Kinh tế toàn cầu đang bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái rõ rệt

Thứ tư, 12/01/2022 | 15:08 Theo dõi CFĐT trên

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế toàn cầu sau giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 đang bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái rõ rệt trong bối cảnh các mối đe dọa mới từ các biến thể COVID-19 và sự gia tăng lạm phát, nợ và bất bình đẳng thu nhập.

Điều này có thể sẽ cản trở khả năng phục hồi của các nền kinh tế đang phát triển. Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ giảm sâu từ 5,5% năm 2021 xuống 4,1% năm 2022 và 3,2% vào năm 2023 khi các nhu cầu trước đây bị dồn nén giảm đi và các chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ sẽ thu hẹp lại trên toàn thế giới.

Gia tăng nguy cơ “hạ cánh cứng” ở các nền kinh tế đang phát triển

Theo WB, tốc độ lây lan nhanh của biến thể Omicron cho thấy đại dịch có khả năng sẽ tiếp tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc cũng giảm tốc đáng kể, ảnh hưởng đến cầu bên ngoài của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. 

Đến thời điểm chính phủ các nước đang phát triển không còn dư địa chính sách để hỗ trợ kinh tế nếu cần, thì các làn sóng dịch COVID-19 mới, những điểm nghẽn cố hữu trong chuỗi cung ứng, áp lực lạm phát, và tình trạng bất ổn về tài chính leo thang ở nhiều khu vực trên thế giới có thể làm gia tăng nguy cơ “hạ cánh cứng”.

“Nền kinh tế thế giới đang cùng lúc phải đối phó với đại dịch COVID-19, lạm phát và sự bất định của chính sách, trong khi chi tiêu công và chính sách tiền tệ đang trong bối cảnh chưa có tiền lệ. Bất bình đẳng gia tăng và những thách thức về vấn đề an ninh sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với các nước đang phát triển. Để hỗ trợ các quốc gia tăng trưởng trong điều kiện thuận lợi cần quốc tế phải hành động đồng bộ và có các biện pháp ứng phó chính sách quốc gia toàn diện,” Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới David Malpass phát biểu.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ đi kèm với gia tăng khoảng cách về tốc độ tăng trưởng giữa các nền kinh tế tiên tiến và các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế tiên tiến dự kiến sẽ giảm từ 5% năm 2021 xuống còn 3,8% vào năm 2022 và 2,3% vào năm 2023, nếu điều tiết phù hợp tốc độ này sẽ đủ để khôi phục sản lượng và đầu tư ở các nền kinh tế này về mức trước đại dịch. Tuy nhiên, ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, tăng trưởng dự kiến sẽ giảm từ 6,3% năm 2021 xuống 4,6% năm 2022 và 4,4% năm 2023. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đến năm 2023, dự báo tất cả các nền kinh tế tiên tiến có thể khôi phục sản xuất hoàn toàn; tuy nhiên sản xuất ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ vẫn thấp hơn 4% so với mức trước đại dịch. Đối với nhiều nền kinh tế dễ bị tổn thương, khoảng cách này thậm chí còn lớn hơn: sản lượng của các nền kinh tế dễ tổn thương và bị ảnh hưởng bởi xung đột sẽ thấp hơn 7,5% so với xu thế trước đại dịch và sản lượng của các quốc đảo nhỏ sẽ thấp hơn 8,5%.

Trong khi đó, tình trạng lạm phát gia tăng, kéo theo ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người lao động thu nhập thấp, lại đang gây cản trở đối với chính sách tiền tệ. Tỉ lệ lạm phát thế giới và tỉ lệ lạm phát ở các nước phát triển đang ở mức cao nhất kể từ năm 2008. Tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, lạm phát cũng đạt mức cao nhất kể từ năm 2011. Do đó nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đang thu lại chính sách hỗ trợ để kiềm chế áp lực lạm phát, trong khi nền kinh tế còn rất lâu mới có thể phục hồi.

Ba trở ngại đang đe dọa khả năng phục hồi

Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất đưa ra các phân tích theo lĩnh vực, cung cấp những nhận định mới về ba trở ngại đang đe dọa khả năng phục hồi bền vững ở các nền kinh tế đang phát triển. 

Trong lĩnh vực nợ - lĩnh vực đầu tiên, báo cáo đã so sánh sáng kiến quốc tế mới nhất nhằm giải quyết nợ không bền vững ở các nền kinh tế đang phát triển - Khuôn khổ Chung G20 - với các sáng kiến phối hợp trước đó để hỗ trợ xóa nợ. 

Lĩnh vực phân tích thứ hai của báo cáo nghiên cứu về tác động của chu kỳ kinh tế bong bóng – vỡ đối với giá cả hàng hóa ở thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, là các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa. 

Báo cáo cho thấy những chu kỳ này biến động mạnh trong hai năm qua, cụ thể giá hàng hóa giảm sâu khi đại dịch COVID-19 bùng phát và sau đó tăng vọt, thậm chí có lúc lên mức cao nhất lịch sử trong năm 2021. Diễn biến kinh tế vĩ mô toàn cầu và các yếu tố về nguồn cung hàng có thể sẽ khiến chu kỳ kinh tế bong bóng – vỡ này tiếp diễn trên thị trường hàng hóa. Đối với nhiều mặt hàng, những chu kỳ này cũng được khuếch đại bởi các tác động của biến đổi khí hậu và việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch. 

Nội dung phân tích thứ ba của báo cáo đi sâu vào tác động của đại dịch COVID-19 đối với tình trạng bất bình đẳng toàn cầu. Báo cáo chỉ ra đại dịch đã làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập toàn cầu, lấy đi một phần thành quả đã đạt được trong hai thập kỷ trước đó. Đại dịch cũng làm gia tăng sự bất bình đẳng trong nhiều nội dung khác, như nguồn cung vắc-xin, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế, khả năng tiếp cận với giáo dục và chăm sóc sức khỏe, tình trạng mất việc làm và mất thu nhập, trong đó những đổi tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là phụ nữ, lao động có trình độ thấp và lao động phi chính thức. Xu hướng này có khả năng để lại những hệ quả lâu dài: cụ thể, tổn thất về vốn con người do sự gián đoạn trong giáo dục có thể để lại ảnh hưởng qua nhiều thế hệ.

Minh Ngọc
Theo VnMedia.vn Copy
Giá thép xây dựng trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng mạnh

Giá thép xây dựng trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng mạnh

Hôm nay 12/1, giá thép xây dựng trong nước tiếp tục giữ nguyên giá bán. Trong khi đó, giá thép trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 59 nhân dân tệ/tấn.
Phát hiện lượng lớn hàng hóa chưa xuất trình được giấy tờ hợp pháp

Phát hiện lượng lớn hàng hóa chưa xuất trình được giấy tờ hợp pháp

Đoàn kiểm tra Đội 1, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Bình Thuận kiểm tra điểm kinh doanh trên đường Trương Hán Siêu, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết phát hiện số lượng lớn hàng hóa là nước xả vải, dầu gội đầu, kem ủ tóc và đồ gia dụng các loại do nước ngoài sản xuất ...
Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ chiều nay

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ chiều nay

Kể từ 15h chiều nay (11/1), giá xăng E5RON92 tiếp tục tăng 609 đồng/lít so với giá hiện hành, lên mức 23.159 đồng/lít; xăng RON95-III lên mức 23.876 đồng/lít, tăng 581 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành. Cùng với đó, giá xăng cũng điều chỉnh cộng thêm từ 617 đồng/lít - 660 đồng/lít.
Các yếu tố pháp lý khi đầu tư bất động sản?

Các yếu tố pháp lý khi đầu tư bất động sản?

Những điều cần lưu ý về pháp lý dự án khi tham gia thị trường để hạn chế tối đa rủi ro đầu tư?
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 12/1

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 12/1

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 12/1/2022.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 12/1: Hình thành điểm cân bằng mới

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 12/1: Hình thành điểm cân bằng mới

Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với chỉ 5/15 ngành tăng điểm, trong đó Viễn thông mạnh mẽ tăng 10%. Dù vậy, giao dịch khối ngoại hôm nay là điểm sáng, nhà đầu tư đã mua ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Dựa trên phân tích kỹ thuật, hiện tại VN-Index vẫn đóng cửa trên đường MA20 - ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn của thị trường. Chỉ số có lẽ sẽ hình thành điểm cân bằng mới quanh ngưỡng 1.500 điểm trong vài phiên tiếp theo.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp