Theo Shaw và McKinnon, hệ thống tài chính bị kìm hãm (Financial repression) không nên có sự can thiệp của Chính phủ, để chúng tự vận hành trên cơ sở là thị trường tự do.
Theo Shaw và McKinnon, hệ thống tài chính bị kìm hãm (Financial repression) không nên có sự can thiệp của Chính phủ, để chúng tự vận hành trên cơ sở là thị trường tự do.
Hệ thống tài chính (tên tiếng Anh: Financial system) là một mạng lưới mua bán các loại công cụ tài chính có liên quan tới việc chuyển tiền, vay và cho vay vốn giữa bên trung gian tài chính bao gồm tổ chức tiết kiệm và cho vay, ngân hàng thương mại, tổ chức bảo hiểm,... với thị trường tài chính (thị trường cổ phiếu và trái phiếu).
Các công cụ tài chính nêu trên có thể kế đến như tín phiếu kho bạc, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng và cổ phiếu.
Các bên trung gian tài chính và thị trường tài chính đều đóng vai trò chủ chốt của nền kinh tế thị trường trong quá trình trung chuyển các khoản tiết kiệm và nguồn vốn dưới tư cách tổ chức trung gian. Một trong nhiều nhiệm vụ cốt lõi của họ chính là điều hòa các yêu cầu khác nhau của hai bên liên quan: người tiết kiệm và người đầu tư; qua đó tạo ra một mức tiết kiệm và đầu tư cao hơn những trường hợp không có bên trung gian.
Hệ thống tài chính bao gồm 7 thành phần: Tài chính công; Tài chính doanh nghiệp; Tài chính quốc tế; Thị trường tài chính (gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn); Tài chính các tổ chức xã hội; Tài chính hộ gia đình, cá nhân và Tài chính trung gian (bao gồm tín dụng và bảo hiểm).
Xem thêm: Dự báo về bức tranh thị trường tài chính toàn cầu năm 2022
Theo Shaw và McKinnon, hệ thống tài chính nên phát triển sớm để khích lệ việc tăng trưởng kinh tế thay vì là một sản phẩm của sự phát triển.
Hiện nay, lý thuyết trên đã được khá nhiều quốc gia đang phát triển chấp nhận và thậm chí, một số nước đã tiến hành công cuộc cải cách khu vực tài chính trong hai thập kỷ 1970 - 1989 theo hướng nới lỏng sự can thiệp của Chính phủ vào hệ thống tài chính.
Xem thêm: Khủng hoảng tài chính là gì? Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính
Trái ngược với lý thuyết trường phái Keynes về tính thụ động của hệ thống tài chính trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, lý thuyết của Shaw và McKinnon củng cố sự chủ động tích cực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
Phân tích cụ thể, hệ thống tài chính là yếu tố phân bổ tốt nhất các nguồn lực tài chính thông qua cơ chế chia sẻ rủi ro và chuyển giao có thời gian. Đặc biệt, điều kiện vốn đầu tư tương đối khan hiếm, nhất là với các nước nghèo khó thì một hệ thống tài chính được tự do hóa sẽ đạt được hiệu quả cao trong quá trình phân bổ nguồn lực.
Năm 1973, trong tác phẩm "Tiền tệ và vốn trong phát triển kinh tế", McKinnon đã dựa trên quan điểm của Shaw để đưa ra lý thuyết về việc kìm hãm và tự do hóa tài chính (Financial liberalization).
Trọng tâm của lý thuyết là hệ thống tài chính không nên có sự can thiệp của Chính phủ và để chúng tự vận hành trên cơ sở là thị trường tự do. Như vậy, nguyên tắc hiệu quả sẽ được tôn trọng và nguồn lực tài chính được phân bổ tối ưu nhất.
Xem thêm: Thị trường tài chính toàn cầu chuẩn bị cho một ‘chuyến đi gập ghềnh’ hơn vào năm 2022
Lý thuyết về kìm hãm hệ thống tài chính dựa trên giả định đầu tư và tiết kiệm đều có sự phụ thuộc nhất định vào lãi suất.
Cụ thể, lãi suất cao dẫn tới tiết kiệm gia tăng, hay còn gọi là sự phụ thuộc đồng biến. Bên cạnh đó, tiết kiệm cũng phụ thuộc vào nguồn thu nhập. Còn đầu tư sẽ phụ thuộc vào lãi suất theo tỉ lệ nghịch trong trường hợp một số đầu tư của Chính phủ với mục tiêu phúc lợi công cộng không được xem xét, nhận định trong lý thuyết này.
McKinnon cũng chỉ ra rằng ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, Chính phủ có xu hướng can thiệp, thậm chí can thiệp sâu vào hệ thống tài chính của mình với mục đích giữ mức lãi suất thực thấp hơn mức cạnh tranh.
Điều này sẽ dẫn tới tình trạng hệ thống tài chính bị kìm hãm và không phát triển được. Khi đó, lãi suất bị kìm hãm dưới mức cân bằng đồng nghĩa sự phân bổ nguồn lực sẽ không có bởi một số dự án sinh lợi nhiều hơn có thể không nhận được vốn đầu tư, dẫn tới hiệu quả trung bình của đầu tư giảm sút.
Chính vì vậy, nếu gỡ bỏ một phần kiểm soát lãi suất thì mức độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ chậm hơn.
Chính phủ tại các nước đang phát triển cho rằng giữ lãi suất dưới mức cân bằng sẽ cải thiện được đầu tư vì dự án có thể dễ sinh lời hơn; tuy nhiên, theo lý thuyết của McKinnon thì khi hệ thống tài chính bị kìm hãm (Financial repression) đầu tư sẽ giảm và sự can thiệp lúc này thường không có hiệu quả về mặt kinh tế.
Dựa trên cơ sở ấy, McKinnon đưa ra lời khuyến nghị rằng: Thay vì can thiệp vào hệ thống tài chính, Chính phủ các quốc gia đang phát triển hãy để nó được vận động tự do theo quy luật thị trường, cách nói khác là để cho hệ thống tài chính được tự do.