Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết IMF sẽ nêu đề nghị của Kiev về việc hỗ trợ tài chính khẩn cấp trị giá 1,4 tỷ USD cho Ukraine trong cuộc họp của ban lãnh đạo vào tuần tới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết IMF sẽ nêu đề nghị của Kiev về việc hỗ trợ tài chính khẩn cấp trị giá 1,4 tỷ USD cho Ukraine trong cuộc họp của ban lãnh đạo vào tuần tới.
Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp của ban điều hành, IMF nhấn mạnh căng thẳng Nga-Ukraine vốn đã gây những hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Sau cuộc họp hôm 4/3 do CEO Kristalina Georgieva dẫn đầu, IMF cho biết đã có những hậu quả kinh tế nghiêm trọng trong khu vực. Giá năng lượng và lúa mì đều tăng, cộng thêm tác động của lạm phát từ đại dịch và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
IMF cảnh báo "nếu xung đột leo thang, thiệt hại kinh tế sẽ càng nghiêm trọng hơn", khi các cú sốc về giá cả hàng hóa sẽ gây tác động trên toàn thế giới, đặc biệt là đối với các hộ gia đình nghèo. Các biện pháp trừng phạt "chưa từng có" nhằm vào Nga cũng sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính.
Sự khan hiếm và gián đoạn nguồn cung có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với các quốc gia có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Ukraine và Nga.
Theo IMF, Ukraine, quốc gia có các sân bay đã bị hư hại và hiện đã đóng cửa, sẽ phải đối mặt với chi phí tái thiết đáng kể. Tổ chức này cho biết vào đầu tuần này, quốc gia này có 2,2 tỷ USD khả dụng từ nay đến tháng 6 từ một thỏa thuận dự phòng đã được phê duyệt trước đó.
Liên quan tác động kinh tế, cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần hoàn toàn thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt, dầu mỏ và than đá của Nga thông qua việc đa dạng hóa nguồn cung, sử dụng hiệu quả năng lượng và tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo. Nga hiện cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tiêu thụ ở các nước EU và 45% lượng khí đốt nhập khẩu trên thế giới.