S&P cho biết: "Chúng tôi hiện không mong đợi rằng các nhà đầu tư sẽ có thể chuyển đổi các khoản thanh toán bằng đồng Rúp đó thành USD với giá trị tương đương số tiền đến hạn ban đầu.”
S&P cho biết: "Chúng tôi hiện không mong đợi rằng các nhà đầu tư sẽ có thể chuyển đổi các khoản thanh toán bằng đồng Rúp đó thành USD với giá trị tương đương số tiền đến hạn ban đầu.”
Hôm qua (ngày 9/4), S&P đã hạ xếp hạng ngoại tệ của Nga xuống mức "vỡ nợ có chọn lọc" do các rủi ro gia tăng mà Moscow sẽ không thể và không sẵn sàng thực hiện các cam kết của mình trong việc thanh toán nợ trái phiếu đồng ngoại tệ.
Giải thích thêm, “vỡ nợ có chọn lọc” là một thuật ngữ tài chính mà các tổ chức xếp hạng sẽ sử dụng nhằm mô tả tình trạng bỏ lỡ thanh toán một phần hoặc không có khả năng đáp ứng một vài nghĩa vụ thanh toán trái phiếu nhất định nhưng vẫn đáp ứng được nghĩa vụ thanh toán một cách kịp thời.
Đối mặt với làn sóng trừng phạt từ nhiều quốc gia, Nga có thể phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ trái phiếu ngoại tệ đầu tiên trong hơn một thế kỷ.
Trước đó, ngày 6/4, Nga cho biết họ sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính trên bằng đồng Rúp đối với trái phiếu châu Âu thay vì đồng USD như trước kia.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính Nga hôm thứ Năm tuyên bố, nước này sẽ làm mọi cách để trả nợ trái phiếu. Nhưng thực tế chỉ ra rằng, các trái chủ đang lo ngại về dòng tiền của mình khi nhìn nhận và phân tích rằng Nga có thể rơi vào tình thế vỡ nợ trái phiếu ngoại tệ đầu tiên kể từ năm 1917.
Xem thêm: Trái chủ lo ngại về dòng tiền khi đầu tư vào trái phiếu quốc tế Nga
Ngoài ra, S&P cho biết: "Chúng tôi hiện không mong đợi rằng các nhà đầu tư sẽ có thể chuyển đổi các khoản thanh toán bằng đồng Rúp đó thành USD với giá trị tương đương số tiền đến hạn ban đầu.”
Cơ quan này cho hay, các biện pháp trừng phạt đối với Nga có thể sẽ gia tăng trong những tuần tới, tiếp tục cản trở sự sẵn sàng và khả năng tuân thủ các điều khoản nghĩa vụ trả nợ trái phiếu ngoại tệ của Nga.
Chính vì vậy, S&P quyết định hạ xếp hạng trái phiếu bằng đồng ngoại tệ của Nga xuống mức “vỡ nợ có chọn lọc”.
Xem thêm: Bộ Tài chính tăng cường giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp