Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 12/1/2022.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 12/1/2022.
CTCK MB (MBS)
Công ty cổ phần Tôn Đông Á đã cho thấy sự hoạt động cực kỳ hiệu quả của mình trong khoảng thời gian gần đây và đang trong quá trình IPO.
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua với cổ phiếu Tôn Đông Á với các luận điểm sau đây: (1) Tận dụng và duy trì thế mạnh ở thị trường Miền Nam, (2) Mở rộng đầu tư và phát triển nhà máy mới phục vụ sản xuất và tăng cường xuất khẩu, (3) Tận dụng nguồn cung đang thiếu hụt trên thị trường toàn cầu và (4) Kế hoạch phát triển, mở rộng nhận diện thương hiệu với bộ nhận diện độc quyền và mạng lưới cung ứng lớn.
Sản lượng tiêu thụ nội địa duy trì và sản lượng xuất khẩu tăng trưởng mạnh: Trong 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng tiêu thụ nội địa tăng trưởng 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 200 nghìn tấn, riêng quý 3 đạt 79 nghìn tấn. Bên cạnh đó, sản lượng xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng mạnh mẽ đạt hơn 300 nghìn tấn tăng trưởng 130%.
Kết quả kinh doanh cực kỳ ấn tượng: Trong 9 tháng năm 2021 doanh thu tăng trưởng 101% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 17 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 1,9 nghìn tỷ đồng tăng trưởng 231% và lợi nhuận ròng đạt 954 tỷ đồng tăng trưởng gần 545%.
Biên lợi nhuận cải thiện vượt trội: Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng trong 9 tháng 2021 đạt lần lượt 11,2% và 5% cải thiện hơn rất nhiều so với con số 7,4% và 2,3% trong năm 2020.
Phát triển độ nhận diện và mở rộng công suất: Tôn Đông Á đang tiến hành và đầu tư xây dựng nhà máy mới với công suất tối đa 1,2 triệu tấn/ năm, bên cạnh đó Tôn Đông Á đang tận dụng bộ nhận diện thương hiệu KING, WIN, S để phát triển dự án KingShop nhằm tăng quy mô nhận diện thương hiệu trên thị trường.
Khuyến nghị: Chúng tôi kết hợp đồng thời 2 phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do DCF và phương pháp so sánh P/E đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu Tôn Đông Á đến từ triển vọng về tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự phục hồi vĩ mô của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng sẽ vực dậy nhu cầu tiêu thụ tôn thép trên toàn cầu.
Xem thêm: Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì? Bản chất và vai trò
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu APC của Công ty cổ phần Chiếu xạ An Phú vừa hình thành phiên hồi phục khá rõ sau khi giảm về ngưỡng 28.0. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên, đồng thuận với xu hướng tăng của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD đang ủng hộ xu hướng tăng giá này trong khi chỉ báo RSI cho thấy tín hiệu điều chỉnh khi chỉ số tiếp cận ngưỡng 70. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng đã hình thành.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 29.95, chốt lãi tại ngưỡng 35.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 28.3.
Xem thêm: Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền
Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC
Mức Sector Rating của nhóm Ngân hàng ở mức 60 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TRUNG TÍNH mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Điểm cơ bản của nhóm cổ phiếu này vẫn duy trì trên mức 80, nhưng Sức mạnh giá thấp cho thấy dòng tiền chưa dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu này.
Chỉ số nhóm Ngân hàng đóng cửa phiên 10/1 giảm 1,1% và ghi nhận 4 phiên giảm liên tiếp. Đồng thời, đồ thị giá của chỉ số này có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho thấy chỉ số này có thể sẽ sớm bước vào giai đoạn biến động hẹp ở một vài phiên tới. Điểm tích cực là xu hướng ngắn hạn của chỉ số nhóm Ngân hàng vẫn duy trì ở mức TĂNG. Trong khi đó, xu hướng trung hạn của chỉ số này vẫn duy trì ở mức TĂNG.
Theo đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét mua tích lũy ở nhóm cổ phiếu này với tỷ trọng thấp dưới 5%.
Đặc biệt, FSC khuyến nghị một số cổ phiếu đáng chú ý như: TPB, VIB, STB, HDB, VPB.
Xem thêm: Đội lái chứng khoán là gì? Những chiêu trò thao túng giá cổ phiếu
Công ty chứng khoán VNDirect - VND
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE - Mã: KBC) dự kiến chuyển nhượng 50ha đất thương phẩm mỗi năm tại dự án khu đô thị (KĐT) Tràng Cát, thay vì tự phát triển để bán lẻ kết hợp bán buôn như kế hoạch trước đó. VND đánh giá cao kế hoạch này sẽ mang lại dòng tiền cho KBC nhanh hơn và khả thi về mặt pháp lý hơn, do dự án gần như đã có thể chuyển nhượng sau khi hoàn tất việc san lấp. Ban lãnh đạo chia sẻ đã nhận được giấy phép san lấp trong Q4/21, KBC dự kiến tiến hành san lấp từ đầu 2022, và kỳ vọng ghi nhận 10.000-12.000 tỷ đồng doanh thu từ dự án này trong 2022.
Vào cuối 2021, KBC đã được chấp thuận đầu tư tại ba cụm công nghiệp (CCN) (225ha) ở Hưng Yên. Ngoài ra, ba KCN mới KBC đề xuất đầu tư tại Hải Dương (1.291ha) cũng đã được thêm vào quy hoạch tổng thể, sau hơn 3 năm chờ đợi. Chúng tôi kỳ vọng những dự án này sẽ hỗ trợ tăng trưởng LN ròng trong dài hạn của KBC. Bên cạnh đó, KBC chia sẻ công ty dự kiến sẽ kí MOU cho thuê 115ha tại KCN Tràng Duệ 3 vào đầu 2022 với giá trị hơn 150 triệu USD (trong đó LG Display Vietnam dự kiến thuê 80ha), giá thuê khoảng 130-140 USD/m2/kỳ thuê. Công ty đã bắt đầu thu gom 100-200ha diện tích đất đầu tiên tại dự án này từ Q4/21 và kỳ vọng có thể hoàn thành các thủ tục pháp lý trong 2022.
VND nâng dự phóng LN ròng 2022-23 ở kịch bản cơ sở tăng 325,1%/136,9% đạt 7.323 tỷ đồng (+591,5% svck)/8.558 tỷ đồng (+16,9% svck) để phản ánh sáu dự án KCN/CCN mới được bổ sung trong tháng 12/2021 có thể đi vào hoạt động trong 2022-24 và kế hoạch bán buôn mới tại dự án KĐT Tràng Cát. VND ước tính biên lợi nhuận (LN) gộp năm 2022 tăng 8,1% lên 63,8% và duy trì ở mức cao 65,4% trong 2023 nhờ đóng góp của KĐT Tràng Cát có biên LN cao.
VND nâng khuyến nghị lên Khả quan từ Trung lập với giá mục tiêu cao hơn 81.800 đồng/cp do VND cập nhật 1) định giá DCF cho sáu dự án KCN, CCN mới tại Hưng Yên và Hải Dương và 2) kế hoạch bán buôn mới tại KĐT Tràng Cát. Tiềm năng tăng giá phụ thuộc liệu KBC có thể tiếp tục mở khóa các dự án mới tại Hưng Yên, Long An, Hải Dương và Bắc Giang. Rủi ro giảm giá 1) bán hàng thấp hơn dự kiến, 2) tiến độ pháp lý tại các dự án mới chậm trễ, và 3) trì hoãn ghi nhận doanh thu tại các dự án KĐT.
Xem thêm: Khoản phải thu (AR) là gì? Các khoản phải thu ngắn hạn