IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022

Thứ tư, 26/01/2022 | 09:54 Theo dõi CFĐT trên

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu của mình trong năm 2022. Theo IMF, đợt bùng phát dịch mới đây của biến thể Omicron, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát cao hơn là yếu tố cản trở sự phục hồi kinh tế.

IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022
IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới bị trì hoãn, được công bố hôm 25/1, IMF cho biết họ dự kiến ​​tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ suy yếu từ 5,9% năm 2021 xuống 4,4% vào năm 2022, thấp hơn 0,5% so với dự báo công bố tháng 10/2021.

Báo cáo nhấn mạnh kinh tế thế giới bước sang năm 2022 với tốc độ tăng trưởng yếu hơn so với kỳ vọng và sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối tháng 11 năm ngoái đe dọa làm chậm lại đà hồi phục yếu ớt hiện nay. Trong khi đó, giá năng lượng tăng cao và chuỗi cung ứng bị gián đoạn đã khiến lạm phát tăng trên phạm vị rộng hơn và trong thời gian dài hơn so với dự báo, đặc biệt là tại Mỹ.

Trong báo cáo hằng quý trên, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trừ Ấn Độ. Mỹ và Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất. Theo IMF, ảnh hưởng lớn nhất đối với triển vọng kinh tế toàn cầu là tốc độ tăng trưởng của 2 cường quốc này chậm lại, mà nguyên nhân của sự sụt giảm này đến từ nhiều yếu tố. 

Dự kiến ​​Mỹ sẽ tăng trưởng 4,0% vào năm 2022, thấp hơn 1,2% so với dự báo trước đó khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rút lại các biện pháp kích thích tiền tệ, ngay cả khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng đè nặng lên nền kinh tế. Triển vọng cập nhật cũng loại bỏ chữ ký của Tổng thống Biden gói chính sách tài khóa Build Back Better khỏi dự báo cơ sở sau khi không thông qua dự luật ban đầu.

Trong khi đó, Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm nay, giảm 0,8% so với ước tính trước đó trong bối cảnh những gián đoạn do chính sách Zero-Covid gây ra, cũng như “căng thẳng tài chính” giữa các nhà phát triển bất động sản.

Lạm phát tập trung

Ngoài Mỹ và Trung Quốc, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn khác như Đức giảm 0,8%. Brazil và Mexico cùng mức giảm 1,2%.

IMF cho biết lạm phát cao hơn dự kiến ​​sẽ tồn tại lâu hơn so với dự đoán trước đây, nhưng nói thêm rằng sẽ giảm bớt vào cuối năm nay, “khi mất cân bằng cung cầu giảm dần vào năm 2022 và chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế lớn có phản ứng”.

Sắp tới, báo cáo nâng dự báo tăng trưởng năm 2023 thêm 0,2% lên 3,8%. 

IMF một lần nữa nhấn mạnh việc kiểm soát đại dịch là quyết định đối với triển vọng kinh tế và hối thúc việc tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 tại các quốc gia đang phát triển, khi các nền kinh tế phát triển đang triển khai tiêm mũi tăng cường cho người dân.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
IMF hạ dự báo tăng trưởng châu Á vì biến thể Delta

IMF hạ dự báo tăng trưởng châu Á vì biến thể Delta

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của châu Á, và kỳ vọng kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 6,5% vào năm 2021, so với dự báo trước đó là tăng 7,6%.
IMF hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu, cảnh báo về lạm phát leo thang

IMF hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu, cảnh báo về lạm phát leo thang

IMF bày tỏ lo ngại về tình trạng mất đà và không đồng đều của sự phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng cảnh báo các ngân hàng trung ương về sự leo thang của lạm phát.
Fed tăng lãi suất có thể 'tạt gáo nước lạnh' vào phục hồi kinh tế toàn cầu

Fed tăng lãi suất có thể 'tạt gáo nước lạnh' vào phục hồi kinh tế toàn cầu

Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể "tạt một gáo nước lạnh" vào sự phục hồi kinh tế vốn đã yếu ở một số quốc gia.
Nguyên Giám đốc Công ty cổ phần ASA bị bắt vì thao túng cổ phiếu

Nguyên Giám đốc Công ty cổ phần ASA bị bắt vì thao túng cổ phiếu

Cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Văn Nam, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần ASA đã có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu để thao túng, nâng khống giá 7 triệu cổ phiếu của đơn vị này, tương đương 70 tỷ đồng.
‘Zero-Covid’ tại Trung Quốc thời Omicron gây thách thức lớn hơn cho chuỗi cung ứng

‘Zero-Covid’ tại Trung Quốc thời Omicron gây thách thức lớn hơn cho chuỗi cung ứng

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài ở Trung Quốc, giá cước vận tải hàng không đã tăng đột biến và một số hãng vận tải biển đã tạm dừng dịch vụ khiến chuỗi cung ứng quá tải trở lại.
Ô tô chở người dưới 16 chỗ chỉ được nhập khẩu qua 6 cửa khẩu cảng biển

Ô tô chở người dưới 16 chỗ chỉ được nhập khẩu qua 6 cửa khẩu cảng biển

Theo Thông tư số 21/2021 của Bộ Công thương quy định cửa khẩu nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi, có hiệu lực từ 24/1/2022, xe ôtô chở người dưới 16 chỗ ngồi chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua 6 cửa khẩu cảng biển.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp