Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 29/12, bao gồm: PC1, CTD, VSC
Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 29/12, bao gồm: PC1, CTD, VSC
Khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 29.000 đồng/CP
CTCK Vietcombank - VCBS
CTCP Xây lắp điện 1 (HOSE: PC1) với vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực xây lắp được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trong dài hạn nhờ nguồn vốn đầu tư lớn cho cả nguồn điện và lưới điện.
Mảng khai khoáng Niken dự kiến sẽ sản xuất thành phẩm trong năm 2023.
Mảng bất động sản khu công nghiệp bắt đầu ghi nhận lợi nhuận vào năm sau. Khu công nghiệp Yên Phong II-A sẽ bắt đầu cho thuê vào năm sau. PC1 đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực khu công nghiệp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh và nắm bắt xu hướng dịch chuyển sản xuất vào Việt Nam.
PC1 sẽ hưởng lợi khi QHĐ VIII được phê duyệt với xu hướng chuyển đổi ưu tiên phát triển NLTT đặc biệt là điện gió trong giai đoạn 2020 – 2035.
PC1 vẫn là cổ phiếu được chúng tôi lựa chọn trong ngành xây lắp điện – NLTT nhờ việc mở rộng sang các mảng kinh doanh mới đầy tiềm năng và giữ vững vị thế dẫn đầu ở mảng kinh doanh truyền thống.
Chúng tôi giảm dự phóng lợi nhuận sau thuế xuống 34,9% và 21,6% trong năm 2022 và 2023 so với “Báo cáo cập nhật PC1 ngày 07.09.2022” do: (1) Trong quý III/2022, PC1 chịu ảnh hưởng lớn từ chi phí lãi vay và khoản lỗ tỷ giá; (2) Lợi nhuận mảng khai khoáng thấp hơn dự kiến trong năm 2023.
Chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2022F và 2023F lần lượt đạt 8.611 tỷ đồng (giảm 12,4% so với năm trước) và 12.503 tỷ đồng (tăng 45,2%), lợi nhuận sau thuế năm 2022F và 2023F lần lượt đạt 429 tỷ đồng (giảm 43,8%) và 865 tỷ đồng (tăng 101,4%). EPS 2022F, 2023F đạt 1.076 đồng/cổ phiếu và 2.471 đồng/cổ phiếu.
Chúng tôi sử dụng phương pháp SOTP xác định giá mục tiêu là 29.000 đồng/cp (đã điều chỉnh tỷ lệ cổ tức bằng cổ phiếu 15%) – tương đương triển vọng tăng 34,3% so với giá đóng cửa 23/12/2022. Chúng tôi vẫn duy trì khuyến nghị mua đối với PC1.
Khuyến nghị mua cổ phiếu CTD với giá mục tiêu 40.000 đồng/cp
CTCK KB Việt Nam - KBSV
Công ty CP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) đạt lợi nhuận sau thuế Quý 3 tiếp tục ghi nhận lỗ 3,5 tỷ đồng so với mức lỗ 23,8 tỷ đồng trong quý 2 và 11,8 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021 do (1) Giá nguyên vật liệu tăng cao (2) Các hoạt động xây dựng trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn, mức độ cạnh tranh cao khiến các chủ đầu tư xây dựng phải cạnh tranh về giá thầu.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 1,8 tỷ đồng (-97,9%YoY). CTD đã trích lập 299 tỷ đồng chi phí dự phòng trong chi phí quản lý doanh nghiệp, cao gấp 5,4 lần so với cùng kỳ, trong đó khoản phải thu hơn 242 tỷ đồng từ dự án D'Capitale của chủ đầu tư Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Dự báo KQKD cả năm 2022 của CTD lỗ khoảng 181 tỷ đồng do (1) Công ty tăng cường trích lập dự phòng; (2) Thị trường xây dựng tiếp tục khó khăn trong quý 4/2022.
Coteccons sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức khi (1) Ngành bất động sản dân dụng gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 2022-2023 (2) Tính cạnh tranh cao của ngành xây dựng (3) Chất lượng các khoản phải thu Coteccons cũng là vấn đề đáng lo ngại khi công ty liên tục phải trích lập các khoản nợ phải thu khó đòi.
KBSV ước tính giá trị backlog trong giai đoạn 2023-2026 đạt 18.000 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với giai đoạn 2016-2018. Điểm sáng đối với hoạt động của CTD là đầu tư công được đẩy mạnh trong năm 2023 khi các động lực tăng trưởng khác của năm 2023 suy yếu khiến đầu tư công quay trở lại làm điểm tựa.
Dựa trên kết quả định giá, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu CTD với giá mục tiêu là 40.000 đồng/cp, upside 23%.
Xem thêm: Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương trái chiều
Giá trị hợp lý của VSC là 31.000 đồng/CP
CTCK BIDV - BSC
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (VSC – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu thuần 1.488 tỷ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 264 tỷ đồng (tăng 2%).Trong đó: (1) doanh thu Vận tải ước tăng 23% do giá tăng; (2) doanh thu Bốc dỡ cảng giảm 5%, nhờ sản lượng giảm 6%, giá đi ngang.
9 tháng đầu năm 2022, biên lợi nhuận gộp tăng 2 điểm % do tiết giảm chi phí dịch vụ mua ngoài ở cảng. So với quý II/2022, biên lợi nhuận gộp trong quý III giảm 2 điểm %. BSC cho rằng nguyên nhân đến từ ghi nhận lỗ từ cảng ICD mới. Chi phí SG&A tăng 32% do cảng ICD mới đi vào hoạt động từ đầu quý III. Chi phí tăng mạnh, khiến cho lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 9%.
Trong năm 2022, BSC dự báo VSC ghi nhận doanh thu đạt 1.979 tỷ đồng (tăng trưởng 5% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 332 tỷ đồng (giảm 5%), tương đương EPS FWD 3.015 đồng/CP, P/E FWD = 10.2x, P/B FWD = 1.0x.
Trong năm 2023, BSC dự báo VSC ghi nhận doanh thu đạt 1.904 tỷ đồng (giảm 4% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 342 tỷ đồng (tăng trưởng 3%),tương đương EPS FWD 3.110 đồng/CP, P/E FWD = 9.9x, P/B FWD = 0.9x
Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý năm 2023 của VSC là 31.000 đồng/CP, dựa trên phương pháp P/E mục tiêu = 10x, chiết khấu 12% so với P/E trung bình năm 2021 – 2022 = 11-12x, do (1) mức tăng trưởng lợi nhuận thấp và (2) mặt bằng lãi suất đang tăng cao trong năm 2023.
Trong dài hạn, BSC cho rằng mức định giá này có thể thay đổi, khi (1) vị thế VSC tăng lên & (2) VSC bước vào chu kỳ tăng trưởng mới nhờ khai thác hiệu quả các tài sản M&A. Tuy nhiên, đối với triển vọng ngắn hạn (1) hoạt động xuất nhập khẩu chậm lại, (2) tiến độ M&A cảng mới chưa rõ, BSC giữ quan điểm tương đối thận trọng.
Xem thêm: Câu chuyện năm 2023 của hai thị trường Trung Quốc và Ấn Độ