Không có một mô hình chung nào cho các đồng tiền số do ngân hàng trung ương (CBDC) phát hành, theo Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva - người hối thúc các nhà hoạch định chính sách cân nhắc những đánh đổi trong bối cảnh sáng tạo tài chính bước vào một giai đoạn mới.
Tiền số do ngân hàng trung ương phát hành có thể thúc đẩy sự bao trùm tài chính ở một số quốc gia, cũng như mang lại sự dự phòng an toàn cho hệ thống tài chính ở một số quốc gia khác, hãng tin Bloomberg dẫn đánh giá của Tổng Giám đốc IMF.
Tuy nhiên, người đứng đầu IMF cảnh báo rằng thiết kế của các CBDC phải tính kỹ đến các vấn đề ổn định tài chính và bảo mật, để tránh nguy cơ bị phản đối khi đưa ra trước quốc hội.
“Các nhà hoạch định chính sách sẽ phải giải quyết nhiều câu hỏi mở, trở ngại kỹ thuật, và các đánh đổi chính sách”, ông Georgieva cho biết.
“Nếu được thiết kế một cách sáng suốt, CBDC có thể mang lại thêm sự vững vàng, an toàn, bao trùm và chi phí thấp hơn so với các dạng tiền điện tử của khu vực tư nhân như các tài sản mã hoá không có đảm bảo”.
Phát biểu trên được Tổng Giám đốc IMF đưa ra khi định chế này công bố một báo cáo về tiền điện tử được khoảng 100 quốc gia trên thế giới xem xét. Những nước đi tiên phong trong phát hành CBDC như Bahamas và Nigeria đã bắt đầu cho phép công chúng sử dụng dạng tiền điện tử này. Trung Quốc đang mở rộng cuộc thử nghiệm CBDC đến nay đã có hơn 100 triệu người dùng.
Ông Georgieva chỉ ra một điểm chung giữa các nước phát hành CBDC là cam kết của ngân hàng trung ương về giảm thiểu ảnh hưởng của CBDC đối với hệ thống tài chính.
Các dự án CBDC mà IMF đang nghiên cứu, bao gồm của Bahamas, Trung Quốc và Liên minh Tiền tệ Đông Caribbean (ECCU), đều là những đồng tiền số không mang lãi suất. Điều này khiến các CBDC đó kém hấp dẫn hơn khi người dân dùng làm tiền tiết kiệm nếu so với các khoản tiền gửi truyền thống trong ngân hàng. Ngoài ra, các CBDC này cũng hạn chế số lượng mà một người có thể nắm giữ.
Tobias Adrian, cố vấn luật pháp về tài chính thuộc bộ phận thị trường tài chính và tiền tệ của IMF, nói rằng các nước đang phát triển có thể đối mặt nguy cơ người dân sử dụng tiền kỹ thuật số của nước ngoài.
“Đôla hoá vốn đã là một thách thức của các quốc gia bị xem là thiếu ổn định”, Adrian nói. Bởi vậy, đôla hoá, hoặc một sự dịch chuyển sang đồng tiền của một quốc gia khác có nền kinh tế lớn hơn, “có thể diễn ra nhanh chóng hơn nhiều và trở nên nguy hiểm hơn” trong một thế giới số hoá hoàn toàn, Adrian nhấn mạnh.
Mới đây, trong một báo cáo, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chỉ trích nặng nề tiền mã hóa. Hội đồng quản trị của IMF đã “thúc giục” El Salvador ngừng giao dịch Bitcoin và cho rằng quyết định sử dụng Bitcoin trong hệ thống tài chính có thể gây ra rủi ro lớn.
Vào hôm 10/5, IMF cảnh báo El Salvador về động thái của El Salvador trong việc quốc gia vùng Trung Mỹ này dùng Bitcoin làm phương tiện thanh toán hợp pháp bên cạnh đồng USD.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu của mình trong năm 2022. Theo IMF, đợt bùng phát dịch mới đây của biến thể Omicron, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát cao hơn là yếu tố cản trở sự phục hồi kinh tế.
Mỗi trái tim mỗi thân một nửa/ Trọn tình đầy vương vấn buồn mi... Bài thơ như dẫn hoài niệm, ngẫm về đoạn duyên. Mỗi vần thơ, như mở theo về mùa xuân, một mầm nụ mới, cuộc sống mới, nhựa sống của tình yêu say đắm. BBT xin giới thiệu bài thơ của nhà văn Nguyễn Văn Long, Phó Giám đốc thường trực Trung tâm truyền thông, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Cập nhật đánh giá cấp độ dịch Covid-19 mới nhất của Bộ Y tế, cả nước hiện đã có 48 tỉnh, thành 'vùng xanh'; 15 tỉnh, thành là 'vùng vàng'; chỉ còn 34 xã, phường thuộc 'vùng đỏ'...
Cổ phiếu Meta, công ty mẹ của Facebook đã giảm chóng mặt kể từ thời điểm công bố kết quả kinh doanh cách đây 1 tuần. Tuy nhiên, mức vốn hoá tụt dưới 600 tỷ USD có thể mang đến cho “gã khổng lồ” công nghệ này một tin tốt: Công ty có thể tránh được phạm vi giám sát của một đạo luật chống độc quyền mới đang trong quá trình soạn thảo.
Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.