Chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc có thể gặp nhiều bất ổn vào đầu năm 2023

Thứ năm, 29/12/2022 | 13:10 Theo dõi CFĐT trên

Các nhà kinh tế cho biết, việc Trung Quốc dỡ bỏ những hạn chế cuối cùng về phòng, chống dịch Covid-19 có thể sẽ gây ra nhiều gián đoạn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, động thái này sẽ tạo bước đà cho sự tăng trưởng phục hồi nhanh và mạnh hơn vào cuối 2023. 

Chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc sẽ gặp nhiều bất trắc vào đầu năm 2023 (Ảnh minh họa)
Chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc sẽ gặp nhiều bất trắc vào đầu năm 2023 (Ảnh minh họa)

Việc Chính phủ Trung Quốc nới lỏng các hạn chế bao gồm thông báo về việc bãi bỏ các yêu cầu kiểm dịch đối với khách du lịch nội địa từ ngày 8/1 là một động thái gây bất ngờ lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp và nhà phân tích. 

Mặc dù cách làm của Trung Quốc đang gây ra nhiều bất ổn hơn cho triển vọng tăng trưởng vốn đã mong manh của những tháng tới, các nhà phân tích nói việc mở cửa nhanh hơn sẽ rút ngắn thời gian xảy ra các cú sốc kinh tế.

Song song đó, thiệt hại cũng nhiều khả năng sẽ chỉ tập trung vào những tháng quanh kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thời điểm mà hoạt động sản xuất và kinh tế thường chững lại.

“Cách tiếp cận của Chính phủ dường như là muốn vượt qua làn sóng lây nhiễm này càng nhanh càng tốt”, Yu Xiangrong, nhà kinh tế trưởng của Citigroup Inc. tại Trung Quốc cho hay. 

Ông bổ sung: “Bắc Kinh muốn thay đổi chính sách một cách nhanh chóng để mở đường cho nền kinh tế phục hồi toàn diện hơn. Đại dịch sẽ gây ra gián đoạn, nhưng tác động của việc này đến tăng trưởng cả năm tới “có thể thấp hơn” ước tính trước đây”.

Các nhà phân tích đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay và nâng dự đoán cho năm 2023 kể từ khi Chính phủ đột ngột chấm dứt chính sách zero-Covid vài tuần trước. Ước tính trung bình của các nhà kinh tế đã tham gia khảo sát của Bloomberg là tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chững về mức 3% trong năm 2022 và phục hồi lên 4,9% vào năm tới.

Thậm chí, hai nhà kinh tế là Eric Zhu và David Qu của Bloomberg Economics đều đặt kỳ vọng quá trình mở cửa nhanh hơn dự đoán có thể kéo tăng trưởng cả năm tới lên 6,3% - cao hơn nhiều so với kịch bản cơ sở của hai ông là 5,1%.

Xem thêm: Câu chuyện năm 2023 của hai thị trường Trung Quốc và Ấn Độ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là một điều tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu, hai nhà kinh tế trên cho biết. 

Cụ thể, sự hồi sinh của ngành du lịch Trung Quốc có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ trên khắp thế giới. Hoạt động kinh doanh trong và ngoài Trung Quốc suôn sẻ hơn có thể giúp giảm bớt căng thẳng trong chuỗi cung ứng. 

Thế nhưng, tăng trưởng kinh tế mạnh hơn sẽ kích thích nhu cầu lớn hơn cho hàng hoá - Trung Quốc có thể sẽ tạo thêm áp lực lạm phát cho các nước khác.

Hiện tại, các doanh nghiệp nước ngoài đang tiến hành thận trọng đối với bất kỳ kế hoạch đầu tư và tuyển dụng nào tại Trung Quốc do mức độ tin tưởng vẫn còn rất yếu.

Noah Fraser, CEO của Hội đồng Doanh nghiệp Canada-Trung Quốc, cho biết: “Nhiều công ty đã chứng kiến cảnh nhân viên trải qua những khó khăn tột độ trong đại dịch, do đó họ đang ‘chờ đợi và quan sát thêm’”.

Ngoài ra, ông Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, chia sẻ rằng, nhiều công ty hiện không vội rót thêm vốn vào Trung Quốc, mặc dù động thái của Bắc Kinh “có khả năng” sẽ thúc đẩy niềm tin doanh nghiệp.

Ông nói thêm: “Trong bối cảnh Trung Quốc đang trải qua một thay đổi lớn trong chiến lược chống dịch, doanh nghiệp có thể sẽ tiếp tục chờ đợi xem tình hình thực tế những tuần tới như thế nào, sau đó mới đưa ra quyết định đầu tư dài hạn”.

Việc loại bỏ các hạn chế của Covid gần đây có thể khiến các nhà phân tích sửa đổi dự báo một lần nữa. Gary Ng, một nhà kinh tế cấp cao tại Natixis SA, cho biết, ông đang cắt giảm dự báo tăng trưởng trong hai quý cho đến cuối tháng 3 xuống còn 3% từ 3,5% nhưng kỳ vọng kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi “mạnh mẽ” từ tháng 4 trở đi.

“Sự thay đổi chính sách sẽ là một tổn thất ngắn hạn nhưng là lợi ích lâu dài cho nền kinh tế Trung Quốc,” ông nói. “Trong giai đoạn đầu mở cửa, hoạt động tiêu dùng và sản xuất sẽ suy yếu, khiến chặng đường phục hồi gập ghềnh hơn”.

Ông Yu của Citi cho rằng mức độ di chuyển và chi tiêu tiêu dùng của người dân Trung Quốc sẽ khởi sắc sớm và nhanh hơn dự kiến khi năm mới bắt đầu, đồng thời dự đoán doanh số bán lẻ sẽ tăng 11% trong năm tới lên khoảng 50.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 7.200 tỷ USD).

Ông Iris Pang, kinh tế trưởng của ngân hàng đầu tư ING Groep tại Trung Quốc, cho hay: “Điều khó khăn là dù chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực mở cửa, thời điểm họ lựa chọn lại không hoàn hảo. Các hoạt động liên quan đến xuất khẩu, bao gồm cả sản xuất, đều sẽ chậm lại và kìm hãm quá trình phục hồi của nền kinh tế tỷ dân”.

Xem thêm: Ngân hàng Thế giới cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc

Thục San (Theo Bloomberg)
Theo VnMedia.vn Copy
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/12: Thị trường sẽ tiếp tục có quán tính tăng điểm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/12: Thị trường sẽ tiếp tục có quán tính tăng điểm

Dự báo trong phiên giao dịch tới, chỉ số VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm trong phiên sáng để kiểm định vùng kháng cự gần 1.020 – 1.025 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.030 – 1.035 điểm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 29/12: PC1, CTD, VSC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 29/12: PC1, CTD, VSC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 29/12, bao gồm: PC1, CTD, VSC
Mỹ: 3 dấu hiệu “nền kinh tế đại dịch” đã kết thúc trong năm 2022 

Mỹ: 3 dấu hiệu “nền kinh tế đại dịch” đã kết thúc trong năm 2022 

Theo tất cả các định nghĩa kỹ thuật, Mỹ vẫn đang ở trong đại dịch . Kể từ tháng 9, Tổ chức Y tế Thế giới mới chỉ tuyên bố cái kết của đại dịch “đang hiện ra trước mắt” chứ chưa đến, đặc biệt là khi số ca nhiễm mới gia tăng và đe dọa sẽ gây ra một làn sóng dịch lớn vào mùa đông.
3 kịch bản lạm phát năm 2023: Học phí, giá điện và y tế tăng cao nhất

3 kịch bản lạm phát năm 2023: Học phí, giá điện và y tế tăng cao nhất

Báo cáo của Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo Điều hành giá đưa ra ba kịch bản lạm phát năm 2023, trong đó đều dự báo nhóm giá dịch vụ giáo dục tăng cao nhất, tiếp theo đó là giá điện và giá dịch vụ y tế…
Hà Nội: Tiêu hủy hơn 2,3 tấn thực phẩm hôi thối suýt lên bàn nhậu

Hà Nội: Tiêu hủy hơn 2,3 tấn thực phẩm hôi thối suýt lên bàn nhậu

Công an TP Hà Nội cho biết, mới đây, cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu huỷ 2,3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồng thời xử lý hành vi vi phạm của đối tượng phạm tội theo qui định của pháp luật...
Giá dầu tăng mạnh nhất trong 3 tuần trở lại đây

Giá dầu tăng mạnh nhất trong 3 tuần trở lại đây

Giá dầu toàn cầu hôm qua (27/12) đã tăng lên mức cao nhất trong ba tuần trở lại đây khi nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - Trung Quốc tuyên bố chấm dứt một số biện pháp kiềm chế nghiêm ngặt nhất liên quan đến Covid-19. Diễn biến này đã thúc đẩy hy vọng về một sự phục hồi trong nhu cầu nhiên liệu.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp