Cách Warren Buffett kiếm lợi nhuận từ cuộc khủng hoảng năng lượng

Thứ năm, 12/01/2023 | 13:17 Theo dõi CFĐT trên

Nhiều người biết đến Warren Buffett qua những khoản đầu tư thành công vào các công ty blue-chip của Mỹ như Apple, Bank of America hay Coca-Cola. Nhưng ông kiếm được rất nhiều tiền từ các công ty hàng hóa và nhiên liệu hóa thạch.

Cách Warren Buffett kiếm lợi nhuận từ cuộc khủng hoảng năng lượng
Cách Warren Buffett kiếm lợi nhuận từ cuộc khủng hoảng năng lượng

Khi giàn khoan Deepwater Horizon phát nổ ở Vịnh Mexico vào năm 2010, gây ra vụ tràn dầu lớn nhất từ ​​trước đến nay ở Mỹ, mọi con mắt đều đổ dồn về BP Plc, công ty của Anh đứng sau giàn khoan. 

Nhưng BP không “đơn độc” trong dự án bởi còn nhiều đối tác khác cũng tham gia dự án này, trong đó có Mitsui - một công ty thương mại Nhật Bản nắm giữ 10% cổ phần dự án. 

Mitsui nằm trong nhóm 5 công ty Nhật Bản được gọi là sogo shosha chuyên đầu tư vào các dự án năng lượng và hàng hóa trên khắp thế giới. 

Thông tin thêm, sogo shosha là mô hình công ty thương mại có sự tham gia của các quỹ đầu tư tư nhân.

Nhóm này có mặt trong mọi ngóc ngách của ngành từ các mỏ than ở Australia cho đến mỏ dầu tại Oman và kho chứa lúa ở Canada. Trong suốt nhiều năm, các công ty này hoạt động một cách đơn điệu và hầu như không được ai chú ý.

Nhưng giờ đây, nhờ giá nguyên liệu thô cao ngất ngưởng kéo dài cả năm trời, 5 doanh nghiệp nhắc ở trên đang kiếm được nhiều tiền mặt hơn bao giờ hết từ các dự án đó, trở thành những người chiến thắng lớn nhất trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát leo thang không ngừng. 

Ngoài ra, lời lãi từ những dự án trên và hoạt động mua bán hàng hóa đã giúp các công ty này đạt được lợi nhuận ròng cao nhất từ trước đến nay.

Ít ai biết đến 5 công ty này, nhưng cổ đông lớn của họ là người mà nhà đầu tư nào cũng từng nghe danh, đó là Warren Buffett.

Vị tỷ phú này đã hô biến khoản đầu tư hai năm vào sogo shosha thành vàng, đồng thời gần đây ông còn tăng tỷ lệ nắm giữ ở mỗi công ty. 

Hiện Warren Buffett là cổ đông lớn thứ ba của Mitsui và là nhà đầu tư hàng đầu trong 4 công ty đồng hương Mitsubishi, Itochu, Sumitomo và Marubeni.

Xem thêm: 6 mã cổ phiếu Warren Buffett bán ra trong năm 2022

Tỷ phú Warren Buffett
Tỷ phú Warren Buffett

Ngoài một số khác biệt, năm công ty này đều theo cùng một mô hình kinh doanh: nắm giữ cổ phần trong các dự án tài nguyên, kinh doanh hàng hóa mà chúng khai thác được và sử dụng tiền mặt để đa dạng hóa từ từ.

Berkshire Hathaway Inc. của Buffett, lần đầu tiên tiết lộ khoản đầu tư vào sogo shosha vào tháng 8/2020. Tại thời điểm đó, Berkshire nắm giữ 5% trong mỗi công ty với trị giá khoảng 6 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay. Giá trị những vị thế này đã tăng hơn 50% sau khi điều chỉnh cho sự mất giá của đồng Yên với USD.

Hai tháng trước, Berkshire tiết lộ việc mua thêm cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên khoảng 6,5% - tương đương khoảng 12 tỷ USD theo tỷ giá hối đoái ngày nay.

Berkshire đã tính thời điểm gia nhập thị trường một cách hoàn hảo. Đúng với phương châm “sợ hãi khi người khác tham lam, và tham lam khi người khác sợ hãi”, Buffett đã đầu tư vào sogo shosha sau khi nhiều người khác đã từ bỏ công ty do lợi nhuận trì trệ trong một thời gian dài và hoạt động thị trường kém.

Trước năm 2020, thu nhập ròng của cả 5 doanh nghiệp bị kẹt ở mức khoảng 1,5 nghìn tỷ Yên (tương đương 11,2 tỷ USD) trong hơn một thập kỷ và rất ít người dự đoán được sự thay đổi. 

Và đối với những người không bị ràng buộc bởi các nguyên tắc ESG, trong năm 2020, nhiều người đã lo lắng về việc các dự án dầu mỏ trở thành tài sản mắc kẹt và nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch đạt đỉnh điểm. Thế nhưng, nỗi lo sợ này chỉ là ảo ảnh bởi đại dịch Covid-19 chỉ gây gián đoạn tạm thời việc sử dụng năng lượng.

Ngay khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, sức tiêu thụ năng lượng và giá hàng hóa đều nhảy vọt.

Nhu cầu đối với mặt hàng than năm ngoái đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại. Trong khi đó, châu Âu gấp rút thay thế nguồn cung cấp khí đốt của Nga bằng các nguồn LNG khác và bất chấp tăng trưởng kinh tế chậm lại, tiêu thụ dầu sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay.

Ngay trước khi Buffett đầu tư, năm công ty đã báo cáo tổng thu nhập ròng là 1,7 nghìn tỷ Yên trong năm tài khóa tính đến cuối tháng 3/2020. 

Trong năm tài chính 2023, sẽ kết thúc sau chưa đầy hai tháng nữa, các nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận ròng của 5 doanh nghiệp sẽ đạt ngưỡng gần 3,9 nghìn tỷ Yên. Phần lớn trong số đó đến từ cổ phần trong các dự án than, dầu, đồng và LNG. 

Dòng tiền đang chảy đến tay các cổ đông thông qua chi trả cổ tức kỷ lục và các khoản mua lại khổng lồ. Giá cổ phiếu của Mitsubishi và Mitsui, hai sogo shosha có lợi nhuận cao nhất, đã tăng lần lượt 100% và 130% kể từ khi Buffett rót vốn vào năm 2020.

Nhiều người biết đến Warren Buffett qua những khoản đầu tư thành công vào các công ty blue-chip của Mỹ như Apple, Bank of America hay Coca-Cola. Nhưng ông kiếm được rất nhiều tiền từ các công ty hàng hóa và nhiên liệu hóa thạch. Berkshire là cổ đông lớn nhất của Chevron, công ty dầu mỏ lớn thứ hai ở Mỹ.

Berkshire cũng sở hữu công ty đường sắt BNSF Railroad, vận chuyển lượng lớn than ở Mỹ. Các công ty con của Berkshire cũng sản xuất điện từ than và khí tự nhiên.

Ở diễn biến ngược lại, Tokyo đang khuyến khích các công ty đứng ngoài xu hướng thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch. 

Thế nhưng bất chấp biến đổi khí hậu, thế giới vẫn cần dầu khí và than. Điều này có nghĩa là trong tương lai Warren Buffett vẫn sẽ kiếm được lợi nhuận đáng kể từ các công ty sogo shosha dù có thể không cao bằng hai năm qua.

Xem thêm: Lời khuyên đầu tư của tỷ phú Warren Buffett trong thời kỳ suy thoái

Thục San (Theo The Washington Post)
Theo VnMedia.vn Copy
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/1

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/1

Chúng tôi xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/1 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong 7 tháng so với đồng euro

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong 7 tháng so với đồng euro

Đồng đô la Mỹ hôm qua (9/1) đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng so với đồng euro khi các nhà giao dịch đặt cược rằng dữ liệu kinh tế gần đây sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm tốc độ tăng lãi suất, trong khi các loại tiền tệ rủi ro hơn được hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại biên giới.
Cổ phiếu châu Á giảm do chính sách cứng rắn của Fed

Cổ phiếu châu Á giảm do chính sách cứng rắn của Fed

Cổ phiếu châu Á hôm nay (10/1) đã giảm sau những bình luận cứng rắn từ hai quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Các nhà đầu tư trở nên thận trọng trước những dữ liệu lạm phát quan trọng trong khi việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau các hạn chế COVID-19 đã đẩy giá hàng hóa lên cao hơn.
Lễ trao bằng tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế khóa 23

Lễ trao bằng tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế khóa 23

Vào ngày 10/01, Khoa Kinh tế Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi lễ trao bằng tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Quản lý Kinh tế.
Tiến trình mới cho bất động sản Việt Nam

Tiến trình mới cho bất động sản Việt Nam

Theo nhận định của chuyên gia, bất động sản thương mại là gã khổng lồ vô hình mà thị trường cần phải tập trung phát triển trong thập kỷ tới.
Tương lai thị trường bất động sản Hà Nội: Sẽ phục hồi mạnh mẽ?

Tương lai thị trường bất động sản Hà Nội: Sẽ phục hồi mạnh mẽ?

(VnMedia)- 2022 là một năm “kiên cường” của nền kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đầy thách thức đối với thị trường bất động sản khi sức mua, thanh khoản giảm mạnh và dòng tiền bị tắc nghẽn. Năm 2023 được dự báo sẽ chứng kiến bước phục hồi mạnh mẽ hơn khi Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới và nhiều công ty, thương hiệu quốc tế lựa chọn gia nhập thị trường Hà Nội.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp