Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết, việc giải phóng dự trữ dầu có thể ngăn cản các nhà sản xuất, bao gồm Tổ chức các Nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ tăng sản lượng ngay cả khi giá dầu khoảng 100 USD/thùng.
Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết, việc giải phóng dự trữ dầu có thể ngăn cản các nhà sản xuất, bao gồm Tổ chức các Nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ tăng sản lượng ngay cả khi giá dầu khoảng 100 USD/thùng.
Tại phiên giao dịch sáng nay (theo giờ châu Á), giá dầu đã giảm 2 USD/thùng, đợt giảm thứ 2 liên tiếp sau khi các quốc gia công bố kế hoạch giải phóng lượng dầu đạt mức kỷ lục từ kho dự trữ chiến lược.
Cụ thể, giá dầu thô Brent giảm 2,04 USD, tương đương 2%, xuống 100,74 USD/thùng (vào lúc 01:39 GMT) và dầu WTI giảm 1,94 USD, tương đương 2%, xuống 96,32 USD/thùng.
Trước đó, giá dầu Brent và WTI lần lượt giảm 1,5% và 1%.
Ngoài ra, thị trường đang theo dõi những diễn biến tại Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, và đặc biệt là ở Thượng Hải khi lệnh phong tỏa của thành phố 26 triệu dân này vẫn đang được siết chặt.
Các quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ xuất kho 120 triệu thùng trong vòng sáu tháng tới, trong đó Mỹ sẽ xả 60 triệu thùng dầu như một phần trong kế hoạch giải phóng 180 triệu thùng được công bố vào tháng 3/2022.
Động thái trên nhằm bù đắp sự thiếu hụt dầu thô của Nga sau khi Moscow bị áp một loạt các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Xem thêm: Nhật Bản bất ngờ tuyên bố cấm nhập khẩu than của Nga
Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết: “Giá dầu giảm do nỗ lực giải phóng dự trữ dầu chung của Mỹ và các nước trong IEA, cùng với nhu cầu suy yếu trong bối cảnh Trung Quốc gia hạn phong tỏa cả hai trung tâm sản xuất là Thẩm Dương và Thượng Hải. Việc giải phóng 240 triệu thùng dầu chưa từng có, tương đương hơn 1 triệu thùng/ngày, đã giúp hạ nhiệt giá dầu.”
Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết, việc giải phóng dự trữ dầu có thể ngăn cản các nhà sản xuất, bao gồm Tổ chức các Nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ tăng sản lượng ngay cả khi giá dầu khoảng 100 USD/thùng.
Tại Mỹ, các công ty năng lượng tuần trước đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong tuần thứ ba liên tiếp do Washington đẩy mạnh sản lượng để giúp các đồng minh cắt giảm phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga.
Xem thêm: Nhật Bản mở rộng chương trình trợ cấp nhiên liệu để đối phó tình trạng giá năng lượng leo thang