Xuất nhập khẩu máy tính, linh kiện điện tử Việt Nam phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI

Chủ nhật, 10/04/2022 | 13:10 Theo dõi CFĐT trên

Theo đánh giá của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương, công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân, có vị trí then chốt và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử trong tháng 12/2021 ước đạt trên 5,03 tỷ USD, tăng 14,13% so với tháng trước và tăng 23,12% so tháng 12/2020. Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử đạt 50,82 tỷ USD, tăng 14,03% so với năm 2020 và chiếm trên 15,11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Trong tháng 12/2021 xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của các DN FDI đạt trên 5,04 tỷ USD, tăng 10,84% so với tháng trước và tăng 19,35% so với tháng 12/2020 và chiếm trên 95,14% tổng kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của cả nước. Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của khối DN FDI đạt trên 49,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2020 và chiếm 97,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Trong tháng 12/2021, Trung Quốc là thị trường đứng thứ nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,41 tỷ USD, tăng 43,31% so với tháng trước và tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020. Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,19 tỷ USD, tăng 8,32% so với tháng trước và tăng 21,58% so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 740,91 triệu USD, tăng 13,89% so với tháng trước và tăng 28,26% so với cùng kỳ năm 2020...

Tính đến hết năm 2021, kim ngạch các thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hồng Kông, Hàn Quốc, Asean. Xuất khẩu sang 6 thị trường đứng đầu đã chiếm trên 83,46% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Cũng theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân, có vị trí then chốt và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của mọi quốc gia trên thế giới. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, nên các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng tăng, nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như Samsung, LG, Foxconn, Fukang Technology, LG Display Hải Phòng. 

Các sản phẩm máy vi tính và linh kiện điện tử ngày càng đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng máy vi tính và linh kiện điện tử đã vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 2 của Việt Nam kể từ năm 2019 đến nay.

Năm 2020 và 2021, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 nhưng nhóm hàng này vẫn đạt tốc độ tăng cao và ổn định vững chắc. Trong khi nhiều ngành sản xuất, xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 thì lĩnh vực hàng điện tử vẫn tăng trưởng khá.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương, xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho người lao động, trực tiếp làm tăng giá trị sản xuất, gián tiếp thúc đẩy phát triển ngành liên quan, nâng cao trình độ lao động, nâng cao trình độ sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Tăng trưởng kim ngạch trong xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện đã bổ sung nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo động lực cho việc tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, hiệu quả của công tác hội nhập đã được thể hiện rõ ràng hơn, các thị trường xuất khẩu lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam đều đạt mức tăng rất cao.

Ở chiều ngược lại, số liệu của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương cũng cho thấy, tháng 12/2021, nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử của cả nước ước đạt trên 7,34 tỷ USD, giảm 5,87% so với tháng 11/2021 và tăng 14,84% so với tháng 12/2020. Tính đến hết năm 2021, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 75,44 tỷ USD, tăng 17,93% so với năm 2020 và chiếm 22,71% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

Tháng 12/2021, thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch trên 2,14 tỷ USD, giảm 6,87% so với tháng trước, nhưng tăng 4,51% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm 29,19% kim ngạch nhập khẩu. Trong tháng 12/2021, kim ngạch nhập máy tính và linh kiện từ thị trường Hàn Quốc đạt trên 2,03 tỷ USD, tăng 1,63% so với tháng trước và tăng 22,85% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 27,75% kim ngạch nhập khẩu.

Thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đạt 832,29 triệu USD, giảm 11,55% so với tháng trước, tăng 19,99% so với tháng 12/2020 và chiếm 11,34% kim ngạch nhập khẩu.

Tính đến hết năm 2021, các thị trường chính mà nước ta nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử,gồm có: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước Asean. Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường này chiếm trên 90,24% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước trong năm 2021.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Các nước khu vực Mỹ Latin lao đao vì lạm phát

Các nước khu vực Mỹ Latin lao đao vì lạm phát

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), giá lương thực thế giới đã ghi nhận mức cao kỷ lục mới trong tháng 3 vừa qua.
Nhật Bản bất ngờ tuyên bố cấm nhập khẩu than của Nga

Nhật Bản bất ngờ tuyên bố cấm nhập khẩu than của Nga

Sau khi Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố cấm vận nhiên liệu của Nga, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng cho biết nước này sẽ cấm nhập khẩu than của Nga.
Thị trường dầu thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn

Thị trường dầu thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn

Trong phiên giao dịch đêm qua trên sàn giao dịch hàng hóa Mỹ tại thành phố New York, dầu thô lại bất ngờ tăng giá sau khi có xu hướng giảm trong cả tuần qua.
HOSE: Nhắc nhở KBC về việc giao dịch cổ phiếu quỹ sai quy định

HOSE: Nhắc nhở KBC về việc giao dịch cổ phiếu quỹ sai quy định

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) vừa có văn bản nhắc nhở giao dịch cổ phiếu quỹ không đúng quy định đối với Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC).
Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022: Kỳ vọng khởi sắc!

Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022: Kỳ vọng khởi sắc!

Các số liệu trên cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đã coi Việt Nam là điểm đến đầu tư an toàn, thể hiện niềm tin về môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Người đàn ông bị nghi tiêm gần 90 mũi vaccine ngừa Covid-19

Người đàn ông bị nghi tiêm gần 90 mũi vaccine ngừa Covid-19

Báo Freie Presse cho biết, một người đàn ông 61 tuổi đã tiêm ít nhất 87 mũi vaccine ngừa Covid-19 ở bang Saxony, miền Đông nước Đức. Tổ chức Chữ thập Đỏ của Đức cáo buộc người này bán hộ chiếu vaccine.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp