kiện điện tử. Năm 2003, công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Phương cổ phần hóa thành công ty cổ phần Thế giới số. Từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn được biết đến như là một trong những nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường hàng đầu của Việt Nam.
PHS kỳ vọng doanh thu của công ty trong năm Q4.2022 và 2023 sẽ đạt lần lượt 4,293 tỷ VND (-45.9% YoY) và 22,571 tỷ VND (+0.4% YoY) thông qua việc mở rộng các ngành hàng nhưng sẽ gặp các hạn chế về sức mua suy giảm do tình trạng lạm phát và lãi suất cao. Lợi nhuận sau thuế có thể đạt 61.94 tỷ VND (-81% YoY) và 538.1 tỷ VND (-8.8% YoY) lần lượt cho Q4.2022 và 2023 một phần do hiệu ứng nền cao trong Q4.2021. Biên lợi nhuận ròng cho cả năm 2023 có thể đạt mức 2.4% của tổng doanh thu.
Điểm nhấn đầu tư: (1) Mô hình kinh doanh của công ty độc đáo, mang tính linh hoạt giúp tận dụng cơ hội mở rộng ngành, tránh rơi vào tình trạng bão hòa. Khác với các bán sỉ thông thường chỉ nhập hàng về rồi phân phối lại cho các đơn vị bán lẻ, dịch vụ phát triển thị trường (MES) của Digiworld bao gồm cả các khâu Phân tích & chiến lược, Marketing, Dịch vụ hậu mãi – những thứ sẽ mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho cả khách hàng và chính bản thân DGW.
(2) Công ty hiện đang có hiệu suất hoạt động rất ấn tượng so với các đối thủ cùng ngành. Các tỷ số sinh lời như ROE, ROA, biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng đều tích cực qua các năm và vượt trội so với các công ty trong ngành. Cùng với đó là một cơ cấu nguồn vốn ngày càng ổn định, tạo tiền đề cho việc tăng trưởng, cạnh tranh trong tương lai.
(3) Định giá của công ty hiện tại đang tỏ ra rất hấp dẫn: tính đến ngày báo cáo cổ phiếu DGW đang được giao dịch tại mức P/E = 7.58, gần bằng với mức đáy P/E trong giai đoạn 2017-2021 là 4.46. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty bình quân mỗi năm trong giai đoạn này đạt lần lượt là 42.7%/năm và 63%/năm.
Sử dụng phương pháp DCF và P/E, PHS ước tính giá trị hợp lý là 42.200 đồng/cp. Do đó, PHS đưa ra khuyến nghị GIỮ với mức tăng giá tiềm năng là 6%. Định giá của PHS đã phản ánh con số ước tính dựa trên kịch bản cơ sở trong giai đoạn 5 năm tiếp theo và chưa tính đến kết quả hợp nhất kinh doanh của Achison do chưa đủ cơ sở.
Rủi ro: (1) Rủi ro mất các hợp đồng đối tác, hợp đồng độc quyền; (2) Rủi ro liên quan đến chuyển dịch ngành hàng; (3) Rủi ro liên quan đến xung đột các nhãn hàng (Cannibalization); (4) Rủi ro suy yếu sức mua.
Xem thêm: Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/1
ACB - Dự báo tăng trưởng tín dụng vẫn không đổi
CTCK Yuanta Việt Nam - FSC
Trong báo cáo cập nhật mới đây, FSC kỳ vọng Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) sẽ nhận được hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với trung bình ngành trong năm 2023 nhờ vào nền tảng chất lượng tài sản vững chắc. Dự báo tăng trưởng cho vay đối với năm 2023E là 15% (tăng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ).
Dư nợ cho vay tăng 11,1% tính đến cuối quý III/2022, trong khi huy động vốn chỉ tăng 3,2% so với mức trung bình ngành là 4%. Sự chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả có thể buộc ACB phải huy động thêm tiền gửi, điều này sẽ đẩy chi phí huy động vốn lên cao.
Tuy nhiên, nhóm phân tích kỳ vọng NIM của ACB sẽ đạt 4,22% (tăng 3 điểm cơ bản so với cùng kỳ) trong năm 2023 do cơ cấu danh mục cho vay của ACB tập trung vào mảng cho vay bán lẻ với 94% tổng dư nợ cho vay.
Trong đó, phân khúc khách hàng cá nhân chiếm 65% tổng dư nợ và doanh nghiệp SME chiếm 29% tổng dư nợ. Điều này sẽ giúp ACB duy trì NIM ở mức tương đối cao mặc dù chi phí huy động vốn có thể sẽ tăng lên.
Xem thêm: Cách Warren Buffett kiếm lợi nhuận từ cuộc khủng hoảng năng lượng