Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 12/4: DGC, FPT, VSC, VIB, ACB

Thứ hai, 11/04/2022 | 18:41 Theo dõi CFĐT trên

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 12/4, bao gồm: DGC, FPT, VSC, VIB, ACB.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xem xét nắm giữ cổ phiếu DGC

CTCK Yuanta Việt Nam – FSC

Mức Stock Rating của DGC (CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang – Sàn HOSE) ở mức 97 điểm, cho nên FSc duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của DGC đóng cửa tăng 2,9% và đồ thị giá vẫn giao dịch trên đường trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thi giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ tiếp tục biến động trong biên độ hẹp hoặc xuất hiện các nhịp tăng giảm đan xen ở những phiên giao dịch tới.

FSC đã khuyến nghị mua cổ phiếu DGC vào phiên 21/02/2022 với lợi nhuận tạm tính là 47,49%, cho nên FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét nắm giữ cổ phiếu DGC.

FPT đang giao dịch ở mức 12TF PE 22.6 x, cao hơn mức trung vị 1 năm

CTCK KIS Việt Nam - KIS

Năm 2022, CTCP FPT (FPT – sàn HOSE) cho biết, công nghệ sẽ vẫn là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, là mảng dẫn dắt đà tăng trưởng trong chiến lược 2022-2024.

Trong đó, Chuyển đổi số (DX) là động lực tăng trưởng mạnh nhất trong 3 năm tới. DX đang thu hút nhiều công ty lớn trong nước đầu tư nhờ các lợi ích to lớn mà DX mang lại. FPT đã xây dựng thành công hệ thống chuyển đổi số cho Coteccons (CTD VN, Không đánh giá) trong vòng 100 ngày, trong năm 2021, FPT đã ký hợp đồng với Tập đoàn Đất Xanh (DXG VN, Khuyến nghị MUA), Tập đoàn Thiên Long (TLG VN, Không đánh giá), dự án sẽ hoạt động trong năm 2022F.

Theo FPT, 64 tỉnh thành sẽ chi 1% ngân sách cho Chuyển đổi số bắt đầu từ 2023F, và FPT có thể chiếm khoảng 30% thị phần bình quân, đối thủ cạnh tranh mảng này là Viettel và VNPT.

Doanh thu từ mảng Gia công phần mềm chiếm khoảng 85% tổng doanh thu mảng công nghệ từ tại thị trường nước ngoài nhưng chỉ chiếm 20% tại thị trường nội địa. FPT kỳ vọng thị trường nước ngoài lớn nhất của công ty là Nhật Bản sẽ phục hồi mạnh mẽ vào 2022 với tốc độ tăng trưởng 20% so với năm trước.

FPT bắt đầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho Blockchain và Metaverse. Theo ban lãnh đạo, đây là hai lĩnh vực rất tiềm năng, được coi là xu hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin trong vài năm tới.

Bên cạnh đó, FPT đã đẩy mạnh đầu tư cho mảng Viễn thông trong nửa cuối năm 2021 để mở rộng băng thông quốc tế do nhu cầu sử dụng Internet tăng mạnh giữa đại dịch Covid19; FPT tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng băng thông để tạo lợi thế cạnh tranh cho dịch vụ truyền hình cáp; Công ty cũng đã ra mắt Ví điện tử Foxpay trong năm 2021.

Với Mảng giáo dục, FPT hiện có 5 trường đại học và 6 trường THPT trên khắp cả nước. Công ty đang làm việc với hơn 20 tỉnh thành để tiếp tục mở rộng mạng lưới trường học, hiện tại FPT đã đạt được thỏa thuận đầu tư với 6 tỉnh.

Dựa trên kế hoạch kinh doanh 2022F, FPT đang giao dịch ở mức 12TF PE 22.6 x, cao hơn mức trung vị 1 năm ở mức 21.3 x, và 12TF PB là 4.1 x, thấp hơn mức trung vị 1 năm ở mức 4.9 x

Xem thêm: Cổ phiếu PTL bị hủy niêm yết bắt buộc

Duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu VSC với giá mục tiêu 62.965 đồng/cp

CTCK Vietcombank - VCBS

Trong năm 2021, CTCP Container Việt Nam (HOSE - Mã: VSC) đã hoàn tất mua lại 36% cổ phần tại cảng VIMC Đình Vũ (Vinalines Đình Vũ). Cảng dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ Q3.2022 và kỳ vọng mang đến động lực đáng kể đến lợi nhuận và gia tăng hiệu quả vận hành hệ thống cảng của VSC trong các năm tới.

Kỳ vọng tăng trưởng tích cực tại cảng VIP Green khi áp lực cạnh tranh trong khu vực xung quanh cảng không còn nhiều và hưởng lợi từ: (1) Tăng trưởng sản lượng hàng hóa tại Hải Phòng; (2) Chuyển dịch mục đích hoạt động của nhóm cảng thượng nguồn; (3) Nguồn hàng từ cổ đông chiến lược.

Ngoài ra, công ty đang nhanh chóng thực hiện các thương vụ mua bán – sáp nhập và tiến tới xây dựng một holdings ngành logistics hàng hải có quy mô lớn và bao phủ phần lớn các mắt xích của chuỗi dịch vụ trong vòng 2-3 năm tới.

Trong giai đoạn 2022-2024, VSC kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng của KQKD cùng với: (1) Xu hướng tích cực của sản lượng hàng hóa thông qua cảng và nhu cầu dịch vụ logistics tại khu vực Hải Phòng; (2) Bắt đầu có đóng góp lợi nhuận từ các khoản đầu tư mới. VCBS đánh giá cao triển vọng dài hạn của VSC khi doanh nghiệp đang liên tục thực hiện các thương vụ M&A và dần nâng tầm doanh nghiệp thành một trong những holdings ngành logistics hàng hải có quy mô lớn nhất cả nước, qua đó mở ra tiềm năng tăng trưởng dồi dào trong giai đoạn tới.

Theo đó, VCBS dự phóng doanh thu năm 2022 của VSC đạt 2.200 tỷ đồng (+16,3% yoy), lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 414 tỷ đồng (+18,2% yoy), tương ứng với EPS là 3.759 đồng/cp. VCBS duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VSC với mức định giá hợp lý là 62.965 đồng/cổ phiếu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khuyến nghị mua cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 54.200 đồng/CP

CTCK Phú Hưng - PHS

Năm 2022, nền kinh tế phục hồi sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng tư nhân. Nhờ áp dụng chuyển đổi số mà VIB có thể phát triển các sản phẩm thẻ nhanh chóng, nắm bắt xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày một gia tăng và phục hồi tiêu dùng sau đại dịch.

Hơn nữa, năm 2022, dù NHNN chủ trương siết chặt tín dụng đầu cơ bất động sản, nhưng khuyến khích tín dụng bất động sản phục vụ đời sống. Do đó, chúng tôi dự phóng tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – sàn HOSE) đạt 29,3% so với năm trước. Dưới áp lực tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất cho vay giảm, chúng tôi ước tính NIM của VIB sẽ thu hẹp 8 bps còn 4,34%.

Kết thúc năm 2021, VIB có 1,1 ngàn tỷ đồng nợ tái cơ cấu, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 68,6%so với năm trước lên 1.598 tỷ đồng. Chúng tôi ước tính thận trọng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2022 của VIB sẽ tăng 45,2% lên 2.320 tỷ đồng.

Năm 2022, chúng tôi kỳ vọng quá trình chuyển đổi số (thông qua MyVIB 2.0, MyVIB iSME, và VIB Ver3e…) trong các năm qua sẽ tiếp tục mang lại lợi ích mạnh mẽ cho VIB thông qua việc mở rộng thị phần cho vay bán lẻ, gia tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, giảm chi phí hoạt động và chi phí sử dụng vốn. Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi nâng giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu VIB là 54.200 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VIB.

Rủi ro: (1) Nền kinh tế phục hồi chậm hơn kỳ vọng; (2) Tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp nhất trong ngành, và việc gia tăng mạnh nợ cần chú ý, sẽ tạo sức ép lên lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2022; (3) Rủi ro lạm phát cao ảnh hưởng đến cho vay bán lẻ.

Duy trì khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu ACB với giá mục tiêu 41.914 đồng/cổ phiếu

CTCK Bảo Việt – BVSC

Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE - Mã: ACB) đã công bố KQKD Quý 1/2022 xuất sắc với những điểm nổi bật như: Cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh 5,2% YTD. Tiền gửi của khách hàng tăng 1,6% YTD, trong đó CASA tiếp tục tăng lên 27% từ 25% cuối 4Q21; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 35% YoY lên 4,2 nghìn tỷ. Thu nhập ngoài lãi tăng 37% YoY lên 1.300 tỷ; trong đó, hoạt động kinh doanh bancassurance là điểm nhấn chính, chiếm vị trí dẫn đầu thị trường; Chất lượng tài sản tốt: Nợ xấu cuối 1Q22 giảm xuống 0,74% so với 0,77% cuối 4Q21, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu duy trì ở mức cao khoảng 200%; Các khoản cho vay cơ cấu lại vào cuối 1Q22 của ACB cho dấu hiệu cải thiện, giảm 11,8% QoQ xuống 15 nghìn tỷ từ 17 nghìn tỷ cuối năm 2021.

Cùng với đó, ACB đã nhận được sự chấp thuận của cổ đông về đề xuất chia cổ tức năm 2021-22. Trong đó, cổ tức năm 2021 là cổ phiếu (tỷ lệ: 25%), và cổ tức năm 2022 dự kiến bao gồm 15% cổ phiếu và 10% tiền mặt.

Ngoài ra, cổ đông đã thông qua kế hoạch LNTT năm 2022 của ACB là 15.018 tỷ (tăng trưởng 25% YoY), được xây dựng dựa trên các giả định chính sau đây:

Cho vay khách hàng tăng 10% lên 398.299 tỷ, tương đương với hạn mức tín dụng ban đầu của NHNN cho ACB. Đáng chú ý, Ban lãnh đạo kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2022 của Ngân hàng sẽ phục hồi tốt ở mức 16%, đồng thời kỳ vọng NIM năm 2022 sẽ duy trì ổn định, cho thấy triển vọng NII vững chắc.

Tiền gửi khách hàng tăng 11% lên 421.897 tỷ. Trong đó, CASA mục tiêu mở rộng lên 28-29% cuối năm 2022 so với 25% cuối năm 2021, được hỗ trợ chủ yếu bởi các khoản đầu tư nhiều năm nay vào Ngân hàng số, nhằm mở rộng hơn nữa cơ sở khách hàng qua các dịch vụ ngân hàng số toàn diện.

Nợ xấu (NPL) mục tiêu kiểm soát dưới 1,5%, mà Ban lãnh đạo tin tưởng sẽ giữ ở mức dưới 1,0%.

Đáng khích lệ, Ban lãnh đạo tự tin sẽ hoàn thành và khả năng vượt mục tiêu lợi nhuận năm 2022, được hỗ trợ bởi: Hoạt động ngân hàng lõi mạnh mẽ hơn, dẫn dắt bởi tăng trưởng tín dụng cao hơn và hoạt động tốt hơn dự kiến của các mảng phí, chẳng hạn như phí dịch vụ, thẻ và bancassurance; Hoàn nhập dự phòng và lãi dự thu từ các khoản cho vay cơ cấu lại có khả năng mang lại những nguồn thu khác của ACB trong năm nay trong bối cảnh phục hồi của nền kinh tế và khả năng trả nợ của khách hàng. Đến cuối năm 2021, ACB đã trích lập dự phòng đầy đủ 2.300 tỷ cho các khoản vay cơ cấu lại, lãi dự thu từ các khoản vay này là 600 tỷ.

Ở mức giá hiện tại, ACB đang giao dịch hấp dẫn ở mức P/B năm 2022 là 1,59x, với các yếu tố cơ bản tốt, bao gồm triển vọng tăng trưởng lạc quan, ROAE mạnh mẽ và thế mạnh chất lượng tài sản và nền tảng ngân hàng bán lẻ tốt. BVSC duy trì khuyến nghị Outperform đối với ACB và giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp Thu nhập thặng dư là 41.914 đồng/cổ phiếu (Upside: 24,7%).

Xem thêm: 6 sai lầm trong đầu tư mà giới siêu giàu không bao giờ mắc phải

Thục San (Tổng hợp)
Theo VnMedia.vn Copy
S&P: Hạ mức ngoại tệ của Nga xuống mức “vỡ nợ có chọn lọc”

S&P: Hạ mức ngoại tệ của Nga xuống mức “vỡ nợ có chọn lọc”

S&P cho biết: "Chúng tôi hiện không mong đợi rằng các nhà đầu tư sẽ có thể chuyển đổi các khoản thanh toán bằng đồng Rúp đó thành USD với giá trị tương đương số tiền đến hạn ban đầu.”
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 8/4: VN-Index quay trở lại vùng hỗ trợ 1.480 điểm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 8/4: VN-Index quay trở lại vùng hỗ trợ 1.480 điểm

Trong những phiên tới, nhiều khả năng thị trường sẽ quay trở lại vùng hỗ trợ 1.480 điểm. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tiếp theo.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 8/4: GAS, PC1, TVD, ACB, HT1

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 8/4: GAS, PC1, TVD, ACB, HT1

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 8/4, bao gồm: GAS, PC1, TVD, ACB, HT1.
Kế thừa và phát huy cội nguồn văn hóa Việt Nam và y học cổ truyền

Kế thừa và phát huy cội nguồn văn hóa Việt Nam và y học cổ truyền

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng với Hội Nam Y Việt Nam, Chương Trình Truyền thông Việt đồng hành cùng Doanh nghiệp, Nền tảng không gian số vì sức khỏe cộng đồng và Câu lạc bộ Laicity vừa tổ chức ký kết hợp tác phối hợp các chương trình nhằm kế thừa và phát huy cội nguồn văn hóa Việt Nam và y học cổ truyền tại chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Trước thềm chia thưởng, vợ chồng Phó tổng Giám đốc VIB mua lượng lớn cổ phiếu

Trước thềm chia thưởng, vợ chồng Phó tổng Giám đốc VIB mua lượng lớn cổ phiếu

Ông Trần Nhất Minh, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (HOSE: VIB) cùng vợ đã hoàn thành mua một lượng lớn cổ phiếu VIB trước ngày chia thưởng.
Giá dầu tiếp tục giảm phiên sáng 11/4

Giá dầu tiếp tục giảm phiên sáng 11/4

Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết, việc giải phóng dự trữ dầu có thể ngăn cản các nhà sản xuất, bao gồm Tổ chức các Nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ tăng sản lượng ngay cả khi giá dầu khoảng 100 USD/thùng.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp