Tự do hóa tài chính (Financial Liberalization) là giảm thiểu và hủy bỏ sự kiểm soát của Chính phủ đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia.
Tự do hóa tài chính (Financial Liberalization) là giảm thiểu và hủy bỏ sự kiểm soát của Chính phủ đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia.
Định nghĩa tự do hóa tài chính theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường.”
Hay nói cách khác, tự do hóa tài chính là cả một quá trình nới lỏng các hạn chế về quyền tham gia thị trường nhằm giúp các bên tìm kiếm lợi ích trọng phạm vi có thể kiểm soát của pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau.
Khái niệm tự do hóa tài chính là một khái niệm rộng và đa dạng; tuy vậy, tự do hóa tài chính có thể được hình dung một cách đơn giản qua các khái niệm sau.
Đầu tiên, tự do hóa tài chính được hiểu là sự gỡ bỏ các hạn chế, ràng buộc hay định hướng trong quá trình phân bổ nguồn lực tín dụng. Tất cả sự điều tiết trong quá trình phân bổ này đều dựa trên nền tảng cơ chế giá, có nghĩa là các tổ chức tài chính được tự do xác định lãi suất - tiền gửi và cho vay.
Khái niệm này cũng đã bao gồm cả việc xóa bỏ mức lãi suất trần và các ràng buộc trong quá trình sử dụng nguồn vốn huy động được, ví dụ như các khoản tín dụng ưu đãi.
Hai là, tự do hóa lãi suất không những mở rộng quy mô cạnh tranh trong các hoạt động tài chính trung gian mà còn đồng nghĩa với sự chấm dứt phân biệt pháp lý giữa những loại hình hoạt động khác nhau.
Tự do hóa tài chính (Financial Liberalization) bao gồm 5 nội dung cơ bản: tự do hóa lãi suất, tự do hóa tỷ giá, tự do hóa hoạt động ngoại hối, tự do hóa hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại và tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính.
Xem thêm: Tự do hóa lãi suất (Interest rate liberalization) là gì? Lợi ích của Tự do hóa lãi suất
Cốt lõi của tự do hóa tài chính là tìm ra sự phối hợp hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường trong việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ kinh tế - xã hội bằng việc đưa hoạt động tài chính vận hành theo cơ chế vốn có của thị trường và vai trò điều tiết tài chính được chuyển từ Chính phủ sang thị trường.Những lợi ích và rủi ro của tự do hóa tài chính (Financial Liberalization).
Lợi ích của tự do hóa tài chính
Đầu tiên, việc phân bổ nguồn lực trên quy mô toàn quốc và toàn cầu sẽ hiệu quả hơn thông qua tự do hóa tài chính. Nguyên do là bởi sự vận động tự do của vốn cho phép sự phân bổ tiết kiệm trên toàn cầu một cách hiệu quả hơn và hướng các nguồn lực tới những nơi sử dụng có hiệu quả nhất.
Hai là, tự do hóa tài chính còn thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng của nền kinh tế. Trong điều kiện các yếu tố khác là giống nhau, nếu càng có nhiều loại định chế và sản phẩm tài chính thì hệ thống tài chính càng đạt hiệu quả cao và đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế.
Ngoài ra, tính lưu động của vốn cho phép các nhà đầu tư đạt được các mức sinh lời lớn; đồng thời, lợi suất cao hơn có thể khích lệ việc tiết kiệm và đầu tư nhằm đem lại tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.
Ba là, cải cách ở nhiều quốc gia và chất lượng cũng được cải thiện thông qua tự do hóa tài chính. Mở cửa và hội nhập kinh tế nói chung, tự do hóa tài chính nói riêng sẽ yêu cầu mỗi quốc gia phải cải cách và thích ứng với chuẩn mực chung. Quá trình cải cách diễn ra trên mọi khía cạnh, khuôn khổ pháp lý phải được bổ sung, thay đổi và hoàn thiện theo luật chơi chung.
Bốn là, tự do hóa tài chính giúp tránh khỏi những chi phí của kiểm soát vốn. Sử dụng các biện pháp kiểm soát vốn dù hiệu lực hay không cũng đều kéo theo những chi phí bắt buộc; do đó, thực hiện tự do hóa tài chính sẽ tránh được những chi phí trên.
Xem thêm: Hệ thống tài chính bị kìm hãm (Financial repression) theo thuyết của Shaw và McKinnon là gì?
Thứ nhất, tự do hóa tài chính sẽ làm gia tăng khủng hoảng tài chính bởi nếu mở cửa thị trường tài chính nội địa khi chưa phát triển đầy đủ sẽ dễ bị tác động bởi các cuộc tấn công bên ngoài và tăng rủi ro khủng hoảng dây chuyền từ thị trường bên ngoài vào khu vực nội địa khi hội nhập tài chính.
Hơn nữa, tự do hóa tài chính có thể làm tăng khả năng gây ra khủng hoảng nếu tiến trình tự do hóa được thực hiện vội vàng, sai tiến trình hoặc thiếu sự đồng bộ hóa trong các biện pháp quản lý vĩ mô.
Tiếp đến, quyền điều tiết thị trường tài chính của Chính phủ có thể mất khi tự do hóa tài chính. Ngoài ra, tự do hóa tài chính có thể làm thị trường tài chính trong nước bị thao túng bởi các tác nhân bên ngoài, nhất là khi sự cạnh tranh của hệ thống tài chính khu vực nội địa còn yếu kém.
Xem thêm: Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo về hoạt động rửa tiền trên thị trường NFT
Nhiều năm trở lại đây, sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới và cả Việt Nam đã phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và cơ cấu hệ thống tài chính cảu mỗi quốc gia.
Tranh cãi về hệ thống quản lý tài chính của quốc đã xảy ra khi ngày càng có nhiều sự biến động cụ thể và khủng hoảng tại một vài nơi, đặc biệt là nền kinh tế Đông Á, từng được coi là tồn tại sự phát triển bền vững.
Tuy vậy, một xu hướng được coi là thích hợp trong thời thế hiện nay và được nhiều quốc gia thực hiện vẫn là tự do hóa tài chính. Xu thế tự do hóa tài chính đã và đang trở thành xu thế lớn của kinh tế học hiện đại và được thể hiện trên thực tiễn qua nhiều khía cạnh.